Xin lỗi các con, bố và mẹ không thể sống với nhau được nữa
Hôm nay, gái út của mẹ lấy bằng đại học, trai lớn đi xem ngày đẹp để tổ chức đám cưới, mẹ xin phép được thông báo tin này.
Ngày mai, bố mẹ sẽ ra tòa chấm dứt cuộc hôn nhân này. Chắc hẳn, các con sẽ rất sốc. Khoan vội phán xét, hai con hãy ngồi lại và đọc những tâm sự của mẹ sẽ phần nào hiểu được.
Mẹ đợi ngày này đã hơn 10 năm. Nói đúng hơn, cả bố và mẹ đều cố gắng nhịn nhau, vì hai con mà chấp nhận sống chung một mái nhà suốt 10 năm qua.
Con gái có còn nhớ từng hỏi mẹ: Bố có người bên ngoài đúng không, con thấy cô hàng xóm nói bóng nói gió về chuyện bố ngoại tình?
Lúc ấy mẹ đã bao che cho bố, phủ nhận tất cả, cố gắng thể hiện tình cảm với bố trước mặt con để gái ngoan của mẹ được yên tâm hoàn thành năm cuối đại học. Nhưng đó là sự thật. Bố đã có người mới từ lâu.
Tình cảm bố mẹ dành cho nhau nguội lạnh từ trước đấy rất lâu. Theo lẽ thường, ngày biết bố ngoại tình, mẹ sẽ không cảm thấy buồn. Thế nhưng không phải thế!
Cảm giác thất vọng, bất lực, thấy bản thân không được tôn trọng và hơn hết mẹ biết rằng, tia hy vọng mong manh để hàn gắn cùng bố cuối cùng cũng không còn.
Ads (0:03)
Xin lỗi, mẹ không thể giữ gia đình mình nguyên vẹn cho các con. (Ảnh minh họa: Freepik).
Từ lúc tìm hiểu nhau, mẹ đã biết bố là người khá lạnh lùng, vô tâm. Nhưng mẹ nghĩ ai cũng có ưu và nhược điểm, hy vọng về chung nhà sẽ cùng nhau thay đổi mỗi ngày.
Nhưng mẹ đã nhầm. Ngoài việc kiếm tiền giỏi, bố không biết chia sẻ với mẹ bất cứ việc gì, dù là nhỏ nhất. Sự vô tâm ăn sâu vào bản tính của bố dần giết chết tình cảm trong mẹ.
Video đang HOT
Bố chỉ việc đi làm rồi về nhà, nằm dài đợi cơm, mặc định mọi việc trong nhà đều là của mẹ. Trong khi mẹ cả ngày cũng phải đi làm, chỉ có điều kinh tế mẹ làm ra không thể bằng bố.
7 ngày trong tuần, bố bù khú với bạn bè hết 3 ngày đến tận khuya, không thèm báo với vợ con. Dăm bữa nửa tháng, bố lại xách xe đi phượt với bạn bè ít hôm, không quan tâm mẹ ở nhà xoay xở với hai con như thế nào.
Những ngày hai con khỏe mạnh thì không nói. Nhớ lại ngày ấy, gái út của mẹ mới được 5 tháng tuổi, đang lên cơn sốt vì viêm phổi, trai lớn của mẹ mới 2 tuổi cũng đang khóc ngặt đòi mẹ.
Một mình mẹ gói ghém đồ đạc, bế hai con lên viện trong đêm mưa tầm tã. Bố nhậu nhẹt cùng bạn bè, gọi đến cháy máy cũng không phản hồi.
Nhìn gái út mệt phờ vẫn không thể ngủ được vì cơn ho dồn dập, anh lớn nước mũi chảy ròng vì khóc bám chân mẹ nhưng chưa được bế. Khoảnh khắc ấy, mẹ thực sự quá thất vọng về bố.
Những cuộc cãi vã của bố và mẹ diễn ra ngày càng nhiều, nhưng các con hầu như không biết. Bởi bố mẹ có một quy tắc là không mâu thuẫn trước mặt các con. Có lẽ, đây là điểm cộng duy nhất trong tư tưởng giáo dục con của bố mà mẹ trân trọng.
