Xóa bỏ hình thức đào tạo ‘không chính quy’ trên văn bằng, các trường đại học buộc phải tự nâng cao thương hiệu

Theo dõi VGT trên

Quy định “ bằng đại học chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau” sẽ buộc các trường ĐH phải nâng cao chất lượng đào tạo đầu ra cho thị trường lao động.

Mới đây, Luật giáo dục Đại học sửa đổi năm 2018 có quy định “văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương”.

Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không còn phân biệt về bằng cấp giữa các hình thức đào tạo chính quy và không chính quy (đào tạo thường xuyên, đào tạo từ xa) như trước.

Tuy nhiên, trước quy định này, nhiều sinh viên hiện đang trong quá trình kết thúc khóa học lại băn khoăn, trăn trở. Họ cho rằng, nếu “đánh đồng” hai hình thức đào tạo chính quy và không chính quy sẽ bất công với những trường hợp đào tạo chính quy. Rõ ràng, từ trước đến nay, chất lượng dạy-học của hai hình thức đào tạo này vẫn luôn được nhìn nhận khác nhau.

Trao đổi với PV VTC News về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Trường Tùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH FPT đưa phép so sánh “đào tạo chính quy” như sản xuất sản phẩm loại A và “không chính quy” như sản phẩm loại B. Ông phân tích rằng:

“Cách đây 30 – 40 năm, các doanh nghiệp có sản phẩm loại A, loại B do tình trạng khan hiếm, thiếu thốn hàng hóa, “méo mó có hơn không”.

Xóa bỏ hình thức đào tạo không chính quy trên văn bằng, các trường đại học buộc phải tự nâng cao thương hiệu - Hình 1

Bằng Đại học đào tạo theo hình thức đào tạo chính quy. (Ảnh minh họa)

Một trường đại học thường có hai sản phẩm tung ra thị trường, một là loại A – giáo dục chính quy, hai là loại B – giáo dục thường xuyên. Và xã hội bằng lòng với việc chất lượng giáo dục thường xuyên sẽ tồi hơn giáo dục chính quy vì nhiều lý do.

Tuy nhiên, quy định bây giờ yêu cầu các trường chỉ được phép đưa ra thị trường sản phẩm loại A. Điều này buộc các trường khi cấp bằng cho sinh viên, phải chịu trách nhiệm về chất lượng của bằng đấy, không còn lý do đây là loại B nên kém cũng không sao”.

Video đang HOT

Theo Tiến sĩ, Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 quy định “ bằng đại học chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau” chỉ có giá trị về mặt pháp lý, còn chất lượng đào tạo vẫn phụ thuộc ở từng trường, gắn với thương hiệu của trường.

Xóa bỏ hình thức đào tạo không chính quy trên văn bằng, các trường đại học buộc phải tự nâng cao thương hiệu - Hình 2

Bằng tốt nghiệp Đại học theo hình thức đào tạo Tại chức trước đây. (Ảnh minh họa)

“Hiện tại, Luật Giáo dục quy định nội dung đào tạo đầu vào tuyển sinh giống nhau, thi cử sử dụng chung đề, đánh giá kết quả, xét tốt nghiệp giống nhau, chỉ có địa điểm học khác và thời gian học có thể dài hơn”, Tiến sĩ nói.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ cũng cho rằng quan niệm “học một lần, dùng kiến thức suốt đời” đã thay đổi. “Hiện tại, tỉ trọng học giáo dục thường xuyên còn ít. Nhưng trong 10 năm sắp tới, hình thức này còn phát triển mạnh hơn đào tạo chính quy.

Việc mềm dẻo trong cách thức học và thời gian học là xu thế hiện nay khi tri thức, ngành nghề thay đổi rất nhanh. Bảo đảm kết hợp giữa việc đào tạo chính thức và đào tạo lại”, Tiến sĩ Lê Trường Tùng cho hay.

Cùng chung quan điểm này, PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng nhận định: “Theo tôi, là một quy định tiến bộ. Bởi, bây giờ người ta có thể học qua nhiều phương tiện, hình thức khác nhau. Người ta có thể học trên lớp, có thể học từ xa như học online. Vấn đề quan trọng là làm sao đánh giá cho đúng, cho thực chất”.

Cũng theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, khi luật quy định như vậy, việc tổ chức dạy-học của nhà trường càng phải có trách nhiệm hơn, trường phải xây dựng thương hiệu của mình tốt hơn, vận dụng đội ngũ giáo viên, vận dụng được cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là trong điều kiện thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.

