‘Xin cô giúp bé nhà tôi được học lớp vắng và nghèo nhất’
Chưa bao giờ mẹ nhận được thư cảm ơn từ cô giáo hiệu trưởng ở Việt Nam, một cử chỉ mà mẹ tưởng chỉ những trường bên Tây mới có.
Buổi sáng tới trường tiểu học của phường Thụy Khuê để nộp hồ sơ cho con, mẹ có hai niềm cảm động. Cảm động đầu tiên là trong hồ sơ vào lớp Một của con, mẹ được nhận lại từ trường, giữa giấy hẹn vào nhận lớp và lời dặn dò đầu năm học mới, có kẹp vào giữa một lá thư cảm ơn của cô hiệu trưởng gửi cho phụ huynh.
Chưa bao giờ mẹ nhận được thư cảm ơn từ cô giáo hiệu trưởng ở Việt Nam, một cử chỉ mà mẹ tưởng chỉ những trường bên Tây mới có. Những ngôi trường quốc tế mới đặt tiêu chí thân thiện lên trên mục tiêu tuyển sinh. Còn trường điểm Hà Nội nếu không có tệ đạp đổ cổng trường thì cũng tràn lan mua suất trái tuyến, giao tiếp giữa nhà trường và phụ huynh chỉ đơn giản là họp phụ huynh, sổ liên lạc điện tử, thông báo các khoản thu đầu năm, giấy khen cuối kỳ, hoa tặng 20/11
Thế nên một lời cảm ơn từ cô hiệu trưởng gửi tới một bà mẹ vừa dắt đứa con nhỏ tới xin học, vừa bất ngờ vừa cảm động. Lá thư của cô Hiệu trưởng chỉ vài dòng, cảm ơn phụ huynh đã tin tưởng gửi các con vào học trường, nhưng làm mẹ tin có những thứ đã thay đổi rất nhiều trong tư duy giáo dục của trường điểm, trường quốc lập những năm gần đây.
Ba mẹ con Trang Hạ.
Cô giáo, đừng về Việt Nam! ‘Teacher, don’t go Vietnam!’
Câu chuyện của tác giả Đỗ Thanh Lam viết về cô giáo Lệ Quyên dạy học tại Thái Lan đăng trên một trang mạng và nhanh chóng lan truyền trong cộng đồng mạng.
Ngày xưa mẹ đi du học, năm học mới giáo viên thường hay mời học sinh đi ăn, với lý do, học sinh mới chính là người trả tiền lương cho giáo viên và nhà trường, giáo viên và nhà trường phải biết ơn học sinh mới đúng. Nếu học sinh thành tài và nổi tiếng, giáo viên càng phải biết ơn học sinh, vì nỗ lực của người học đã mang lại vinh quang cho nhà trường. Điều ấy làm mẹ cực kỳ ngỡ ngàng vì xưa nay, mẹ vốn chỉ quen với tư duy học sinh là những đối tượng bị coi là thấp kém nhất trong nấc thang danh vọng xã hội, và xếp thứ tự sau cùng của đối đãi.
Sau này tham gia các dự án giáo dục quốc tế, mẹ càng ngạc nhiên hơn khi nghe một chuyên gia tư vấn tài chính phân tích bản chất của đầu tư vào giáo dục là khoản đầu tư ít rủi ro nhất so với các lĩnh vực khác.
Video đang HOT
Bởi có thể tính toán được lợi nhuận khá sát với thực tế sau này, chưa cung cấp dịch vụ đã được nhận toàn bộ doanh thu, học sinh chưa đi học đã nộp hết học phí. Và những lợi nhuận vô hình mà nhà trường vẫn tiếp tục được nhận kể cả sau khi đã ngừng cung cấp dịch vụ. Đó là, khi một học sinh ra đời thất bại, người ta thường bảo là do cá nhân anh ta kém cỏi. Nhưng nếu anh ta thành đạt, người ta thường cho rằng nhà trường có công, và bản thân anh ta cũng quay lại cảm ơn nhà trường.
Những tính toán ấy dù có lý nhưng lạnh lẽo quá, nhất là khi báo chí đưa tin biết bao nhiêu ngôi trường lớn lục đục và sụp đổ vì những thứ nằm ngoài phạm vi giáo dục. Mẹ có ba đứa con nhỏ, mẹ chỉ mong các con sẽ lần lượt lớn lên trong một ngôi trường nhỏ, mơ những giấc mơ nhỏ thôi và lớn lên trở thành một người công dân có tư cách và có một chỗ đứng khiêm tốn trong xã hội nhưng vững chắc bằng chính năng lực của mình.
