Xóa bỏ bạo lực giới nơi giảng đường đại học
Mới đây, đại diện bộ GD&ĐT, đại diện UN Women cùng các trường đại học ký cam kết chủ đề “Khuôn viên trường đại học an toàn, không bạo lực với nữ sinh và giảng viên.
Cụ thể, ngày 10/10, lễ phát động hưởng ứng tháng hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong lĩnh vực giáo dục được tổ chức với chủ đề “Khuôn viên trường đại học an toàn, không bạo lực với nữ sinh và giảng viên”.
Đây là hoạt động hướng ứng tháng hạnh động về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực giới trong lĩnh vực giáo dục, do bộ GD&ĐT phối hợp cùng cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức tại trường đại học Sư phạm Thể dục, Thể thao Hà Nội.
Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện, trong đó, có khuôn viên trường đại học không có bạo lực đối với mọi thành viên trong trường.
Lễ phát động hưởng ứng tháng hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong lĩnh vực giáo dục.
Phát biểu khai mạc chương trình, bà Lê Thị Hằng, Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên (bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: “Bạo lực học đường trên cơ sở giới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và kết quả học tập, lao động của học sinh, sinh viên, giảng viên và cán bộ nhân viên trong trường.
Video đang HOT
Về lâu dài, những hành vi bạo lực như vậy có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của đất nước. Vì vạy, cần xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện và không bạo lực luôn là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của ngành giáo dục”.
Bà Lê Thị Hằng, Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên.
Tại lễ phát động, hơn 300 đại biểu cũng có cơ hội tham gia đối thoại, giao lưu với diễn giả, đại diện bộ GD&ĐT, đại diện của UN Women về chủ đề này. Các lãnh đạo, chuyên gia đã giải đáp những câu hỏi vô cùng thiết thực đến từ chính các bạn sinh viên về bạo lực trên cơ sở giới trong lĩnh vực giáo dục.
Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam khuyến nghị các trường và ngành giáo dục thực hiện 10 hành động thiết yếu được khuyến cáo trên toàn cầu bởi UN Women để xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện và không bạo lực.
Những thắc mắc của sinh viên được các chuyên gia, diễn giả giải đáp.
Bên cạnh đó, bà Elisa Fernandez Saenz cũng chia sẻ thêm về ký ức thời học sinh, sinh viên liên quan đến bạo lực giới, khi chính bà được trải nghiệm câu chuyện đó. Điều này nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía sinh viên.
PGS.TS Trần Thành Nam (trường đại học Giáo dục, đại học Quốc gia Hà Nội) cũng chia sẻ đến hàng trăm sinh viên trường đại học về những nội dung cơ bản liên quan đến quấy rối tình dục và bạo lực giới. Đồng thời, vị diễn giả cũng giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc của sinh viên.
Các đại biểu tham gia ký cam kết.
Trong khuôn khổ chương trình, đại biểu và hàng trăm sinh viên cùng tham gia ký cam kết “Khuôn vien trường đại học an toàn, không bạo lực với nữ sinh viên, giảng viên và cán bộ nhân viên”, nhằm thể hiện sự quyết tâm chung tay đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và xóa bỏ bạo lực giới.
Tại một số trường học, còn xảy ra các hành vi bạo lực giới dưới những hình thức khác nhau như cô lập, tẩy chay, phân biệt đối xử, bắt nạt, rình rập, quấy rối, tấn công tình dục và thậm chí là bạo lực hẹn hò. Trong một số khảo sát quốc gia vào năm 2017 của UNESCO về bạo lựuc học đường trên cơ sở giới tại Việt Nam, 51,9% học sinh tahm gia khảo sát đã trai qua ít nhất một hình tưhusc bạo lực trong vòng 6 tháng gần nhất. Trong đó, hơn 70% học sinh tham gia khảo sát thuộc nhóm thiểu số tính dục (LGBTQI) báo cáo là đã từng bị bạo lực lời nói và xâm hại thể chất.