Từ ngày 1/7/2019, Luật giáo dục Đại học sửa đổi 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, một trong số các quy định mới góp phần tạo điều kiện cho các sinh viên dù được đào tạo theo hình thức khác nhau nhưng khi tốt nghiệp đẳng đại học được công nhận như nhau, có cơ hội ngang nhau trong việc tuyển dụng lao động.

Cụ thể, khoản 23 Điều 1 Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 quy định rõ: “Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương”.

Đồng thời, quy định “người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành các nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng”.

Theo VTC

Từ tháng 7, không còn phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức

Từ ngày 1.7, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học (được Quốc hội thông qua vào tháng 11.2018) sẽ có hiệu lực thi hành với nhiều thay đổi lớn ảnh hưởng đến hoạt động của các trường.

Từ tháng 7, không còn phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức - Hình 1

Luật Giáo dục ĐH sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1.7 không phân biệt về giá trị văn bằng các hình thức đào tạo khác nhau - HÀ ÁNH

Cấp bằng theo trình độ, không phân biệt hình thức đào tạo

Theo quy định trong luật Giáo dục ĐH sửa đổi (gọi tắt là luật GDĐH 2018), loại hình đào tạo chính quy là tập trung toàn thời gian, còn các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa là không tập trung. Căn cứ vào các loại hình đào tạo này, cơ sở GDĐH được tự chủ quyết định hình thức, phương thức tổ chức và quản lý đào tạo phù hợp với từng loại hình và trình độ đào tạo của GDĐH. Tất cả các yêu cầu về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, chuẩn kiến thức kỹ năng, kiểm tra đánh giá, chuẩn đầu ra... của các chương trình đào tạo cho dù được thực hiện theo loại hình nào đều phải đảm bảo chất lượng như nhau.

Vì vậy, luật GDĐH 2018 quy định "văn bằng GDĐH thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương" và "người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành các nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở GDĐH cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng". Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ GDĐH, Bộ GD-ĐT, khác biệt giữa các loại hình đào tạo chỉ là về thời gian đào tạo và kỹ thuật tổ chức, quản lý đào tạo. Bởi vậy, luật quy định không phân biệt về giá trị văn bằng các hình thức đào tạo khác nhau.

Tự chủ theo năng lực

Trong luật GDĐH 2018 quy định rõ điều kiện, yêu cầu thực hiện quyền tự chủ (tại khoản 2 điều 32). Theo đó, mức độ tự chủ của cơ sở GDĐH phụ thuộc vào việc đáp ứng đủ điều kiện tự chủ. Những cơ sở chưa đáp ứng được thì tiếp tục chịu sự quản lý chặt chẽ theo các quy định của luật. Đồng thời, luật cũng quy định trách nhiệm quản lý nhà nước trong quy hoạch và xác nhận tiêu chí các cơ sở GDĐH, do đó sẽ giới hạn việc các trường đồng loạt tự chủ dẫn đến mất cân bằng cung - cầu nhân lực. Luật còn quy định rõ các quyền tự chủ về học thuật trong hoạt động chuyên môn, tổ chức - nhân sự và tài chính - tài sản.

Chẳng hạn, luật quy định cơ sở GDĐH được quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn bao gồm ban hành, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước phù hợp với các quy định của pháp luật. Được quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, danh mục, tiêu chuẩn, chế độ của từng vị trí việc làm; tuyển dụng, sử dụng và cho thôi việc đối với giảng viên, viên chức và người lao động khác, quyết định nhân sự quản trị, quản lý trong cơ sở GDĐH phù hợp với quy định của pháp luật. Được quyền tự chủ trong tài chính và tài sản bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về các nguồn thu, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính, tài sản; thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên và các chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật. Luật cũng cụ thể hóa các nội dung này tại các điều, khoản tương ứng trong luật.

Luật GDĐH 2018 mở rộng quyền tự chủ, cho phép các cơ sở GDĐH đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng và phù hợp nhu cầu thì được tự mở ngành đào tạo ở tất cả các trình độ của GDĐH, chỉ trừ các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên và an ninh, quốc phòng.

Tăng quyền lực cho hội đồng trường

Theo luật GDĐH 2018, các quy định cụ thể về số lượng, cơ cấu thành viên; việc bổ sung, thay thế thành viên hội đồng trường... sẽ nằm trong nội dung quy chếvà hoạt động của nhà trường, chứ không phải do nhà nước quy định.

