Xóa bỏ bao cấp – quan liêu

Theo dõi VGT trên

Nhân dân hi vọng công cuộc này sẽ tạo nên một nền giáo dục mới “trung thực, lành mạnh và hiện đại” – như nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã tha thiết đề nghị.

Xóa bỏ bao cấp - quan liêu - Hình 1

“Sách giáo khoa là pháp lệnh, chính cái cơ chế – nguyên tắc và quan điểm đó đã trói buộc hoạt động dạy học trong nhà trường”. Trong ảnh: Phụ huynh và học sinh chọn mua sách giáo khoa – Ảnh: Như Hùng

Muốn đạt đến thành quả như vậy, những vấn đề cơ bản của giáo dục phải được đề cập đầy đủ và giải quyết thỏa đáng.

1. Xác định triết lý giáo dục soi đường cho nền giáo dục mới

Chấn hưng giáo dục là một công cuộc vĩ đại bao gồm hàng loạt vấn đề trọng yếu; nhưng chỉ khi nào các vấn đề cơ bản về triết lý giáo dục, cơ chế quản lý điều hành và áp dụng khoa học giáo dục hiện đại vào VN được giải quyết thỏa đáng, thì nền giáo dục “trung thực, lành mạnh và hiện đại” mới hình thành ở nước ta

Về vấn đề này, TS Giáp Văn Dương đã trình bày rất sâu sắc và xác đáng trong bài “Con người tự do hay con người công cụ” (Tuổi Trẻ ngày 19-10-2013). Trong cơ chế quan liêu bao cấp tồn tại suốt nhiều thập kỷ qua, nền giáo dục nước ta bị ràng buộc với triết lý phủ nhận cá nhân con người đang sống trong hiện thực, để hướng tới những con người lý tưởng do cơ chế tạo ra để phục vụ chính cơ chế đó. Sản phẩm của triết lý giáo dục này chính là những “con người công cụ” mà phẩm chất quan trọng nhất là tuân phục các cấp lãnh đạo, luôn hòa mình vào tập thể để tạo ra sức mạnh của đám đông do các cấp lãnh đạo dẫn dắt, không cần đến tư duy độc lập và sáng tạo.

Video đang HOT

Thực tiễn đã chứng minh động lực phát triển của xã hội không nằm ở những đám đông bao gồm những con người đã biến thành công cụ của cơ chế như vậy, mà ở từng cá nhân con người có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo trong sự nghiệp của mình (tức là “con người tự do”). Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, các cơ quan hữu trách đã nhận thức được sự lạc hậu và bất cập của triết lý giáo dục đương thời, nhưng chưa vạch ra được triết lý mới để thay thế nó. Vì thế, trong công cuộc phục hưng giáo dục lần này, chúng ta cần dứt khoát từ bỏ cái triết lý cũ đã lỗi thời mà vẫn tồn tại đó, để xác định một triết lý mới tôn trọng quyền tự do cá nhân, khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo của từng người dạy và người học. Triết lý mới của nền giáo dục cần được xác định theo các giá trị nhân bản và dân chủ để đáp ứng tiêu chí “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Với sự hình thành một triết lý như vậy, “giáo dục khi đó sẽ hướng tới từng cá thể có bản sắc riêng, hoàn thiện tốt nhất năng lực của riêng mình, thay vì tạo ra những con người giống hệt nhau trong nhận thức và cá tính”. Đúng như TS Giáp Văn Dương đã nhận định: “Chỉ khi nào chúng ta làm rõ được điều này mới có hi vọng đổi mới giáo dục một cách toàn diện, triệt để như mong đợi”.

2. Đổi mới cơ chế quản lý điều hành giáo dục

Trong tiến trình đổi mới đất nước từ năm 1986 cho đến nay, cơ chế quan liêu – bao cấp đã căn bản được xóa bỏ trong lĩnh vực kinh tế, nhưng trong giáo dục thì hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Mọi hoạt động giáo dục được điều hành bằng những mệnh lệnh của bộ máy hành chính, với những chỉ tiêu kế hoạch được đặt ra theo ý muốn chủ quan của cấp trên áp đặt cho cấp dưới, bất chấp hoàn cảnh và điều kiện ở cơ sở (chỉ tiêu xóa nạn mù chữ, chỉ tiêu phổ cập giáo dục, chỉ tiêu về số học sinh khá giỏi, chỉ tiêu tốt nghiệp THPT…). Các mệnh lệnh trên được thực hiện bằng phong trào thi đua thuần túy hình thức để “lập thành tích” dâng lên cấp trên. Chính cơ chế này tạo nên áp lực buộc các nhà giáo phải từ bỏ những giá trị đích thực của hoạt động dạy và học, để tìm mọi cách tạo ra những giá trị giả làm vui lòng cấp trên nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến “bệnh thành tích” với mọi tệ nạn đi liền với nó: đuổi học các học sinh yếu kém, xếp học sinh “ngồi nhầm lớp”, học kém đỗ cao, học giả bằng thật, mua bằng bán điểm, học hộ thi hộ, trộm cắp các sản phẩm trí tuệ…

