Xin lỗi các em, thầy cũng bất lực
Tâm sự của một người thầy vì sự bất lực trước nỗi khổ học hành quá tải của học trò.
Các em cứ học mải miết nhưng rất ít em tự định hướng được đường đi, tương lai của mình. Mỗi năm, học trò của tôi đạt thành tích thi học sinh giỏi, rồi đỗ vào những trường chuyên hàng đầu tại TP khá cao.
Kèm theo đó, tôi là giáo viên giỏi, cũng có nhiều danh hiệu. Nhưng tự trong lòng, tôi rất xấu hổ. Tôi nói vậy bởi một nhẽ, để đạt được thành quả đó, học trò của tôi phải lao động cật lực, gần như học quên ăn, học đến mức lú lẫn, học đến mức lúc nhớ lúc quên.
Cảnh tượng học sinh mệt mỏi ngủ gục trong lớp không hề xa lạ tại nhiều trường học. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Tôi, người dạy cho các em kiến thức, cũng có lúc buồn lòng vì mình không thể làm khác, không thể giảm tiết dạy theo ý mình. Các em vẫn nhồi nhét kiến thức, rồi học thêm, học bồi dưỡng, học phụ đạo để cho ra kết quả tốt nhất.
Người lớn đi làm về, sau khi ăn uống, sinh hoạt xong thì được vui chơi, giải trí, ngủ nghỉ để tái tạo sức khỏe. Còn học sinh, tôi được biết cả những cháu mới bước vào lớp 1 cũng ngày đêm làm bạn với sách vở.
Giấc ngủ của các em không đầy đủ, sức khỏe được tái tạo vào lúc nào khi mà các em học quên giờ giấc? Tôi nhớ có lần, một học sinh trong đội thi học sinh giỏi TP đã bị ngất và bỏ dở kỳ thi, bởi vì không còn sức để mà “đánh” tiếp. Chỉ vì học ngày học đêm, ôn luyện nhồi nhét, đến khi bước vào thi thì kiệt sức.
Video đang HOT
Phụ huynh thì muốn con em mình đạt học sinh giỏi, đoạt giải thưởng cao trong các kỳ thi, đỗ vào trường chuyên. Nhà trường luôn muốn nâng cao chất lượng học sinh, muốn trường luôn nằm trong tốp đầu, giàu thành tích.
Giáo viên cũng muốn mình đạt danh hiệu dạy giỏi và còn vì cả cái “cần câu cơm” của gia đình. Học sinh không còn cách nào khác là ăn cũng phải nghĩ đến học, ngủ cũng phải nghĩ đến học, có khi trong giấc mơ cũng không được quên nhiệm vụ học.
Áp lực tứ phía bủa vây khiến các em chỉ còn đường nhắm mắt, cắm đầu học cho xong nghĩa vụ. Tôi ngẫm nghĩ lại, đúng là đằng sau những thành tích kia thì các em cứ đờ đẫn, “ù ù cạc cạc” trong xã hội này. Trách sao khi các em không biết nấu cơm, không biết rửa bát, không biết dọn nhà, không biết gấp quần áo. Bởi vì các em còn thời gian đâu để làm những việc ấy với lịch học kín mít?
Tôi rất muốn khuyên các em đừng lúc nào cũng chỉ biết học, nhưng rồi cuối cùng tôi cũng chỉ có thể động viên các em cố gắng mà thôi. Là người thầy, tôi bất lực trước nỗi khổ của các em.
Con em chúng tôi là những học sinh chuyển cấp, các cháu rất háo hức, hăm hở được học tập ở một môi trường mới.
Tuy nhiên, khi các cháu bắt đầu theo thời khóa biểu mới là học cả ngày tại trường, tôi nhận thấy các cháu về nhà có biểu hiện mệt mỏi, ủ dột và than rất mệt. Tôi mong phòng giáo dục xem xét lại thời lượng học của học sinh, để bảo đảm được tinh thần và sức khỏe cho các cháu:
1/ Thời lượng học tập quá nhiều (9 tiết/ngày), các cháu phải học tập từ 6g45 đến 17g10.