Các quy định trong luật được đặt ra theo xu thế tăng cường tự chủ và để khuyến khích sự năng động, sáng tạo của các đơn vị, luật không can thiệp vào chi tiết (như quy định tiêu chuẩn, điều kiện của từng thành viên hội đồng trường hay việc giới thiệu, ứng cử, bầu thành viên ngoài trường vào trong hội đồng trường) mà để cơ sở GDĐH tự điều chỉnh trong quy chế tổ chức và hoạt động của mình. Tuy nhiên, luật có quy định thành viên đương nhiên trong hội đồng trường là đại diện BCH Đoàn TNCS HCM, và xác định rõ đại diện này phải là người học nhằm một mặt bảo đảm được tính định hướng tư tưởng, mặt khác vẫn bảo đảm có tiếng nói đại diện cho người học trong hội đồng trường.

Về tỷ lệ thành viên hội đồng là người ngoài trường, luật GDĐH 2012 đã quy định tối thiểu là 20%, còn luật GDĐH 2018 quy định là 30%. Bà Phụng phân tích: "Ý nghĩa việc tham gia hội đồng của thành viên bên ngoài trường là nhằm gắn kết các quyết sách của nhà trường với cuộc sống bên ngoài, nhu cầu xã hội đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tỷ lệ này ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển là rất lớn, thậm chí trên 50%. Nhằm triển khai quan điểm gắn nhà trường đại học với xã hội, luật không khống chế số lượng thành viên bên ngoài mà để cho nhà trường tự quyết định".

Chủ tịch hội đồng trường không nhất thiết phải là tiến sĩ

Luật GDĐH 2018 đã quy định chi tiết tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường theo quan điểm xem đây thực chất là chức danh quản trị, đòi hỏi phải có uy tín cả trong và ngoài trường nhưng không nhất thiết phải có học vị tiến sĩ, có uy tín khoa học như đối với hiệu trưởng. Bên cạnh đó, để tăng cường tự chủ, luật quy định trao rất nhiều quyền hạn, trách nhiệm cho hội đồng trường. Do vậy, chủ tịch hội đồng trường cần phải làm việc chuyên trách, toàn thời gian thì mới có thể đảm nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của mình.

Theo Thanh niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợChồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợ
14:34:57 09/02/2025
Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?
14:47:24 09/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên nổi điên, mẹ chồng cũ "mặt dày" la lối sau khi dính đòn trừng phạt nặngChồng cũ Từ Hy Viên nổi điên, mẹ chồng cũ "mặt dày" la lối sau khi dính đòn trừng phạt nặng
14:21:05 09/02/2025
Em gái Từ Hy Viên chia sẻ hình ảnh kỷ vật của chị gái, vô tình để lộ chi tiết về lễ tang?Em gái Từ Hy Viên chia sẻ hình ảnh kỷ vật của chị gái, vô tình để lộ chi tiết về lễ tang?
17:36:02 09/02/2025
Sao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manhSao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manh
14:40:16 09/02/2025
Từ Hy Viên vừa qua đời 7 ngày, hình ảnh gia đình tụ tập bên bánh kem gây dậy sóng MXHTừ Hy Viên vừa qua đời 7 ngày, hình ảnh gia đình tụ tập bên bánh kem gây dậy sóng MXH
15:35:52 09/02/2025
HOT: Quỳnh Lương tổ chức đám cưới với thiếu gia Trà VinhHOT: Quỳnh Lương tổ chức đám cưới với thiếu gia Trà Vinh
16:02:56 09/02/2025
Gần 4 triệu người xem Trấn Thành và Lê Giang cãi lộn căng thẳng, ném cả đồ đạc khiến khán giả bất ngờGần 4 triệu người xem Trấn Thành và Lê Giang cãi lộn căng thẳng, ném cả đồ đạc khiến khán giả bất ngờ
14:16:20 09/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nga: Mỹ chưa sẵn sàng đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân

Nga: Mỹ chưa sẵn sàng đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân

Thế giới

19:05:17 09/02/2025
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng các cuộc đàm phán cần tính đến tiềm năng vũ khí hạt nhân của các đồng minh Mỹ như Anh và Pháp để đảm bảo sự công bằng trong quá trình giải trừ.
Phanh phui sự thật đau lòng sau vụ ngoại tình của cặp đôi hot số 1 showbiz: Đàng trai sẵn sàng theo nhân tình bỏ đám cưới triệu đô chỉ với 1 điều kiện!

Phanh phui sự thật đau lòng sau vụ ngoại tình của cặp đôi hot số 1 showbiz: Đàng trai sẵn sàng theo nhân tình bỏ đám cưới triệu đô chỉ với 1 điều kiện!

