Xin cô hãy xét lại lời phán
“Phản đối. Xin cô hãy xét lại lời phán và trả lại sự công bằng cho chúng con”. Dòng chữ đầu đơn bằng bút dạ quang với nét to và tròn của cô bé học trò vừa rời ghế tiểu học.
Tôi hỏi lý do có “lá đơn” này thì con bảo rằng: “Một số bạn gái của con thấp bé kèm cận thị, nhưng không hiểu thế nào mà cô giáo chủ nhiệm đổi chỗ cho ngồi mãi cuối lớp (trong đó có con). Thế là tụi con họp lại và làm đơn phản đối gửi cô”.
Tôi lật qua trang sau của “lá đơn” có ghi: “Xin cô đổi chỗ cho bạn Nhân, Vy, Trang, Ánh, Trâm, Tâm… vì mấy bạn không thấy bảng. Đồng tình phản đối. Xin cảm ơn cô”.
“Lá đơn” của học trò. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Và diễn biến tiếp theo của “lá đơn” theo lời kể của con tôi như sau. “Lá đơn” đã được các con háo hức cử một bạn đưa đến tận tay cô giáo chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp. Bọn trẻ chờ đợi và hy vọng cô trả lại cho chúng sự công bằng trong cách xếp chỗ ngồi trong lớp. Tuy nhiên, cô nhận đơn, sau đó nhíu mày hỏi:
- Ai ghi?
Một nhóm xúm lại chỉ một bạn.
- Phản đối cái gì? Tại sao lại phản đối? – cô gắt.
- Dạ thưa cô, mấy bạn ngồi bên dưới xa bảng quá nên không nhìn thấy chữ – cô bé “đại diện” trả lời.
- Cô đã làm cái gì sai mà phải trả lại sự công bằng cho các con? – cô giận dữ.
Video đang HOT
- Dạ thưa cô… tụi con không thấy chữ trên bảng thì tụi con phải phản đối ạ – cả nhóm đồng thanh.
- Nếu không thấy thì nói là “con không thấy” rồi cô sẽ sắp xếp lại. Không được ghi giấy phản đối cô, như thế là hỗn láo, hiểu chưa? – cô hét to.
- Thì tụi con đã nói là tụi con không thấy mà cô đâu có nghe, cô đâu có xếp chỗ lại – cô bé cố giải thích rồi… mếu.
- Không lôi thôi nữa. Em nào có tên trong đây thì tự tay xé tờ giấy này, và nhớ từ rày về sau không được bày ra mấy cái trò vớ vẩn này nữa. Nếu không cô sẽ mời phụ huynh lên làm việc – cô gầm lên.
- Dạ… con biết – cả nhóm líu ríu, run run chia nhau tờ giấy nhỏ rồi gom góp lại bỏ vào thùng rác.
Tôi có được bản sao của “lá đơn” vì cô bé “đại diện” đã tường thuật và ghi chép lại rất chi tiết để mẹ xem rằng chúng con đã làm gì sai.
“Vì sao vậy mẹ? Nhưng nếu thầy cô làm gì đó không công bằng thì mình cũng phải im lặng sao?”, tôi im lặng trước câu hỏi của cô bé lớp 6.
Tôi muốn nói với con rằng: Nếu có điều gì sai con có thể nói với ba mẹ, rồi ba mẹ sẽ báo lại với thầy cô. Nhưng trong thực tế cuộc sống ngày nay, từng có những trường hợp các cháu đi thi đại học, khi trên bài thi bị giám thị ký nhầm cột tên mà học sinh 18 tuổi đầu cũng chỉ biết khóc lóc, về kể với phụ huynh sau khi chuyện đã rồi và kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Tại sao học sinh của chúng ta luôn bị đánh giá là rất thiếu kỹ năng sống? Xin hỏi, một đứa trẻ học lớp 6 không đồng ý với cách sắp xếp chỗ ngồi trong lớp của cô giáo và kêu gọi các bạn lên tiếng phản đối, tại sao lại bị cô cấm? Tại sao bị gọi là hỗn? Tại sao bị bắt nhớ đến “từ rày về sau…”.
Ai cũng có thể trả lời được những câu hỏi này. Giáo dục một đứa trẻ không phải là cấm chúng “hỗn”, mà nên dạy cho chúng hiểu thế nào là một thái độ sống tích cực được chấp nhận. Với thái độ đó, các con sẽ vững chân bước vào đời, tự tin với những kỹ năng được rèn giũa từ thầy cô và cha mẹ theo suốt thời gian con lớn lên.