Nhà vệ sinh trường mầm non thường không chia nam nữ, mẹ tức giận hỏi cô thì ngẩn người
Cô giáo đã đưa ra 3 lý do, trong đó 2 lý do cuối cùng rất thực tế.
Mầm non là môi trường giúp cho các con nhận biết nhiều về thế giới xung quanh cũng như cách hòa động với tập thể lớp, trường và bạn bè, thầy cô. Đây được xem như bước đệm chuẩn bị cho con đường học vấn dài 12 năm của các con.
Bởi tính chất quan trọng như vậy, nhiều phụ huynh đã vào tận các ngôi trường mầm non để tham quan, quan sát trước khi quyết định cho con mình học tại ngôi trường nào. Khi tham quan, nhiều bà mẹ phát hiện hầu hết các nhà vệ sinh ở các trường mẫu giáo đều không phân biệt nam nữ. Thắc mắc kể trên của họ quả không sai vì các nhà vệ sinh công cộng đều phân chia nam nữ thành hai khu riêng biệt. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến sự khác biệt này?
Một bà mẹ có con mới vào mẫu giáo đã rất tức giận khi nhìn ảnh khu vệ sinh của trường, thậm chí muốn đến trường đòi kiện, vậy nhưng khi chất vấn cô giáo, người mẹ mới nhận ra lý do.
Đầu tiên, các nhà vệ sinh ở trường mẫu giáo không phân biệt nam nữ nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới của trẻ. Ở các trường mẫu giáo nước ngoài, người ta còn cố tình xếp các món đồ chơi khác giới chồng lên nhau để trẻ cảm nhận rằng, nam và nữ đều được ưu tiên và đồng hành song song. Hãy để con trai cảm thấy rằng họ có thể làm những gì con gái có thể làm, và ngược lại. Bất kể ảnh hưởng của giới tính, trẻ em cần có nhiều không gian hơn cho việc phát triển tư duy.
Thứ hai, nhà vệ sinh không phân biệt nam nữ sẽ thuận lợi hơn cho giáo viên mẫu giáo quản lý trẻ. Kinh phí ở các trường mẫu giáo có hạn, và sĩ số các bé lại khá đông so với số lượng giáo viên trong một lớp. Dù vậy, nhưng do các bé còn quá nhỏ nên việc đi vệ sinh cũng cần sự theo dõi và giúp đỡ kĩ lưỡng từ giáo viên. Nếu nhà vệ sinh của trẻ được tách riêng thì giáo viên phải trông riêng, dẫn dễ đến sự mất an toàn cho những trẻ không có giáo viên hỗ trợ.
Cuối cùng là kinh phí nhà trường. Diện tích nhà vệ sinh tuy không lớn, nhưng nếu mỗi nhà vệ sinh đều tăng thêm một phòng thì chi phí sẽ dội lên khá nhiều. Các trường mầm non cũng cần kiểm soát chi phí, và để tiết kiệm hơn, nhà vệ sinh được thiết kế đồng nhất không phân biệt giới tính.
Tuy nhiên, đối với trẻ em trên tầng lớp trung lưu, hãy cho chúng biết cách bảo vệ quyền riêng tư. Do đó, trong khi kiểm soát chi phí, các trường mẫu giáo cũng sẽ thực hiện một số cải tiến đối với nhà vệ sinh của trẻ em. Hãy thiết kế một vách ngăn trong nhà vệ sinh trẻ em để vừa có không gian để đồ, vừa tôn trọng quyền riêng tư của các bé.
Nữ sinh nghèo đạt 27,5 điểm khối A và giấc mơ gác lại giảng đường đại học Ngày biết kết quả thi THPT, cũng là lúc hai mẹ con nhìn nhau nghẹn ngào nghĩ về những khó khăn phía trước... Số phận quá hẩm hiu Ở thôn Bình Minh, xã Trung Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) ai cũng xót thương cho hoàn cảnh khó khăn, bi đát của cô giáo mầm non về hưu Hoàng Thị Huệ (SN 1962, tên...