Cuộc hôn nhân này cứ kéo dài mãi cho đến khi bố có người mới bên ngoài. Mọi chuyện vỡ lở, bố mẹ thống nhất ly thân nhưng vẫn chung nhà, đợi các con ra trường sẽ ly hôn.
Tổn thương càng nhiều, tình cảm càng nguội lạnh. Bố sống cuộc sống của bố, chu cấp đầy đủ kinh tế để các con ăn học. Mẹ sống trong thế giới của mẹ, chăm lo cho các con, buông bỏ sân si, thù hận, tư tưởng cũng dần thoải mái hơn.
Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống. Một khi tình cảm đã cạn, buông tay là điều nên làm để cả hai dễ thở hơn, cũng là chấm dứt những chuỗi ngày lừa dối người thân yêu của mình.
Đến giây phút này, mẹ chỉ mong hai con của mẹ hiểu rằng, bố mẹ đã sống vì các con hết 2/3 quãng đời. Giờ đây, hãy cho phép bố mẹ được sống cuộc sống riêng của mình.
Vẫn biết đây sẽ là tin khó chấp nhận được, nhưng các con đã khôn lớn, có cuộc sống riêng, hãy thông cảm cho sự lựa chọn của bố mẹ. Dù từ mai không còn sống chung nhà, bố mẹ vẫn mãi là bố mẹ của các con.
Đi ô tô 3 tiếng đến dự sinh nhật cháu, thấy đồ ăn trên bàn tôi bắt xe về quê luôn
Bình thường từ nhà tôi lên thành phố chỉ mất khoảng hơn 2 tiếng đi xe khách, nên tôi lên xe lúc 3 giờ chiều.
Nào ngờ đi được nửa đường thì xe hỏng phải dừng lại sửa, thành ra 6 rưỡi tối tôi mới tới nơi.
Khi con dâu sinh con, vợ chồng tôi mừng lắm. Tôi chủ động bảo con trai và con dâu rằng tôi sẽ lên thành phố ở cùng chúng nó để chăm cháu, nào ngờ lại bị hai đứa từ chối.
- Mẹ cũng có tuổi rồi, cứ ở quê nghỉ ngơi đi ạ, lên đây chăm cháu phải thức đêm thức hôm mệt lắm. Bọn con tự xoay xở được.
Các con đã nói vậy nên tôi đành ở quê. Nhưng không ngờ, con dâu lại nhờ mẹ ruột lên ở cùng. Điều này khiến tôi không khỏi suy nghĩ và chạnh lòng, bởi tôi và bà thông gia tuổi tác, sức khỏe ngang nhau. Tôi vẫn còn khỏe chứ có phải cụ bà lọm khọm đâu.
Tuy nhiên, sau đó thỉnh thoảng tôi vẫn lên ở cùng các con. Nếu có bà thông gia ở đó, tôi chỉ ở khoảng 1-2 tuần rồi về. Nếu bà thông gia bận việc ở quê thì tôi ở khoảng 1-2 tháng, đưa đón cháu đi học rồi về lo cơm nước cho các con.
Trước đây tôi từng có khoảng thời gian tôi lên ở cùng con trai và con dâu. (Ảnh minh họa)
Cách đây ít lâu, cháu nội tổ chức sinh nhật tròn 5 tuổi. Như các năm trước, hai vợ chồng tôi đều bắt xe lên thành phố để thổi nến cùng cháu, nhưng năm nay ông nhà đau chân nên chỉ mình tôi đi. Trước khi đi, tôi có chuẩn bị đầy đủ quà cáp cho cháu cùng ít rau củ nhà trồng được.
Tính đi từ sáng, nhưng các con đi làm về muộn nên tôi căn giờ đi sao cho lúc đến nơi đúng giờ tan làm của con. Bình thường từ nhà tôi lên thành phố chỉ mất khoảng hơn 2 tiếng đi xe khách, nên tôi lên xe lúc 3 giờ chiều. Nào ngờ đi được nửa đường thì xe hỏng phải dừng lại sửa, thành ra 6 rưỡi tối tôi mới tới nơi.
