Xóa đống “rác xe” khổng lồ bằng cách cho người vi phạm giữ?
Nếu mục sở thị những bãi giữ xe do vi phạm hành chính hẳn ai cũng thấy “xót”. Xót vì tài sản hàng tỷ đồng của người dân nằm dãi dầu phơi sương, phơi nắng, lại cũng xót cho nhà nước phải chật vật thuê người trông coi, bảo quản…, kể cả phải xử lý một cách bất đắc dĩ khi chủ phương tiện “bỏ của chạy lấy người”.
Ảnh minh họa
“Một tiền gà, ba tiền thóc”.
Chân ướt chân ráo từ quê lên Hà Nội làm nghề phụ hồ, anh Nguyễn Văn Chiến ở Thanh Miện, Hải Dương cùng một người làm công khác góp nhau được số tiền gần 2 triệu mua một chiếc xe máy Trung Quốc đã cũ làm phương tiện di chuyển. Cũng vì mới từ quê ra phố, một lần anh vượt đèn đỏ, lại không có bằng lái nên anh bị giữ xe.
Nài nỉ cảnh sát giao thông (CSGT) không được, anh đành để họ chất lên xe thùng đem đi đâu không rõ. Sau đó anh Chiến có đến Đội CSGT “xin nộp phạt” nhưng CS trả lời phải hết thời hạn giữ xe anh mới được trả lại. Đi lại thêm nhiều lần, cuối cùng anh Chiến quyết định “xù” cả khoản tiền phạt và bỏ luôn chiếc xe của mình.
Nhiều trường hợp như anh Chiến, sau khi bị giữ xe vì chiếc xe có giá trị không lớn, trong khi tiền nộp phạt lại nhiều. Phương tiện sau hàng chục ngày nằm phơi mưa nắng cũng hỏng hóc, hoen gỉ, nên thay vì nộp phạt và nhận lại xe, họ “một đi không trở lại”.
Video đang HOT
Đặc biệt đối với những phương tiện mà nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, không có giấy tờ sở hữu ( xe đi mượn, ăn trộm, cắp…) thì hầu như bị bỏ không thương tiếc. Bên cạnh các loại xe hỏng hóc, cũ nát, các bãi xe vẫn còn rất nhiều dòng xe đắt tiền nhưng vì không có giấy tờ hoặc vì những lý do khác cũng nằm “đắp chiếu hàng loạt”
Trong phiên điều trần tại Ủy ban Pháp luật của Quốc hội hồi tháng 4 vừa qua, thiếu tướng Đỗ Đình Nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an, thừa nhận, hiện nay các bãi chứa xe vi phạm đang tồn đọng hàng nghìn phương tiện vì chủ xe không đến làm thủ tục nộp phạt, lấy xe ra.
Không những một vài tháng, nhiều chiếc xe lưu bãi đến 6, 7 năm trời nay đã thành phế liệu, chỉ “còn nước” bán đồng nát. Trong khi điều kiện kho bãi ở các thành phố lớn rất chật chội, hạn hẹp, điều kiện bảo quản trông coi cũng không tốt dẫn đến phương tiện bị xuống cấp nghiêm trọng.
Theo quy định, nếu hết thời tạm giữ xe mà không thấy chủ phương tiện đến nhận, cơ quan chức năng có quyền đem bán đấu giá số xe vi phạm này. Tuy nhiên, theo quy trình phải mất ít nhất 6 tháng mới có thể hoàn thành các thủ tục thanh lý, bán đấu giá xe.
Trong khi đó, do các quy trình luật định qúa chặt chẽ nên việc xử lý xe cũng gặp nhiều khó khăn. Đơn cử, hết thời hạn tạm giữ cơ quan chức năng phải thông báo ít nhất 2 lần trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng phải sau 30 ngày mới có thể ra quyết định tịch thu, xong lại chuyển cho các đơn vị khác bán đấu giá.
Hết cảnh “phơi mình chờ luật”.
Luật Xử lý vi phạm hành chính vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII vừa qua quy định chỉ trong trường hợp thật cần thiết để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội và để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt trong trường hợp không có các giấy tờ, người có thẩm quyền mới được tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đồng thời, cũng hạn chế tối đa thời gian tạm giữ.
