Xóa bỏ tổ chức phản động Phun-rô, tà đạo “Hà Mon” và “Tin lành Đêga”
Sáng 17-1, tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2013 và triển khai công tác năm 2014. Đại diện các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận tham dự. Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên chỉ đạo hội nghị.
Năm 2013, trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế cả nước, nhưng kinh tế – xã hội các tỉnh Tây Nguyên đã duy trì được tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng ổn định, hoàn thành cơ bản nhiều chỉ tiêu: Tăng trưởng GDP toàn vùng đạt 10,69%, thu nhập bình quân đầu người đạt 31,26 triệu đồng (tăng 16% so với năm 2012); toàn vùng huy động 32.300 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất.
Cũng trong năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đào tạo nghề cho 63 nghìn lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 41,5%; giải quyết việc làm cho 114 nghìn người, nhờ đó đã có 44 nghìn hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 13,64%. Tuy nhiên, hiện tại Tây Nguyên còn một số vấn đề nổi lên cần giải quyết: Hạ tầng giao thông chậm được cải thiện, tình trạng phá rừng diễn biến phức tạp, quy hoạch phát triển thủy điện còn bất cập, chất lượng giáo dục và y tế vùng sâu, vùng xa còn thấp, toàn vùng hiện còn hơn 20 nghìn hộ dân thiếu đất sản xuất.
Video đang HOT
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang nhấm mạnh: Nhằm đưa Tây Nguyên phát triển ổn định trong năm 2014 và những năm tiếp theo, cần phải tập trung vào nhóm giải pháp: Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên; ưu tiên đầu tư cho giao thông, thủy lợi và chăm lo bảo vệ rừng; giải quyết đất sản xuất và tạo việc làm cho người lao động, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, bà con vùng sâu, vùng xa; giải quyết dứt điểm các vụ khiếi kiện, tranh chấp đất đai kéo dài; tích cực đấu tranh ngăn ngừa và phòng chống tội phạm, xóa bỏ các tổ chức phản động Phun-rô, các tà đạo “Hà Mon” và “Tin lành Đêga”; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo và tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo ANTD
Năm mới nói chuyện đặt tên đường
Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp được một số báo chí bình chọn là sự kiện có sức lay động nhất trong năm 2013. Sau sự ra đi của Đại tướng có rất nhiều tỉnh thành đã quyết định đặt tên đường phố mang tên của Đại tướng. Trong ngày đầu năm mới, tỉnh Hậu Giang chính thức đổi tên đại lộ Hậu Giang thành Đại lộ Võ Nguyên Giáp.
Đây là tuyến đường đẹp nhất tỉnh Hậu Giang được đầu tư xây dựng mới và đưa vào lưu thông trong thời gian ngắn. Trước đó, một số tỉnh thành trong nước đã có đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Riêng tại Thủ đô Hà Nội, kế hoạch đặt tên đường đã được đặt ra nhưng chưa có đường phố nào có thể xứng đáng để đặt tên cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Việc đặt tên, đổi tên đường phố ở Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà khoa học và quần chúng nhân dân Thủ đô. Với đặc thù là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước, nơi có bề dày văn hóa, lịch sử và là một đô thị rộng lớn, thành phố Hà Nội đã có Quyết định riêng về quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn phù hợp với thực tiễn của Thủ đô.
Mặc dù cẩn trọng trong công tác đặt tên, đổi tên đường phố nhưng thực tế công việc này còn nhiều khó khăn do các văn bản hướng dẫn chưa theo kịp thực tiễn. Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Hà Nội trở nên rộng hơn, với hàng nghìn đường phố mới. Thành phố mỗi ngày một phát triển và mở rộng, nhưng dường như chuyện đặt tên đường phố vẫn gặp những trắc trở muôn thủa. Hiện vẫn có nhiều con phố, những vườn hoa không có tên hoặc có tên nhưng lại không được gắn biển tên... Một ngân hàng dữ liệu đặt tên danh nhân đã được xây dựng từ năm 2006 nhưng cũng không có nhiều đường phố mới được đặt tên, và cũng còn rất nhiều danh nhân vẫn chưa được đặt tên đường.
Và có một nghịch lý là trong khi có rất nhiều danh nhân của Hà Nội chưa được đặt tên đường, thì tại Hà Nội lại xuất hiện những con đường mới với những cái tên mới chẳng phải tên danh nhân, cũng chẳng phải tên lãnh tụ mà cũng chẳng phải cái tên mang tính lịch sử truyền thống nào đó mà là những cái tên rất khó hiểu. Như ở đoạn đường khu đô thị Nam Trung Yên, phường Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) chẳng biết do ai đặt nhưng những người dân hàng ngày qua khu vực này đều nhìn thấy tấm biển chỉ đường mọc lên với những ký tự là chữ số ghép lại như SP1, CD1, LS1... Nhìn vào tấm biển ấy ngang bằng đánh đố người dân. Được biết lãnh đạo thành phố Hà Nội đã giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND quận Cầu Giấy và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý những tấm biển khó hiểu trên.
Việc đặt tên phố phường theo tên các anh hùng, danh nhân là sự tôn vinh của hậu thế đối với những bậc tiền bối làm nên sự nghiệp vẻ vang, vì dân, vì nước. Hoặc việc đặt tên đường cũng mang ý nghĩa lịch sử văn hóa nhắc nhở thế hệ hôm nay về quá khứ hào hùng của dân tộc. Việc đặt tên đường không thể tùy tiện.
Theo ANTD
Ảnh tuần qua: Sự diệu kỳ của tình yêu và y học Câu chuyện về người phụ nữ sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng từ người chồng đã chết cách đây gần 4 năm đã khiến nhiều người rơi nước mắt, xúc động trước sự kỳ diệu của tình yêu và y học. Hai bé trai sinh đôi chào đời ngày 9/12/2013 tại Bệnh viện Phụ sản TW...