Xin đừng tắt, một ngọn đèn trong bão
Mẹ ốm con nuôi, con ngã bệnh mẹ chạy ăn. Hai mẹ con Hiếu đã sống như thế với những căn bệnh mãn tính đã 12 năm nay. Nhưng dường như sức chịu đựng và nghị lực quật cường của hai mẹ con đã đến giới hạn.
Nhắc đến Đỗ Minh Hiếu, các bạn đồng trang lứa ở xã Văn Thủy (huyện Lệ Thủy – Quảng Bình) không ai không biết. Cậu học trò nghèo nhỏ nhắn, gầy gò 6 năm liền là học sinh giỏi, dù đang phải lao động cật lực để nuôi mẹ và bản thân cũng phải chiến đấu với căn bệnh suy tim quái ác.
Bán bánh nuôi mẹ, nuôi chữ
Trong căn nhà nhỏ xây dở dang tạm bợ nằm cuối thôn Trạng Cau (Văn Thủy), hai mẹ con Hiếu ngồi cặm cụi vót từng thanh tre đan nón. Đôi bàn tay gầy guộc, xanh xao của cậu học trò nhỏ khéo léo đưa từng đường kim mũi chỉ như một người thợ lành nghề thực thụ.
Ở tuổi 12, Hiếu khâu nón như một người thợ có thâm niên.
Từ ngày ra đời, Hiếu không có hơi ấm của người cha bao bọc, em lớn lên trong tình thương của mẹ. Mẹ em, chị Đỗ Thị Liệu (45 tuổi) mắc chứng rối loạn thần kinh tim bẩm sinh, thường xuyên phải nhập viện điều trị
Mọi gánh nặng gia đình đặt lên đôi vai gầy của cậu bé 12 tuổi. Hàng ngày, ngoài giờ đến lớp, Hiếu phải dầm mình trong những đống rác, nhặt từng vỏ chai nhựa, tờ báo cũ kiếm tiền về đong gạo và đeo đuổi ước mơ đến trường.
Video đang HOT
Bốn năm qua, cô trò trường Tiểu học Văn Thủy đã quen với hình ảnh cậu học trò gầy gò, ốm yếu mang từng dĩa bánh rán, bánh bột lọc đến cổng trường đứng bán. Đó là công việc hàng ngày của Hiếu trước giờ vào học.
Mẹ em kể lại, sáng sớm, Hiếu sang chợ mua bánh rán, bim bim, bánh mì… đến trường bán cho các bạn. Lúc đắt hàng, em cũng kiếm được 5.000 – 6.000 đồng, phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống. Những hôm trời mưa, không bán hết hàng, Hiếu phải ở lại sau giờ học để đến từng lớp bán. Thương bạn nghèo, chăm ngoan học giỏi, bạn bè trong trường thường tìm đến Hiếu để mua đồ ăn sáng.
Dù bận rộn với cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, nhưng suốt sáu năm liền, Hiếu đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường. Lật giở những tấm bằng khen còn mới tinh, chị Liệu tự hào: “Cuộc sống gia đình vất vả, khó khăn, nhưng cháu luôn cố gắng nỗ lực học tập. Vừa rồi, Hiếu được đại diện trường đi dự hội thi học sinh giỏi toàn huyện”.
Không chỉ học giỏi, Hiếu còn có một biệt tài là sữa chữa đồ điện như: radio, quạt máy, ti vi… Mọi người trong xóm thường gọi em với cái tên thân mật “Hiếu điện máy”.
Giông gió nối tiếp nhau
Cuộc sống hai mẹ con Hiếu trở nên túng quẫn kể từ khi em bị ốm nặng, cơ thể suy nhược vào năm lên lớp 3. Theo kết luận của các bác sĩ bệnh viện TW Huế, Hiếu bị bệnh suy tim, hen suyển di truyền từ mẹ, phải thường xuyên sử dụng thuốc cắt cơn.
Những nỗ lực vượt lên số phận của Hiếu sẽ kéo dài được bao lâu khi chính em cũng mang căn bệnh suy tim quái ác?
12 tuổi, nhưng em nặng chưa đến hai mươi kg, sắc mặt tái nhợt. Mọi của cải trong nhà đều lần lượt “đội nón” ra đi sau những lần nhập viện.
Dù mang bệnh nhưng chị Liệu vẫn gắng gượng đi làm thuê để kiếm tiền thuốc thang chữa bệnh cho con. Thương mẹ một mình bươn chải kiếm sống, Hiếu đã nhiều lần xin mẹ nghỉ học đi làm, nhưng chị Liệu không đồng ý.
“Hồi trước còn chút sức khỏe, tôi đi làm phụ hồ, gặt lúa thuê… Giờ sức yếu rồi, chỉ làm việc quanh quẩn trong nhà. Nhưng dù khó khăn đến mấy, tôi cũng quyết nuôi cháu đi học. Nó là niềm hy vọng lớn nhất của cuộc đời tôi” – chị Liệu tâm sự. Nói rồi những giọt nước mắt đong đầy trên đôi gò má người mẹ nghèo.