Những ước mơ của mẹ, nó rất gần với lá thư cảm ơn bé nhỏ của cô Hiệu trưởng. Vì nó rất con người, tình cảm, nó thật, nhân văn hơn mọi diễn văn đòi đứa con 6 tuổi của mẹ phải có trách nhiệm xây tương lai đất nước, phải thành công dân toàn cầu. Những điều mà biết bao nhiêu người lớn còn chẳng làm được.
Mẹ đứng ở giữa sân trường và hỏi một cô giáo lớp một, xin cô giúp cho em bé nhà tôi được vào học một lớp một nào của trường mà vắng nhất và nghèo nhất. Cô giáo nhìn mẹ hơi ngỡ ngàng, sau đó hiểu ra và chỉ dẫn cho mẹ cách đề nghị xin xếp con vào lớp nào phù hợp nhất, có nhiều bạn ở gần nhà nhất. Mẹ nói là con tôi cho đến giờ tôi không cho nó học trước tập viết hay chữ số. Cô giáo nói, thường các em khác bố mẹ bắt học từ nửa năm trước, nhưng con nhà mình khi vào năm học, cô giáo vẫn dạy từ nét đầu tiên, chị đừng lo lắng.
Đó chính là niềm cảm động thứ hai của mẹ, gần giống sự yên tâm. Một cô giáo xa lạ cũng tận tâm như thế với một phụ huynh mà cô biết chắc chắn sẽ không phải phụ huynh của lớp mình, thì mẹ tin cô giáo mới của con mẹ, trong năm học mới, ở ngôi trường này, chắc cũng tận tâm và tận tình với các con như thế.
Con thích đi học. Mẹ chúc con một cuộc đời học tập toàn niềm vui sướng thú vị, chúc con có nhiều bạn bè.
Theo Trang Hạ/Báo Vietnamnet
Học trò của cô giáo chuyển giới nghỉ 4-6 năm vẫn đậu ĐH
Tấm bằng cao đẳng khó xin việc nên nhiều bạn trẻ chọn liên thông hoặc học lại ĐH. Sau vài tháng ôn thi tại lớp học của cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm, họ đều đặt được điểm số cao.
Không chỉ nhận ôn luyện cho học trò lớp 12 thi đại học mà năm nay, cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm (30 tuổi) còn mở lớp ôn thi dành cho những bạn muốn học liên thông, thi lại ĐH. Cả lớp có 26 người, điểm chung đều bỏ quên kiến thức 4-6 năm, không xin được việc hoặc làm đủ mọi nghề để kiếm sống.
Trầy trật với tấm bằng cao đẳng
Tốt nghiệp hệ CĐ ngành Quản trị kinh doanh của ĐH Tài chính Maketing năm 2013, Mai Chí Trung (22 tuổi, quê Trà Vinh) không nhớ mình đã rải bao nhiêu hồ sơ. Cuối cùng, Trung đành ngậm ngùi đi làm công việc bán vé xe khách.
"Làm được 3 tháng là mình hết chịu nổi. Mình nghĩ với bằng cao đẳng thì rất khó có việc như ý nên quyết định nghỉ bán vé, tập trung ôn thi để liên thông lên đại học", Trung bộc bạch.
Cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm bên lớp học của mình trên đường Nguyễn Văn Thủ (Q.1). Nhiều thành viên lớp liên thông do mặc cảm nên đã xin phép không chụp hình.
Học tài chính ngân hàng nhưng ra trường đi làm kế toán, nhận thấy công việc không ổn nên Lý Thị Duyên (21 tuổi, quê Đồng Tháp) chọn cách học liên thông. Duyên tập trung ôn thi vào ĐH Ngân hàng TP.HCM.
Cô giải thích: "Mình cũng may mắn có được việc làm nhưng chỉ một thời gian thấy không hợp lắm. Mình không thực sự tự tin với bằng cao đẳng nên muốn học nên cao để trau dồi thêm kỹ năng nghề nghiệp. Mình muốn xin được đúng việc mình học, dù sao thì trình độ đại học vẫn tốt hơn". Và tháng 3/2014, Uyên chủ động nghỉ việc để ôn thi lại. Chiều tối học, ban ngày cô lại đi phụ bán hàng, chạy bàn.
Cũng với tấm bằng cao đẳng nhưng thay vì liên thông hệ đại học cùng ngành thì Hoàng Văn Bình (22 tuổi, quê Kiên Giang) lại ôn thi vào ngành khác, trường khác. Bình chọn thi ngành Công nghệ thông tin, ĐH Công nghệ thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM. Chỉ khi đi làm một thời gian, anh mới thấy bản thân không hợp với ngành tài chính ngân hàng.