Sao âu mỹ

18:35:32 09/02/2025
Sau khi thông báo ly thân vào cuối năm 2024, Chiara Ferragni đã lên tiếng bóc trần sự thật đắng lòng sau cuộc hôn nhân hào nhoáng.
Clip: Em bé bất ngờ lên cơn co giật do nhiễm cúm A, cách giải quyết của bác sĩ khiến nhiều phụ huynh lập tức lấy giấy bút ghi lại

Clip: Em bé bất ngờ lên cơn co giật do nhiễm cúm A, cách giải quyết của bác sĩ khiến nhiều phụ huynh lập tức lấy giấy bút ghi lại

Netizen

18:35:17 09/02/2025
Mới đây, bác sĩ tại một phòng khám đã chia sẻ trường hợp một bệnh nhi sốt cao co giật do nhiễm cúm A khiến nhiều người, đặc biệt các bậc phụ huynh không khỏi lo ngại.
Khối tài sản 5.300 tỷ đồng của Mr Pips được xử lý như thế nào?

Khối tài sản 5.300 tỷ đồng của Mr Pips được xử lý như thế nào?

Pháp luật

17:55:40 09/02/2025
Theo luật sư, việc trả lại tiền cho bị hại của Mr Pips là một trong những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải thực hiện.
Nữ sinh viên "mất tích" dịp Tết và giây phút gặp lại người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất

Nữ sinh viên "mất tích" dịp Tết và giây phút gặp lại người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất

Tin nổi bật

17:44:10 09/02/2025
Sáng 9-2, chờ sẵn tại sân bay, có mẹ và người thân nữ sinh viên Lìu Ngọc Hằng (22 tuổi, sinh viên năm 4 Đại học Kinh tế TP HCM.
Phản ứng ngỡ ngàng của Hương Giang và dàn sao khi nghe "Đen xin xuống đi ngủ, Linh kêu rồi!"

Phản ứng ngỡ ngàng của Hương Giang và dàn sao khi nghe "Đen xin xuống đi ngủ, Linh kêu rồi!"

Sao việt

17:32:42 09/02/2025
Hương Giang, K-ICM và nhiều người đứng hình khi nghe câu chuyện của Đen Vâu - Hoàng Thuỳ Linh trên livestream.
Bằng chứng sốc: Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

Bằng chứng sốc: Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

Lạ vui

17:11:35 09/02/2025
Một khảo sát mới về thiên thạch sắt magma đã làm sáng tỏ sự thật về các khối xây dựng hành tinh đã tạo nên Trái Đất và Sao Hỏa sơ khai, điều liên quan trực tiếp đến khả năng nuôi dưỡng sự sống của cả hai thế giới.
Hot girl người Úc được Thiều Bảo Trâm và dàn dâu nhà giàu theo dõi: Sách mẫu cho mọi cô gái cần tóc đẹp

Hot girl người Úc được Thiều Bảo Trâm và dàn dâu nhà giàu theo dõi: Sách mẫu cho mọi cô gái cần tóc đẹp

Làm đẹp

16:28:40 09/02/2025
Là nhà sáng tạo nội dung chuyên về tóc, mái tóc đen suôn mượt luôn có hồn nhờ được tạo kiểu bay bổng giúp Fiona Xue toả sáng như 1 công chúa Disney bước ra từ màn ảnh.
Erik "mất nhiệt" và cú lội ngược dòng ngoạn mục của "hoàng tử ballad"

Erik "mất nhiệt" và cú lội ngược dòng ngoạn mục của "hoàng tử ballad"

Nhạc việt

15:59:55 09/02/2025
Erik nhận về cơn mưa lời khen từ khán giả, khi quay trở lại đúng sở trường ballad, trình bày ca khúc quá đỗi cảm động và hợp với không khí Valentine.
Các thành viên BLACKPINK bận rộn với các dự án cá nhân trước khi tái hợp

Các thành viên BLACKPINK bận rộn với các dự án cá nhân trước khi tái hợp

Nhạc quốc tế

15:51:08 09/02/2025
Đây là giai đoạn mà tất cả các thành viên đều tranh thủ hoàn thành dự án cá nhân trước khi bắt đầu các hoạt động nhóm.
Tử vi tổng quan tuổi Thân năm Ất Tỵ 2025: Sự nghiệp thuận lợi, tài lộc rực rỡ, tình cảm có tin vui

Tử vi tổng quan tuổi Thân năm Ất Tỵ 2025: Sự nghiệp thuận lợi, tài lộc rực rỡ, tình cảm có tin vui

Trắc nghiệm

15:45:05 09/02/2025
Hãy cùng xem tử vi tổng quan của tuổi Thân - một trong những con giáp may mắn nhất trong năm Ất Tỵ 2025 sẽ ra sao nhé.