Xin việc, thực tập tại Mỹ: Cứ học trường đại học to là tốt?
Có một số phụ huynh quan ngại rằng, cho con du học ở trường quy mô nhỏ tại Mỹ không có lợi bằng trường đại học lớn trong quá trình học tập, thực tập, xin việc. Điều này có đúng?
Chia sẻ tại một hội thảo du học mới đây, hai nữ du học sinh Việt đang học tập tại hai mô hình trường đại học tại Mỹ: NU- Đại học quốc gia (còn được gọi là trường công) và Liberal Art College (LAC – Đại học giáo dục khai phóng, còn được gọi là trường tư) đã nói về trải nghiệm riêng của mình.
Ngọc Điệp đang du học tại ĐH Rice (top 16 NU), Mỹ.
Nếu học các trường thuộc hệ NU, du học sinh sẽ sống ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ; trái lại khi theo LAC bạn sẽ sống ở những vùng ngoại ô yên bình “không mấy người biết tên”.
Song, câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó… Mỗi hệ thống trường mang một đặc thù về quy mô giảng dạy, khuôn viên, giảng viên, giáo sư, số lượng các chuyên ngành, vị trí địa lý, tính cộng đồng, “tinh thần” đào tạo, chính sách hỗ trợ tài chính… Điển hình nhất là quy mô trường, kích cỡ lớp học của các trường đại học quốc gia thường lớn hơn so với đại học khai phóng.
Em Ngọc Điệp, xuất sắc giành học bổng ASSIST và trúng tuyển kỳ ED1 vào ngôi trường danh tiếng – ĐH Rice (#16 NU) cho biết, khi sang Mỹ học đại học em có độ tự giác cao hơn rất nhiều.
Khi học cấp 3 ở nhà “host” dù được hỗ trợ rất nhiều nhưng các môn học đều do em tự chọn. Việc được chọn các môn học yêu thích giúp Diệp có sự tự giác và hứng thú nhất định với các môn học.
Năm nhất đại học, vì Ngọc Diệp vừa muốn học vừa có thời gian làm quen bạn bè nên em đã chọn những môn học vừa tầm với mình nhất để cân bằng giữa học tập và đời sống.
“Em thấy kỳ học đầu tiên ở Đại học Rice rất xứng đáng với những kỳ vọng của mình, em biết đây là môi trường học tập mình mong muốn. Em biết mình có 3 năm ở phía trước nên không muốn quá chú trọng việc học mà bỏ quên kết nối. Việc có bạn ở môi trường mới giúp em làm quen với môi trường mới cảm thấy thoải mái”. Điều đó giúp Ngọc Diệp vừa có kết quả tốt vừa có bạn bè sau 1 kỳ học.
Khi mùa dịch bùng phát, việc học chuyển sang online, Ngọc Diệp đã trở về Việt Nam tránh dịch nhưng em vẫn thường xuyên trao đổi, hỏi thăm tình hình của bạn bè quốc tế. Cộng đồng du học sinh ở trường Rice – một trường đại học công lập- khá lớn. Các bạn đều mong muốn dịch bệnh sớm được đẩy lùi để có thể trở lại học trực tiếp vào kỳ học sau.
Ngọc Điệp hài lòng cho biết, em rất vui vì “có cộng đồng để thuộc về và thoải mái để học tập”.
Video đang HOT
Dường như tất cả mọi người trong trường LAC đều biết mặt nhau
Khác với Ngọc Điệp, Minh Ngọc lại đang theo học tại một trường khai phóng top đầu – dĩ nhiên với quy mô nhỏ hơn: ĐH Washington and Lee (#9 LAC). Thông thường quy mô của một trường đại học khai phóng sẽ nhỏ hơn 2.000 sinh viên.
Theo Minh Ngọc, hai vấn đề mà mọi người thường lo lắng về trường LAC (môi trường nhỏ sẽ dẫn đến hạn chế cơ hội lựa chọn môn học yêu thích hay giao lưu kết nối rộng) lại trái ngược hoàn toàn với trải nghiệm của em.
Theo Ngọc cho hay, các cơ hội kết nối giao lưu hay thực tập ở trường khai phóng em đang học, cũng như việc lựa chọn môn học, khám phá phạm trù mới toanh… rất tốt.
Một điểm tuyệt vời là ở trường, tất cả các giáo sư, anh chị khóa trước hướng dẫn em rất nhiệt tình.
“Dường như tất cả mọi người trong trường biết mặt nhau. Đi trên đường, ai cũng có thể nhớ tên giáo sư và giáo sư cũng nhớ tên tất cả học sinh trong trường. Và môi trường rất thân thiện”, Minh Ngọc nhấn mạnh.
Mọi người tạo điều kiện cho cô gái Việt trải nghiệm những môn học mà em muốn thử. Lúc đầu vào trường, Minh Ngọc học Kinh doanh kinh tế vì đây là ngành học thế mạnh của trường.
Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc với giáo sư trong ngành Sinh học, Ngọc thấy dù đây là ngành khó nhưng sẽ là ngành phù hợp hơn để em có thể phát triển hết khả năng của mình cũng như tương lai công việc của mình nên đã chọn đổi ngành.
Minh Ngọc đang học tại trường đại học khai phóng.
“Ngay từ năm nhất, các bước làm sao để học lên cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) đều được thầy cô, anh chị đi trước hướng dẫn. Mọi thứ rất dễ dàng khi em học trong LAC. “Mọi người biết em, biết điểm mạnh cũng như mong muốn của em sẽ hết sức giúp đỡ từ việc thực tập, chọn ngành học. Đó là lợi thế khi học ở trường nhỏ”, Ngọc nói.
Lớp lớn nhất ở LAC Ngọc từng từng học là chưa đến 30 người, còn lớp nhỏ nhất em từng học là dưới 10 người. Việc học lớp ” nhỏ” giúp du học sinh chưa quen văn hóa, đặc thù ngành học thích nghi tốt nhờ sự hỗ trợ tận tình.
Chẳng hạn lúc đầu Minh Ngọc chưa biết gì về ngành Sinh học nhưng với quy mô lớp nhỏ em được tạo điều kiện hết sức để giơ tay, phát biểu, đặt câu hỏi, từ đó biết mình giỏi hay kém ở đâu để phát huy hay khắc phục. Các giáo sư cũng rất quan tâm đến em.
Nên bỏ tư duy: cứ phải chọn trường to và to thì tốt hơn
Nếu phụ huynh lo lắng con cái sang Mỹ sẽ bị choáng ngợp bởi một môi trường quá đông, học sinh lại khá trầm tính ít nói thì có kết nối được không thì việc chọn môi trường học phù hợp rất quan trọng.
Cô Trần Phương Hoa – tốt nghiệp loại ưu H Middlebury (top 9 Liberal Arts Hoa Kỳ), thành viên Hiệp hội tư vấn du học đại học quốc tế với 14 năm kinh nghiệm tư vấn du học chuyên nghiệp lưu ý: “Phụ huynh học sinh không nên tư duy rằng, cứ phải chọn trường to và to thì tốt hơn. Điều đó không đúng lắm trong hệ thống giáo dục đại học của Mỹ”.
Theo cô Hoa, Giáo dục khai phóng là mô hình truyền thống, phương pháp học tập đã tồn tại rất lâu đời ở Mỹ. Các trường học danh tiếng như Harvard hay nhóm Ivy League họ cũng dùng phương pháp “Liberal Arts Education” để học sinh có thể viết lách, đưa ra ý kiến…
Ở Mỹ, người ta không quan trọng nhất việc bạn phải học một ngành, một môn rất giỏi mà nên ít nhất có kiến thức về một số ngành khác nhau để khi làm việc sẽ thuận lợi hơn.
Mặt khác họ cho rằng, thế giới sẽ thay đổi rất nhanh. Hôm nay bạn học ngành này, có thể ngày sau bạn không thích nữa hoặc bản chuyển việc, đổi ngành thì những khả năng tư duy, viết lách, phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, sáng tạo… là năng lực có thể dùng được trong tất cả mọi công việc.
“Kinh nghiệm học sinh của tôi học tại các trường LAC hay NU thì đều có khả năng tìm việc làm, thực tập ở Mỹ thành công. Yếu tố giúp bạn tìm việc tốt hay không là do cá tính, sự năng động, khả năng học tập của bạn, chứ không phải do trường to hay trường bé nên phụ huynh có thể yên tâm.
Hơn nữa, chi phí của trường LAC cao nhưng lại được hỗ trợ tài chính rất tốt và thường “hào phóng” hơn các trường NU. Đây có thể là lựa chọn tốt cho học sinh.
Sau này, khi học lên cao học, các em có thể lựa chọn học trường to hơn nếu các em muốn hoặc thậm chí, tìm được việc ở Mỹ nếu các em chọn ngành học tương đối phù hợp với bản thân và xu hướng ở Mỹ”, chuyên gia này chia sẻ.
Trượt đại học... không có gì phải khóc!
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2020, cháu gái của tôi rất buồn vì tính sơ sơ mức điểm không đủ hy vọng đỗ vào trường đại học mà cháu mơ ước. Cháu dằn vặt bản thân tới mức không buồn ăn uống và đóng chặt cửa phòng.
Tôi từng trượt đại học. Và chuyện này cũng là lẽ bình thường thôi!
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2020, cháu gái của tôi rất buồn vì tính sơ sơ mức điểm không đủ hy vọng đỗ vào trường đại học mà cháu mơ ước. Cháu dằn vặt bản thân tới mức không buồn ăn uống và đóng chặt cửa phòng.