Riêng đối với hoạt động chuyên môn trong nhà trường, cơ chế quan liêu – bao cấp được thể hiện qua sự độc quyền học vấn bằng nguyên tắc “một chương trình, một bộ sách giáo khoa thống nhất”. Nguyên tắc đó dẫn tới sự lẫn lộn về chức năng của chương trình học với chức năng của sách giáo khoa, và được vận hành bằng quan điểm chỉ đạo “sách giáo khoa là pháp lệnh”. Chính cái cơ chế – nguyên tắc và quan điểm đó đã trói buộc hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông vào một bộ sách giáo khoa duy nhất, biến chương trình học thành đề cương biên soạn sách, biến giáo viên thành công cụ thuyết minh các cuốn sách, dẫn đến lối dạy học “đọc – chép” trong nhà trường, làm cho học sinh phải học thuộc lòng những vỏ kiến thức rỗng. Nói chung, cơ chế đó đã tạo nên sự giả dối trong giáo dục, kìm hãm sự chủ động và sáng tạo trong nhà trường và tước mất quyền làm chủ của nhà giáo trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Như GS Đào Trọng Thi đã nói trên báo Tuổi Trẻ: “Quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, thậm chí có lúc đây được xem là khâu yếu nhất, cần quan tâm đầu tiên khi muốn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục”.

Cơ chế hiện hành phải được xóa bỏ để thay thế bằng cơ chế quản lý dân chủ – khoa học. Theo đó, cần bãi bỏ những mệnh lệnh hành chính với những chỉ tiêu chủ quan áp đặt từ trên xuống, trả lại vai trò chủ thể giáo dục cho các nhà giáo và nhà trường ở cơ sở. Khi ấy, Bộ Giáo dục – đào tạo cùng các sở trực thuộc sẽ quản lý về mặt hành chính dựa trên luật pháp và chương trình học; mọi vấn đề về chuyên môn học thuật và thành quả giáo dục thuộc quyền các nhà giáo và nhà trường ở cơ sở.

Về thực chất, đổi mới giáo dục ở nước ta chính là áp dụng khoa học giáo dục hiện đại vào hoàn cảnh cụ thể của VN. Nếu chưa nhận thức đầy đủ về lý luận và thực tiễn của khoa học giáo dục hiện đại mà đã tiến hành xây dựng chương trình học mới, thì chương trình đó sẽ nhanh chóng bộc lộ những sai lầm và khiếm khuyết tai hại. Cho đến nay, các cơ quan hữu trách về giáo dục ở nước ta vẫn quan niệm rằng giáo dục phổ thông chỉ có chức năng “dạy chữ và dạy người” bằng các môn văn hóa và khoa học cơ bản. Do quan niệm lỗi thời đó, các cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hồi cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã liên tiếp thất bại khi thay thế chương trình học đồng nhất ở bậc THPT bằng chương trình phân ban chỉ quanh quẩn dựa trên các môn văn hóa và khoa học cơ bản (toán – lý – hóa – sinh và văn – sử – địa – ngoại ngữ) mà không hề có các môn kỹ thuật, công nghệ để định hướng nghề nghiệp và dạy nghề cho học sinh.

Theo Tuoitre

Chương trình đại học cần bớt trừu tượng

GS Nguyễn Quang Diệu (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), GS trẻ nhất đươc công nhân năm 2011 (lúc vừa tròn 37 tuổi), nhân đinh như vây khi đề cập đến những thay đổi cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo thực chất trong nhà trường.

Chương trình đại học cần bớt trừu tượng - Hình 1

GS Nguyên Quang Diêu - Ảnh nhân vât cung cấp

GS Nguyên Quang Diệu chia sẻ: "Có những nội dung thuộc chương trình ĐH tiếp tục bị lặp lại đến 2/3 ở chương trình đào tạo thạc sĩ. Sự trùng lắp này nói lên điều gì nếu không phải là sự bất hợp lý, có phần chồng chéo về nội dung giữa các trình độ đào tạo khác nhau? Gói trong phạm vi đào tạo cử nhân sư phạm toán, thấy rất rõ nhiều nội dung học tại trường quá... nặng. Đành rằng có SV sau khi tốt nghiệp ĐH sẽ học tiếp thạc sĩ, tiến sĩ, rồi theo con đường nghiên cứu, nhưng số đó không nhiều. Mục tiêu đào tạo chính vẫn là để các em tốt nghiệp về các trường THPT dạy học. Vậy mà nhiều kiến thức SV phải học trừu tượng quá mức, hầu như không dùng gì khi các em ra trường làm nghề.