Đồng thời, Luật quy định đối với phương tiện giao thông thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt, nếu cá nhân, tổ chức có địa chỉ rõ ràng, có nơi lưu giữ, bảo quản phương tiện hoặc có khả năng về tài chính để đặt tiền bảo lãnh thì cơ quan có thẩm quyền có thể giao cho họ giữ, bảo quản phương tiện trong thời gian bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
Trong khi chờ Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, việc làm trước mắt của các cơ quan chức năng là đẩy nhanh tiến độ xử lý xe vi phạm bằng hình thức thanh lọc, lựa chọn những xe còn giá trị để bán đấu giá. Bởi nếu làm chậm trễ, không những tài sản bị hư hỏng, mất giá mà nhà nước còn phải gánh thêm những chi phí như lưu kho, bãi, bảo quản…
Theo PLVN
Đề xuất cắt thi đua với CSGT 'dấm dúi' xử lý vi phạm
Đội CSGT quận 9 đã đề xuất lên BCH Công an quận 9 cắt thi đua năm 2012 đối với 2 chiến sĩ CSGT quận 9 vì hành vi &'dấm dúi' khi xử lý vi phạm.
Chiều 18/6, trả lời VTC News qua điện thoại về kết quả xử lý 2 chiến sĩ CSGT quận 9 là Đại úy Mai Chí Dũng và Trung sĩ Nguyễn Hoài Nam về những hành vi &'dấm dúi' khi xử lý người vi phạm tại đường 400 (phường Long Bình - Q.9) lúc 10h45 sáng ngày 30/4/2012, Thượng tá Nguyễn Văn Độ - Đội trưởng Đội CSGT Q.9 đã nói rằng: Đội CSGT Q.9 đã họp, đề xuất cắt thi đua năm 2012 đối với 2 chiến sĩ CSGT đã vi phạm nói trên.
Tuy nhiên, Thượng tá Độ cũng nhấn mạnh với chúng tôi: Đây chỉ là hình thức xử lý kỷ luật mà Đội đề xuất lên BCH Công an quận 9. Kết quả xử lý kỷ luật cuối cùng còn phải phụ thuộc khi Hội đồng xử lý kỷ luật của Công an quận họp.
Ngoài thái độ xử phạt lạ lùng, viên Đại úy CSGT còn ngang nhiên phì phèo khói thuốc khi đang làm việc, đeo kính đen.
Theo lãnh đạo một Đội CSGT trực thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM (PC 67), đây là 1 hình thức xử lý kỷ luật nặng. Với mức xử lý này, viên CSGT nếu bị xử lý sẽ phải mất thêm 2 năm nữa để phấn đấu tăng lương, nâng cấp hàm, nếu chiến sĩ này hoàn thành tốt nhiệm vụ, không vi phạm trong những năm tiếp theo.
Trước đó, vào lúc 10h45 sáng ngày 30/4 tại đoạn đường 400 (phường Long Bình - Q.9), nhóm PV VTC News đã ghi nhận 2 viên CSGT nói trên có thái độ làm việc, xử lý người vi phạm giao thông khá lạ lùng. Viên CSGT mang cấp hàm Đại úy thì liên tục ra tín hiệu dừng xe, còn viên CSGT mang cấp hàm Trung sĩ thì "xử lý" người vi phạm.
Viên Trung sĩ CSGT với thái độ làm việc &'dấm dúi', không công khai, thiếu minh bạch với đôi mắt dòm ngó láo liên trước sau.
Cho dù chặn xe vi phạm luật giao thông liên tục, nhưng VTC News ghi nhận hầu như không có 1 biên bản xử phạt vi phạm hành chính nào được lập ra sau vài động tác "kiểm tra" lạ lùng đến như vậy.
Thậm chí, Đại úy CSGT Mai Chí Dũng còn đeo kính đen khi tiếp xúc với người vi phạm, phì phèo khói thuốc và cả 2 CSGT đều không chào người vi phạm theo đúng qui định của ngành.
Ngay sau đó, BCH Công an quận 9 khi làm việc với VTC News đã xác nhận đây đúng là 2 cán bộ chiến sĩ của Công an quận 9, đang được phân công đi làm nhiệm vụ. Khi đó, Thượng tá Nguyễn Văn Độ cũng đã thừa nhận các lỗi vi phạm của chiến sĩ CSGT Công an quận 9 như đã nêu ở trên.
Theo VTC
Vụ hai CSGT xô xát với dân: Có vấn đề! LS Đảng cho rằng người dân vi phạm luật giao thông thì xử phạt theo đúng quy định, nhưng trong video clip, thiếu úy CSGT đã liên tục quật ngã người đàn ông đến hai lần. Trước đó Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM (PC 67) Thượng tá Trần Thanh Trà trong buổi trao đổi cùng PV...