Tôi biết có những học sinh từ bé đến lớn chỉ biết học và học, mục tiêu cuối cùng là có được một tấm vé vào giảng đường đại học. Tôi cũng biết mọi năm có những em 12 năm đều là học sinh giỏi, là hình ảnh đẹp, mỹ mãn, là một học sinh luôn thành công nhưng xoẹt một cái, giấy báo kết quả thi không như mơ ước, cánh cổng trường đại học đóng lại ngay trước mắt, một sự hụt hẫng khá lớn và các em nghĩ đó là một bức tường tối trước mắt.
Tôi cũng biết có những phụ huynh luôn thúc giục các em phải học tốt, đậu cho bằng được, đậu điểm phải cao. Thay vì có những lời khuyên hợp lý, động viên để con cố gắng thì những bậc phụ huynh này liên tục tạo áp lực cho con. Có những đứa trẻ đã bị áp lực tới mức tự đưa cho mình hai lựa chọn: Một là đỗ đại học danh giá, hai là tìm đến cái chết...Và thực tế là có những vụ học sinh tự tử chỉ vì trượt đại học.
Nếu có ai đó hỏi tôi trượt đại học có buồn không? Lẽ dĩ nhiên là phải buồn rồi. Vì ước mơ đầu đời tan vỡ, buồn là cái lẽ đương nhiên nhưng tôi không vì thế mà quá ủy mị, suy sụp và khóc lóc.
Ảnh minh họa
Tôi từng trượt đại học. Tôi có buồn nhưng tuyệt nhiên không cảm thấy xấu hổ trước bất kỳ ai vì tôi đã cố gắng hết sức. Đã là cuộc thi thì phải có người đỗ, người trượt. Nhất là khi chúng ta muốn đầu quân vào một ngành hot ở một trường top cao thì việc trượt đại học là việc quá đỗi bình thường, có chăng cũng chỉ như câu chuyện con cáo với mãi chùm nho nhưng chưa được. Không vào được đại học bằng cách này thì ta sao không dùng cách khác.
Đành rằng khi bước chân vào cánh cửa trường đại học, ngồi trên ghế giảng đường, các em sẽ có nhiều cơ hội mới, nhiều thành công mới. Thế nhưng, trượt đại học không có nghĩa là mất hết cơ hội để khẳng định khả năng của mình. Các em chỉ mất hết cơ hội nếu chán nản và tự giam mình trong hối hận.
Trái đất không phải hình vuông để các em có thể trốn vào các góc cạnh của nó mà nằm im trong thất bại. Trái đất này lại không phải hình chữ nhật để các em có thể so sánh ngắn dài, hơn thua, cao thấp với các bạn cùng đi thi đại học với mình. Trái đất này hình tròn nên các em phải mạnh mẽ đối diện với tất cả thất bại trong cuộc sống. Không thể thay đổi được quá khứ thì các em hãy mạnh dạn và hết mình để thay đổi tương lai.
Nhiều thí sinh đang ở trong tình trạng lo lắng mình không có cơ hội vào đại học vì điểm số quá thấp. Tuy nhiên, nhiều em lại quên rằng, chỉ cần đỗ tốt nghiệp, còn điểm thi thấp các em vẫn có cơ hội vào các đại học cùng ngành xét tuyển bằng phương thức học bạ. Câu thành ngữ "Thua keo này bày keo khác" là một lời nhắc nhở chí lý đối với các em trong tình huống này.
Hơn nữa, cánh cửa đại học dù khép trước mặt các em cũng không phải là đã chấm dứt sự nghiệp của các em. Hiện nay các trường cao đẳng, trung cấp và các trường nghề luôn rộng mở với các em và đó không phải là những sự lựa chọn quá tệ.
Cuộc sống này còn nhiều khó khăn và chẳng có con đường nào tới thành công mà bằng phẳng và trải đầy hoa hồng. Các em hãy tin tưởng vào bản thân, hạ quyết tâm theo đuổi đam mê để bỏ lại tất cả những gian nan, khó khăn ấy sau lưng.
Qua những trải nghiệm cuộc đời của chính mình, tôi tin là thành công sẽ mỉm cười với ai biết học hỏi, chăm chỉ và biết nắm bắt cơ hội. Có thể thành công tới với ai đó muộn hơn nhưng chắc chắn thành công đến muộn sẽ ngọt ngào gấp đôi!./.
Sinh viên được học vượt, rút ngắn thời gian đào tạo Đây là đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại dự thảo Thông tư ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên hệ chính quy để bảo đảm học sinh, sinh viên được hưởng các quyền và thực hiện các nhiệm vụ trong nhà trường. Ảnh minh họa Quy chế này áp dụng đối với các đại học, học...