"Giáo viên dạy phổ thông không cần thiết phải học đến trình độ thạc sĩ. Học xong thạc sĩ, không phải họ sẽ dạy phổ thông hay hơn. Song nếu cùng trường có 2-3 người học rồi thì những người khác cũng nhấp nhổm muốn đi học ngay. Việc này nhiều khi rất lãng phí... "

* Theo GS, sự chồng chéo về kiến thức này bắt nguồn từ đâu và liệu có giải pháp khả thi nào áp dụng được ngay không?

- Cần giải thích thêm sự chồng chéo xuất phát từ ít nhất hai nguyên nhân. Thứ nhất, mặt bằng chung kiến thức đầu vào các học viên cao học không đồng đều, nên cần thiết phải nhắc lại các kiến thức trước đó. Thứ hai, lý do cơ bản hơn là chúng ta hầu như chưa có những chuyên gia đầu ngành đúng nghĩa, tức là không những kiến thức cơ bản cũng thành thạo mà còn có khả năng tiếp cận với các công nghệ hay hướng nghiên cứu mũi nhọn và thời sự nhất hiện nay.

Chương trình ĐH nói chung nên được xây dựng theo hướng giảm bớt các lý thuyết trừu tượng trong những năm đầu ĐH, chú trọng hơn nữa vào việc mô tả các mô hình, ví dụ cụ thể, để SV dần dần tiếp cận với các lý thuyết cao cấp. Đi sâu hơn, sẽ hướng các em mường tượng ra được những ứng dụng của những gì đang học sau khi rời ghế nhà trường. Theo cách đó, tôi tin SV sẽ tìm thấy hứng thú, có cảm hứng hơn trong học tập.

* Từng học tập, tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở nhiều nước, GS thấy có sự khác biệt nào về điều kiện học tập của SV mà VN cần cải thiện để thay đổi chất lượng đào tạo?

- Ở các nước phát triển, sự đầu tư của nhà nước cho SV rất đáng mơ ước. Các khu ký túc xá trang bị hiện đại, nhà ăn, bến xe buýt, thư viện, trung tâm dạy ngoại ngữ... được xây dựng liên hoàn. Có thể nói SV chỉ có việc học cật lực và không phải lo gì về cuộc sống. Điều quan trọng nữa, ở các nước này, SV có sự giao thoa tốt hơn với các nhà khoa học hay chuyên gia giỏi, thậm chí chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực SV quan tâm.

* Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đặt ra kế hoạch sáp nhập một số viện nghiên cứu khoa học với các trường ĐH công lập để kéo gần hai mô hình lại với nhau. Theo GS, đây có phải là giải pháp khả thi?

- Viện nghiên cứu và trường ĐH có những đặc thù riêng, nên việc sáp nhập cần được xem xét kỹ. Cách làm đơn giản và hiệu quả hơn chính là tăng cường hợp tác giữa các viện và trường. Ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản... sự hợp tác giữa viện nghiên cứu và trường ĐH rất chặt chẽ. Các giảng viên ở trường ĐH có thể đến làm việc tập trung tại viện nghiên cứu trong một thời gian dài. Ngược lại, chuyên gia từ các viện nghiên cứu được mời giảng cho các lớp thạc sĩ hay hướng dẫn nghiên cứu sinh cho các trường ĐH. Đây là mô hình mà VN đang hướng tới. Cách thức hoạt động của Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM) là một ví dụ điển hình.

Theo Tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?
22:00:06 03/02/2025
Nóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy ViênNóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy Viên
22:50:17 03/02/2025
Rò rỉ thỏa thuận tiền hôn nhân "3 không" của Từ Hy Viên, chồng ca sĩ Hàn sẽ mất quyền thừa kế?Rò rỉ thỏa thuận tiền hôn nhân "3 không" của Từ Hy Viên, chồng ca sĩ Hàn sẽ mất quyền thừa kế?
22:34:31 03/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờChồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờ
22:39:56 03/02/2025
Mẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của conMẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của con
21:53:27 03/02/2025
Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50
22:35:09 03/02/2025
'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị''Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'
23:37:47 03/02/2025
Hình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thưHình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thư
23:57:50 03/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lời tiên tri "Từ Hy Viên không thọ quá 50 tuổi" hơn 20 năm về trước khiến dân mạng dậy sóng

Lời tiên tri "Từ Hy Viên không thọ quá 50 tuổi" hơn 20 năm về trước khiến dân mạng dậy sóng

Sao châu á

06:58:44 04/02/2025
Sau khi Từ Hy Viên đột ngột qua đời, cư dân mạng đã đào lại 1 lời tiên tri cho rằng nữ diễn viên sẽ không thọ quá 50 tuổi.
Tương lai của Mohamed Salah: Kỷ lục gia hay tiền của Saudi Arabia?