2/ Giờ nghỉ trưa quá ngắn (từ 11g30 đến 12h30) bao gồm cả ăn uống ngủ nghỉ, các cháu vừa chợp mắt là phải thức dậy ngay. Nhiều cháu còn không ngủ được do tiếng ồn của các lớp khác!
3/ Diện tích sân chơi quá nhỏ hẹp, giờ ra chơi các cháu không có môi trường nghỉ ngơi, vui đùa.
4/ Ngoài giờ học các cháu còn phải đi học thêm (không học không được), sau đó về nhà còn phải làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài theo nội dung tin nhắn từ nhà trường.
Ở độ tuổi còn nhỏ như các cháu có cần phải chịu sức ép học tập kinh khủng như vậy không? Tôi tưởng tượng con em mình giống như một cỗ máy phải làm việc quần quật từ sáng sớm đến chiều tối, về nhà thì ăn uống qua loa rồi lại phải học bài, vừa cầm quyển sách đã ngủ gục luôn tại giường!
Lượng kiến thức có được qua quá trình lao lực nhồi nhét như vậy thật sự có ổn, có hiệu quả không?
Các cháu cần có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi nhiều hơn để hồi phục sức khỏe, làm nền tảng cho một tương lai phát triển lâu dài và còn xa hơn thế nữa!
Một phụ huynh ở TP HCM
Theo Hải Long/Tuổi Trẻ
Bệnh viện Nhi đồng 1 kê thêm 150 giường bệnh do quá tải
Tin từ Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết lượng bệnh nhi đến khám nội trú và ngoại trú tại đây tăng cao trong 2 tuần nay, dẫn đến quá tải trầm trọng.
Bệnh nhi phải nằm ngoài hành lang tại Bệnh viện Nhi đồng 1 vì quá tải
Cụ thể, những ngày đầu tháng 9, BV chỉ tiếp nhận 5.000 bệnh nhi/ngày thì những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10, trung bình có đến 6.200 bệnh nhi/ngày.
Theo bác sĩ Lê Bích Liên, Phó giám đốc BV, hiện BV quá tải bệnh nhi mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh khác như hô hấp. BV có 1.400 giường bệnh, nay phải kê thêm 150 giường và tận dụng cả hành lang các khoa để trẻ có chỗ nằm điều trị nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ lượng bệnh nhi nhập viện ngày càng tăng. Trong tổng số bệnh nhi đến BV khám và điều trị, có đến 65% ca bệnh đến từ các tỉnh.
Theo bác sĩ Ngô Ngọc Quang Minh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của BV, trong tháng 8, trung bình chỉ có 20 - 25 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết nhập viện/tuần, nhưng tháng 9 tăng lên 60 - 70 bệnh nhi nhập viện/tuần, 3 ca đã tử vong.
Với bệnh tay chân miệng, tuần đầu tiên tháng 9 chỉ khoảng 100 - 150 bệnh nhi nhập viện/tuần nhưng tuần cuối tháng 9 tăng lên gấp đôi với 200 - 300 bệnh nhi nhập viện/tuần, trong đó có 10 ca nặng.
Tin, ảnh: Lương Ngọc
Theo Thanhnien
Sau bão Vàm Cỏ, sân bay Đà Nẵng vạ vật người chờ chuyến Ngày 15.9, sân bay Đà Nẵng đông nghịt người chen lấn do ứ đọng khi bị hủy, hoãn chuyến sau bão Vàm Cỏ (bão số 3). Từ đêm qua 14.9, rất nhiều hành khách bị hủy, hoãn, dời chuyến bay đã ngủ lại nhà chờ sân bay để hy vọng đón chuyến bay sớm vào sáng 15.9 khi hoạt động của các hãng...