Xin cô, đừng cho con tôi vào đội tuyển!

Theo dõi VGT trên

Phụ huynh là người hiểu rõ nhất năng lực của con mình, hiểu những hào quang ảo kia nên không ít người đã mạnh dạn tìm cách xin không cho con mình vào đội tuyển

Đang dạy trên lớp, thấy một phụ huynh cứ lấp ló ở cửa, dừng lại bài giảng, tôi bước ra ngoài xem họ cần gì.

Sau phút giây có vẻ ngập ngừng, chị nói: “Chào cô! Tôi là phụ huynh em Tuấn! Cô có thể cho con tôi rút tên ra khỏi đội tuyển học sinh luyện thi violympic được không ạ?”.

Giật mình nhưng tôi kịp bình tĩnh lại, đây là phụ huynh thứ 3 lên tiếng không muốn cho con vào đội tuyển luyện thi. Vì không có nhiều thời gian, tôi đã hẹn chị cứ về và tôi sẽ liên lạc lại.

Xin cô, đừng cho con tôi vào đội tuyển! - Hình 1

Đội tuyển học sinh Violympic giải toán qua mạng (Ảnh minh họa: thcsnguyentatthanh.thainguyen.edu.vn).

Tôi đã trực tiếp gọi điện cho 3 phụ huynh để hỏi lý do vì sao gia đình lại không muốn cho con vào đội tuyển?

Mẹ học trò Tuấn đã lên tiếng: “Tôi thấy lực học của con cũng chỉ ở mức khá. Thi Toán trên mạng khó quá cô à. Con hỏi mà vợ chồng tôi không biết làm. Con đòi đi ôn ở lò luyện thi violympic nhưng chúng tôi lại chẳng có tiền”.

Phụ huynh em Ngân cũng chia sẻ: “Thấy con học mà xót ruột quá cô ơi! Chiều đi học về là lại đến nơi học thêm chỉ ôn luyện mỗi toán nâng cao, 8 giờ tối mới về đến nhà lại lao vào mở máy làm hết bài này đến bài khác. Nó nói cô bảo làm thế cho quen”.

Còn phụ huynh Nhật Duy cho biết: “Tôi thấy con làm toán trong sách giáo khoa còn sai lên sai xuống thì thi violympic cái nỗi gì hả cô?”.

Phụ huynh không đồng tình cho con tham gia cuộc thi nhưng giáo viên lại không dám đáp ứng yêu cầu ấy. Bởi đơn giản, thầy cô sợ “phản ứng dây chuyền” khi người này xin cho con nghỉ được, người kia sẽ bắt chước theo.

Và lúc đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ đối mặt với nguy cơ trắng học sinh giỏi ở các phong trào mũi nhọn.

Không có học sinh đạt giải ít nhất là cấp trường hoặc cấp huyện thị, giáo viên sẽ mất điểm cộng trong thi đua, mất cơ hội được miễn viết sáng kiến kinh nghiệm. Nhà trường cũng phần nào mất đi sự danh tiếng…

Cũng có không ít thầy cô lại chẳng màng gì đến danh hiệu thi đua cá nhân nhưng cũng chẳng thể thoái thác “để nhà trường nêu tên hoài vì làm công tác giáo dục không tốt nghĩ cũng kì”.

Thế là, “bó đũa so cột cờ”, dù học sinh không muốn thi, dù phụ huynh không có hào hứng cho con tham gia, dù chính giáo viên cũng chẳng muốn bớt xén thời gian chung của học sinh trong lớp để dành ôn luyện riêng cho đội tuyển nhưng thầy cô cũng không thể có lựa chọn nào khác.

Bởi thế, nếu học sinh nào lọt vào “tầm ngắm” của thầy cô giáo thì dù không muốn thi cũng chẳng dễ dàng gì.

Phụ huynh nói “con tôi học chưa tốt, làm toán trong sách giáo khoa còn sai nên không đủ khả năng để đi thi violympic chẳng phải không có lý”.

Giáo viên khi chọn các em vào đội tuyển cũng đã tính “hết nước hết cái”. Nếu chọn cho đúng lực học thì mỗi lớp cùng lắm được 1 em, có lớp 1 em cũng chẳng thể tìm ra. Nhưng nếu thế, lại mất nguồn lúc nào không hay.