Rồi chúng ta sẽ có những học sinh 18 tuổi dám đứng lên phản đối thầy giám thị ký tên sai cột khiến ảnh hưởng đến bài thi của các bạn và yêu cầu được giải quyết thỏa đáng.
Nếu từ “hỗn” cứ bị áp lên đầu khi bọn nhỏ dám bày tỏ chính kiến với giáo viên, thì học sinh chúng ta không hi vọng gì có được những kỹ năng sống cơ bản. Đó là biết phân biệt đúng sai, phải trái và biết đứng lên, dù chỉ để bảo vệ chính bản thân mình.
Theo Thụy Hiền/Báo Tuổi trẻ
Hiệu trưởng thành ông nội ăn trưa cùng học trò
Ở trường Marie Curie, Hà Nội, thầy hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang được học sinh gọi là ông nội. Thầy thường ăn trưa với học sinh tại phòng ăn thoáng, đẹp.
Marie Curie là trường nhiều cấp học, sĩ số ba cấp là 3185, trong đó, tiểu học 741, THCS: 1580, THPT: 864. Học sinh tiểu học và trung học cơ sở (THCS) được tổ chức bán trú: học tập, ăn, ngủ, hoạt động văn hoá, thể thao từ sáng đến chiều.
Tham gia phục vụ các bữa ăn cho học sinh bán trú là đội ngũ nhân viên 75 người (trong đó có 20 người nấu). Thời gian làm việc bắt đầu từ 5h30 sáng để chuẩn bị các bữa điểm tâm sáng, bữa trưa và bữa chiều.
Thực đơn cho mỗi bữa ăn gồm cơm, hai món mặn, canh, rau và đồ tráng miệng. Để đổi món, nhà bếp sẽ luân phiên chế biến các loại thực phẩm như thịt lợn, gà, bò, cá, hải sản. Ước tính, mỗi bữa trưa, nhà bếp phải sử dụng đến 200 kg gạo, 180 kg rau, 300 kg thịt.
Khu nhà ăn được chia thành hai phòng lớn dành riêng cho từng cấp học, mỗi phòng đều có bồn rửa tay với biển hướng dẫn rõ ràng. Ngoài ra, tường các phòng ăn còn được trang trí bằng hình vẽ do chính nhân viên nhà ăn thực hiện.
Bữa trưa bắt đầu lúc 11h, ngay sau khi kết thúc buổi học sáng. Khác với các anh chị THCS, học sinh tiểu học sẽ phải xếp hàng theo lớp trước khi vào nhà ăn.
Các em cũng được ưu tiên hơn khi có giáo viên chủ nhiệm trực tiếp chăm sóc trong mỗi bữa ăn.
Không chỉ ăn cùng nhà ăn với học sinh như các giáo viên khác, thầy hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang còn hay ngồi cùng bàn với các em học sinh tiểu học. Mới đây, ông nội Khang (biệt danh học sinh dành cho thầy) còn làm bài thơ tặng học sinh tiểu học để các em dễ nhớ những lời khuyên khi ăn. "Một: rửa sạch cái tay. Hai: về ngay đúng chỗ. Ba: có lời mời nhỏ. Bốn: cho thuận đôi tay. Năm: ăn thật nhẹ nhàng. Sáu: không quá thời gian. Bảy: không thừa các thứ. Tám: xếp gọn dụng cụ. Chín: rửa cái miệng xinh. Mười: rinh quà ông nội".
Khác với các em tiểu học, anh chị THCS sẽ phải tự đi lấy thức ăn.
Nếu không muốn ăn cơm, học sinh cũng có thể ăn phở, mỳ, tuỳ theo sở thích.
Thời gian ăn của học sinh từ 20 đến 30 phút. Các em không được bỏ thừa thức ăn, sau khi ăn phải tự dọn dẹp, phân loại rác và dụng cụ đúng theo quy định. Sau một tiếng ăn trưa và thư giãn, học sinh ngủ trưa từ 12h đến 13h30 trước khi bước vào buổi học chiều.
Theo Zing
'Mẹ ơi, con muốn đi học' Bước đi, Trúc nói to với mẹ: "Con ráng bán vé số để dành tiền, mai mốt mẹ cho con đi học nghe mẹ!", rồi cô bé cắm cúi đi tiếp. 17h30. Trận mưa kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ vẫn chưa tạnh hẳn. Khu nhà trọ trên đường Lộ Tập Đoàn, phường 5, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ngập lênh...