Bình ngậm ngùi nói: "Thực ra mình cũng thích làm đúng ngành nhưng nộp hồ sơ không nơi nào nhận. Mình nộp ở lĩnh vực khác cũng không thấy hồi âm. Không còn cách nào khác, mình đành đi làm phụ quán cà phê, khi thì bán sách... Thu nhập cao nhất cũng ở mức 3 triệu/tháng".
Nhận thấy bản thân hợp với công nghệ thông tin, lại được gia đình ủng hộ nên Bình quyết định làm lại từ đầu. "Giờ tìm việc khó quá, thôi thì mình học tiếp và chờ đợi cơ hội mới", Bình nói.
26 con người trong lớp học, là những bạn trẻ mới ra trường. Ở tuổi đời chỉ từ 22-25, họ hào hứng cầm tấm bằng vừa có đươc đi xin việc, mong ước trước mắt là được làm đúng chuyên ngành. Nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng, cái lắc đầu của nhà tuyển dụng. Tất cả đều hy vọng với trường mới, tấm bằng có giá trị hơn sẽ giúp họ tìm được việc như ý.
Điểm thi cao hơn mong đợi
Trước khi đến với lớp học của cô giáo Quỳnh Trâm thì Duyên chưa dám nghĩ sẽ đăng ký vào ĐH Ngân hàng TP.HCM. Ban đầu, cô tính chọn một trường tiểu chuẩn thấp hơn nhưng "sau khi vô học chừng hơn tháng là mình lấy lại căn bản kiến thức đã bỏ gần 4 năm. Cô dạy dễ hiểu, nhiệt tình khiến mình tự tin vào bản thân hơn nên mới chọn trường này", Duyên cho biết.
Kết quả, sau gần 4 tháng ôn luyện, yên đã đạt được 19 điểm (khối A) trong khi ở lần thi 4 năm trước cô chỉ được 13,5 điểm. Cô nói: "Năm ngoái ngành này lấy 17 điểm, nếu cộng cả thêm điểm ưu tiên thì mình hy vọng sẽ trúng tuyển".
Cô giáo hỏi thăm điểm số từng học trò.
Bỏ quên kiến thức phổ thông cả 6 năm, việc đạt số điểm 19 (khối A) của Nguyễn Trung Tính (24 tuổi, TP.HCM) là một thành tích hơn cả mong đợi. Cũng như Uyên, học tài chính ngân hàng của trường ĐH Ngân hàng là mục tiêu của Tính. Anh hy vọng, sau 1,5 học sẽ có một vị trí tốt hơn so với công việc hiện tại.
"Mấy năm trước mình cố gắng hết sức mới thi được 13 điểm. Vừa rồi thi được 18 điểm khiến mình khá bất ngờ. Vì thi xong, mình dự tính cao cũng chỉ 16 điểm", Mai Chí Trung cho biết. Trong khi đó, Hoàng Văn Bình cũng được 20 điểm (khối A). Cậu chia sẻ: "Với điểm số này hoàn toàn ngoài mong đợi của mình. Những năm trước điểm chuẩn của ngành mình chọn cũng không cao nên mình tự tin sẽ trúng tuyển".
Không chỉ giảng bài theo phương pháp riêng, giúp người học dễ tiếp thu mà cô giáo Quỳnh Trâm cũng thường xuyên thăm hỏi cuộc sống học trò. Với những trường hợp khó khăn như Uyên, Bình, Trung cô giáo đều nhiệt tình giúp đỡ tài chính. Có trường hợp, cô còn ủng hộ cả tiền mua xe để đi làm. Thời gian qua, cô Trâm thường xuyên theo dõi tin tức điểm thi. Mỗi khi học trò có điểm, cô đều gọi điện chia sẻ, chúc mừng. Cô tự tin cả 26 em thi liên thông, ôn luyện tại lớp đều sẽ trúng tuyển.
"Hầu hết những em học liên thông đều có cuộc sống khá chật vật nhưng rất khát khao tìm kiếm cơ hội mới bằng con đường học tập. Cái khó là nhiều em đã mất kiến thức căn bản. Tuy nhiên, sau vài tháng học thì đều có kết quả thi khả quan khiến tôi rất hạnh phúc", cô giáo chuyển giới chia sẻ.
Theo zing
Thầy giáo mặc quân phục dạy trẻ em nghèo giữa Sài Gòn Lớp học có khoảng hơn chục học trò nằm ở trung tâm thành phố, thầy giáo mặc quân phục, đeo quân hàm và đa dạng về tuổi tác, trình độ. Chỉ có một điểm chung, các em đều là những học sinh cá biệt, gia đình khó khăn, không thể đến trường. Thượng tá Đào Quốc Huy, chính trị viên Biên phòng cửa...