Tương lai của Mohamed Salah: Kỷ lục gia hay tiền của Saudi Arabia?

Sao thể thao

06:56:09 04/02/2025
Đây là một đóng góp vào chiến thắng khác cho bộ sưu tập đồ sộ của Mohamed Salah, khi anh đưa Liverpool tiến gần hơn đến danh hiệu Premier League.
Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn

Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn

Netizen

06:53:35 04/02/2025
Clip bé gái ngoan ngoãn nộp lại tiền lì xì cho mẹ với vẻ mặt thất thần, buồn như sắp khóc đang hot rần rần trên mạng xã hội, nhiều người lớn cũng thấy đồng cảm.
Rò rỉ danh sách nghi Hoà Minzy thi Chị Đẹp (Trung Quốc), netizen đồng loạt lo lắng 1 điều

Rò rỉ danh sách nghi Hoà Minzy thi Chị Đẹp (Trung Quốc), netizen đồng loạt lo lắng 1 điều

Sao việt

06:44:01 04/02/2025
Ngay sau khi danh sách bị rò rỉ, nhiều người hâm mộ đã bày tỏ sự phấn khích nếu Hoà Minzy thực sự tham gia show sống còn đình đám này.
Chủ tịch Samsung được tuyên trắng án trong vụ sáp nhập đình đám cách đây 10 năm

Chủ tịch Samsung được tuyên trắng án trong vụ sáp nhập đình đám cách đây 10 năm

Thế giới

06:38:57 04/02/2025
Trong phán quyết đưa ra hồi tháng 2 năm ngoái, Tòa án Trung tâm Seoul tuyên ông Lee Jae Yong trắng án với toàn bộ 19 cáo buộc do không tìm thấy bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào của ông Lee trong quá trình kế nhiệm.
Súp sủi cảo - món ăn ấm nóng mùa giá lạnh

Súp sủi cảo - món ăn ấm nóng mùa giá lạnh

Ẩm thực

06:20:54 04/02/2025
Súp sủi cảo không chỉ ngon miệng mà còn đầy đủ dinh dưỡng, ấm nóng mùa giá lạnh. Hãy tham khảo công thức trong bài viết này nhé!
Mở miệng hỏi xin chồng 50 triệu để khám bệnh cho mẹ, anh đưa 200 triệu nhưng kèm điều kiện khiến tôi muốn ly hôn

Mở miệng hỏi xin chồng 50 triệu để khám bệnh cho mẹ, anh đưa 200 triệu nhưng kèm điều kiện khiến tôi muốn ly hôn

Góc tâm tình

05:59:15 04/02/2025
Tôi vừa hỏi xin chồng tiền khám bệnh cho mẹ thì anh cười mỉa, nói một câu chua chát. Chồng tôi là lao động chính trong nhà.
Khám phá sắc xuân trên cao nguyên Lâm Viên

Khám phá sắc xuân trên cao nguyên Lâm Viên

Du lịch

05:35:59 04/02/2025
Những ngày đầu xuân, Đà Lạt khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ sắc màu, chào đón du khách bốn phương đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên và tận hưởng không khí trong lành, se lạnh đặc trưng.
Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Hậu trường phim

23:55:19 03/02/2025
Nhiều khán giả cho rằng Bộ tứ báo thủ là phim Tết dở nhất của Trấn Thành, so với Mai hay Nhà bà Nữ thì Bộ tứ báo thủ không có chiều sâu bằng.
Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim việt

23:24:35 03/02/2025
Giữa thời điểm bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ chiếm sóng MXH, gây sốt ngoài phòng vé thì còn một tựa phim Việt cũng bất ngờ trở thành hiện tượng hot dù ban đầu không được truyền thông rầm rộ.
Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Nhạc quốc tế

23:18:28 03/02/2025
Giải Grammy lần thứ 67 đã khép lại vào sáng 3/2 (theo giờ Việt Nam), đánh dấu một năm sôi nổi của làng nhạc thế giới.