Thời gian gần đây, bệnh tật của Hiếu ngày càng trở nên trầm trọng. Những cơn đau, đột quỵ đến bất ngờ, khiến em nằm liệt giường hàng tháng trời. Chị Liệu phải chạy vạy khắp nơi mượn tiền để đưa Hiếu đi chữa bệnh, cắt thuốc.
Khi chúng tôi đến thăm, em vừa ra viện sau một tuần nằm điều trị tại bệnh viện TW Huế. Gương mặt gầy gò, cơ thể xanh xao vẫn chưa hết run rẩy, Hiếu hỏi như tự cật vấn mình: “Không biết em có còn được đến trường nữa không? Mấy bữa nay mẹ đổ bệnh, em phải chạy ăn từng bữa”.
Và đến nay, đứa trẻ tuổi 12 vẫn ngày ngày khâu nón, bán bánh ven đường để tự đi tìm câu trả lời cho mình trước những giông gió quá sức chịu đựng của cái tuổi ăn, tuổi chơi này.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Chị Đỗ Thị Liệu (mẹ cháu Đỗ Minh Hiếu) – Thôn Trạng Cau – xã Văn Thủy – huyện Lệ Thủy – Quảng Bình
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học và Dân trí – Báo điện tử Dân trí (Hà Nội) Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn * Tài khoản VNĐ: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản USD: Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí Số TK : 10 202 0000 004346 SWIFT Code: ICBVVNVX106 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269
Theo dân trí
Cậu bé 11 tuổi làm thông dịch viên quốc tế
Trần Quang Khải, 11 tuổi, học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Tám, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh có năng khiếu đặc biệt về môn tiếng Anh và là "thần đồng" của tỉnh Trà Vinh khi em liên tục là học sinh giỏi và thi lấy nhiều chứng chỉ quốc tế về tiếng Anh.
Cha mẹ của Trần Quang Khải đều là giáo viên dạy học ở Trà Vinh nhưng người ảnh hưởng nhiều nhất đối với Khải là ông ngoại - Nguyễn Văn Sết (68 tuổi - cũng là một giáo viên tiếng Anh đã nghỉ hưu). Nhờ sống chung trong một gia đình ba thế hệ, cùng với năng khiếu bẩm sinh, Khải được ông ngoại "truyền" tiếng Anh từ rất sớm và cậu bé cũng sớm tiếp thu môn ngoại ngữ này từ nhỏ.
Phát hiện năng khiếu của con, ngay từ khi vào lớp 2, bố mẹ Khải đã cho con theo học tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ Victory thuộc Trường đại học Trà Vinh. Điều ngạc nhiên là khi vào trung tâm, Khải lại vượt qua quá trình test khả năng Anh văn ở trình độ Let"s go I, nên Khải được theo học lớp Let"s go II và trở thành học viên nhỏ tuổi nhất.
Trần Quang Khải cùng với những người bạn là du khách nước ngoài đến Trà Vinh.
Trong suốt quá trình theo học, Khải đã trải qua 3 lần thi và được cấp chứng nhận quốc tế: Cambridge Young Learners English Test - STARTE; Cambridge Young Learners English Test - MOVERS; Cambridge Young Learners English Test - FLYERS đều đạt loại khá giỏi. Và gần đây nhất là kỳ thi chứng chỉ KET, do Trường đại học Cambridge (Anh) tổ chức vào ngày 20/3 vừa qua, với số điểm rất cao.
Nhờ tố chất lanh lẹ, hoạt bát, trong những lần đi chơi cùng gia đình, cậu bé Khải chủ động tiếp xúc với du khách nước ngoài để học tiếng Anh và nhiều du khách rất ngạc nhiên và thích thú vì có được thông dịch viên bất đắc dĩ cho mình. Chính những lần giao du ấy, Khải có rất nhiều người bạn nước ngoài thường xuyên gửi email cho cậu.
Tiếp xúc với chúng tôi, Khải thổ lộ mơ ước của mình sau này sẽ trở thành bác sĩ, nhưng trước mắt, Khải cố gắng lập thành tích và sẽ trở thành người nhỏ tuổi nhất lập kỷ lục Guinnes về số giấy khen trong suốt quá trình học tập của mình. Bởi hiện nay, sau khi học mẫu giáo và cấp I, Khải đã sưu tập cho bản thân mình tất cả 52 giấy khen các loại.
Theo CAND
Cậu bạn khiếm thị làm tẩm quất nuôi ước mơ giảng đường ĐH Sinh ra đã bị khiếm thị, lớn lên trong hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, nhưng cậu bạn sinh năm 1990 Vũ Văn Tuấn vẫn luôn có ước mơ được đến trường, được đi học. Giờ đây trước mặt Tuấn là ước mơ vào giảng đường đại học... Gian nan học chữ Vũ Văn Tuấn sinh ra ở thôn Trung Đông,...