Hồ hởi bước vào, tôi sững người với cảnh tượng bên trong. Ông bà thông gia cũng đến dự sinh nhật cháu, mọi người đang ngồi quây quần bên mâm cơm. Đáng nói, bánh sinh nhật đã cắt xong, mọi người cũng ăn được nửa bát cơm rồi.
Thấy tôi, con trai và con dâu buông lời trách móc:
- Mẹ làm gì mà đi lâu thế? Giờ này mới đến, chúng con cho cháu thổi nến, cắt bánh sinh nhật xong rồi. Mẹ rửa qua chân tay đi rồi vào ăn cơm.
Nghe mà chạnh lòng. Bình thường nhà con trai ăn cơm lúc 6 rưỡi - 7 giờ tối, nay tôi tới muộn một chút cũng chẳng ai đợi. Cố kìm nén sự bất mãn trong lòng, tôi nặn ra một nụ cười, đưa quà cho cháu nội rồi ngồi vào bàn ăn. Thế nhưng lúc ngồi vào mâm, tôi thật sự không thể kìm nén nổi được nữa.
Nhìn bàn ăn toàn món mình không ăn được, tôi bực dọc hỏi con trai và con dâu tại sao lại vậy. (Ảnh minh họa)
Các con đặt lẩu về ăn, nhưng ngặt nỗi đó là lẩu ếch măng cay. Những món ăn phụ đều có vị chua ngọt, vị cay, nếu không thì cũng có ớt hoặc tiêu, chỉ riêng mấy món nấu riêng cho cháu trai là không cay.
Tôi mắc bệnh dạ dày mãn tính, không ăn được đồ chua cay nóng. Chuyện này các con đều biết, vậy mà trên bàn ăn lại chẳng có món nào tôi ăn được. Khó chịu, tôi hỏi con trai:
- Sao toàn đồ chua cay thế con, mẹ bị đau dạ dày mà?
Con dâu nghe vậy liền nhăn mặt đáp:
- Mẹ ăn mấy miếng cũng có sao đâu? Tiệc này con đặt cách đây mấy hôm rồi. Khi đó mẹ bảo không đi được, sáng nay mẹ mới nói tới dự sinh nhật cháu. Mẹ thay đổi đột ngột thế sao con chuẩn bị kịp?
Nói xong, con dâu còn quay sang lẩm bẩm với chồng:
- Đã bảo mẹ đừng có lên mà cứ lên, giờ lên rồi lại đòi hỏi nọ kia, ai mà chiều cho được.
Tuy con nói nhỏ nhưng vẫn đủ để tôi nghe thấy. Tức giận, tôi buông đũa đứng dậy nói:
- Được, nếu con không thích mẹ đến thì mẹ đi. Từ giờ mẹ sẽ không đến đây nữa.
Nói xong tôi quay ra cửa bắt xe về. Con trai con dâu đuổi theo xin lỗi, ông bà thông gia cũng khuyên can đừng chấp nhặt với con cái, nhưng đến giờ tôi vẫn chưa nguôi ngoai được.
Tôi cảm thấy không được các con tôn trọng, ngay cả con ruột cũng chẳng biết nghĩ cho mẹ. Tôi cảm thấy con coi trọng ông bà ngoại hơn ông bà nội. Ông nhà khuyên tôi đừng nghĩ nhiều, cứ kệ chúng nó nhưng thật sự tôi không làm được.
Bỏ bằng đại học, tôi hối hận khi đi theo tiếng gọi của tình yêu Nhiều lúc, tôi chạnh lòng nghĩ đến tấm bằng đại học đang nằm sâu nơi góc tủ. Có khi tôi nhớ đến bố mẹ, chắc họ vẫn nghĩ con gái mình đang sống vô cùng hạnh phúc. Tốt nghiệp đại học, tôi đưa người yêu về quê gặp bố mẹ và xin phép cưới. Bố không nói gì nhiều, chỉ hỏi hai đứa...