Với suy nghĩ “đội tuyển có nhiều em để nếu em này thi trượt còn có em kia thế vào” nên lớp ít nhất cũng 3 em, lớp nhiều lên đến cả chục em.

Có điều học sinh học trò kém thì thầy cô cũng mệt. Muốn có giải thưởng để “bằng chị bằng em” giáo viên phải mất nhiều công sức đầu tư hơn.

Chuyện học sinh làm toán trong sách giáo khoa còn sai lên sai xuống đôi khi lại chẳng liên quan gì nhiều đến việc các em sẽ được giải ở kì thi trên mạng hay không.

Nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế đã chứng minh vì không ít em chỉ học làng nhàng trong lớp nhưng lại đạt giải học sinh giỏi Toán violympic cấp thị, cấp tỉnh.

Đơn giản những thành tích ấy là sự nỗ lực không mệt nghỉ của thầy cô chủ nhiệm, của các lò luyện violympic. Vì nắm rõ cách lấy bài, cách thi Toán, Anh văn trên mạng nên hàng ngày thầy cô cứ luyện các em theo kiểu nuôi “gà nòi”.

Video đang HOT

Em nhanh ý hiểu cách làm, em dở hơn nhưng nhờ trí nhớ tốt lại nhớ được đáp số (đôi khi chẳng hiểu vì sao lại làm thế) nên vào thi gặp bài toán quen chỉ cần kích chuột là dễ dàng qua vòng.

Ngày vào phòng thi, thầy cô như ngồi trên đống lửa cầu mong cho trò vượt qua chướng ngại vật. Thương trò thì ít còn thương mình thì nhiều bởi bao công sức cả năm trời được ghi nhận nơi đây. Học sinh thi trượt thì “xôi hỏng bỏng không” cả “làng”.

Có lẽ, phụ huynh là người hiểu rõ nhất năng lực của con mình, hiểu rõ nhất những hào quang lấp lánh kia nên không ít người đã mạnh dạn tìm cách xin không cho con mình vào đội tuyển. Nhiều thầy cô cũng thấy mệt mỏi với những trò vô bổ ấy nhưng chẳng biết làm sao.

Nay trước tin Bộ Giáo dục và đào tạo tạm dừng những cuộc thi trên mạng, có lẽ giáo viên, phụ huynh và chính học sinh sẽ là người mừng vui nhất.

Theo GDVN

Các cuộc thi trá hình đang hoành hành trong trường học

Những đứa trẻ non nớt, ngây thơ chưa kịp học được gì để nâng cao kiến thức cho mình lại trở thành nạn nhân trong vòng xoáy thành tích của nhà trường, thầy cô.

Học sinh các trường học hiện nay đang bội thực với nhiều cuộc thi kiến thức trên mạng.

Những đứa trẻ non nớt, ngây thơ chưa kịp học được gì để nâng cao kiến thức cho mình lại trở thành nạn nhân trong vòng xoáy thành tích mà chính nhà trường, chính thầy cô là những thủ phạm dẫn dắt các em.

Sau áp lực của mỗi cuộc thi chưa vội mừng vì những tuyên bố chấm dứt, tạm ngưng lại bắt đầu đón chào một cuộc thi khác với tên gọi khác nhưng xét về tính chất, cách thức thi, cách tổ chức và mục đích đằng sau của mỗi cuộc thi ấy vẫn hoàn toàn giống nhau.

Các cuộc thi trá hình đang hoành hành trong trường học - Hình 1

Học sinh phải tham gia nhiều cuộc thi trên mạng. (Ảnh minh họa trên ictnews/Báo điện tử Infonet)

Cuộc thi ViOlympic Toán, Anh văn, Vật lý của hai cấp Tiểu học và Trung học cơ sở

Khi lần đầu tiên xuất hiện kì thi ViOlympic Toán, Anh văn, Vật lý trên mạng đã thu hút được sự tham gia của đông đảo học sinh các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trong cả nước.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo:

"Việc học trò có những sân chơi trí tuệ như ViOlympic là một trong rất nhiều thay đổi của giáo dục Việt Nam theo hướng tiếp cận năng lực người học, giảm áp lực bài vở cho học sinh.

Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, giờ đây học sinh không chỉ gói gọn việc học, làm bài trên sách vở.

Thông qua các thiết bị di động cả gia đình có thể cùng chia sẻ kiến thức và giúp mọi người gắn bó tình cảm".[1]

Thế nhưng trong thực tế hoàn toàn không được lạc quan như thế.

Giáo viên trên trường đôi khi bỏ tiết, bỏ giờ ở lớp để chăm lo cho một số học sinh trong đội tuyển thì phụ huynh ở nhà cũng chẳng thể rảnh rang.

Một phụ huynh cho biết: "Đêm nào hai mẹ con "ôm" máy tính suốt buổi tối để luyện các vòng ViOlympic.

Mỗi vòng phải làm đi làm lại nhiều lần trên nhiều nick khác nhau để đi thi đạt được kết quả tốt nhất". [2]

Có nhiều phụ huynh không thể kèm con nên đành đưa các em vào lò luyện.

Những đứa trẻ sau một ngày học miệt mài trên trường lại cắm cúi học ở lò luyện đến tận đêm khuya.

Có em đã luyện hàng chục cái nick nên nick đầu tiên có thể mất hàng tiếng mới xong thì sau vài chục lần làm đi làm lại có khi chỉ mất từ 5-10 phút là hoàn thành.

Dư luận bắt đầu phản ứng những khuất tất, những áp lực xung quanh cuộc thi.

Ông Thành cũng cho biết, trong năm học 2017-2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tạm dừng tổ chức các cuộc thi giải Toán, Tiếng Anh qua mạng để tiếp tục rà soát kỹ lưỡng.

"Các cuộc thi kiến thức như giải toán, tiếng Anh qua mạng những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu tăng cường vận dụng kiến thức được học từ các môn trong nhà trường.

Tuy nhiên, do đã được tổ chức khá nhiều năm nên cũng cần rà soát lại cả về nội dung lẫn phương thức tổ chức để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu đổi mới".

Phải chăng giảm cuộc thi này thay thế bằng một cuộc thi khác?

Mới có thông tin tạm dừng các cuộc thi Toán, tiếng Anh trên mạng chưa kịp mừng lại đón nhận thông tin "Tiếp tục tổ chức cuộc thi Chinh phục vũ môn".

Trao đổi với phóng viên Báo Tiền Phong, anh Nguyễn Phú Trường, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương cho biết, Ban tổ chức cuộc thi cảm ơn các phụ huynh, học sinh đã có những góp ý, phản ánh kịp thời.

Đây cũng là dịp để Ban tổ chức nhìn nhận lại cách thức tổ chức đúng với tinh thần mà Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Ban Chỉ đạo đề ra từ khi triển khai năm thứ I.

"Sau khi tạm dừng cuộc thi, Ban tổ chức đã thành lập đoàn kiểm tra, rà soát nghiên cứu các ý kiến góp ý, nghiêm túc tiếp thu những đóng góp tích cực từ các em học sinh, phụ huynh, chuyên gia giáo dục và các thầy cô giáo.

Qua đó, có những điều chỉnh như sửa đổi giao diện, bổ sung nội dung, làm phong phú thêm hệ thống câu hỏi đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh", anh Trường nói.[3]

Trước đó, ngày 8/12, một phụ huynh ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã gửi "tâm thư" tới Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, bày tỏ lo ngại về cuộc thi trực tuyến Chinh phục vũ môn đang tổ chức cho học sinh tham gia.

Trong thư phụ huynh cho biết, con mình học lớp 5 đã chơi game dành cho học sinh cấp 2. Đặc biệt, game này còn yêu cầu nạp tiền bằng thẻ cào.

"Học sinh tiểu học với thể chất và trí tuệ còn rất non nớt mà sớm bị cài đặt game online vào trí não (có chiến thuật, có tranh đua, có thu phí) thì sẽ có nhiều tác hại về lâu về dài", phụ huynh này nói và bày tỏ mong muốn Bộ Giáo dục "kịp thời chấn chỉnh để tôi có thể yên tâm khi gửi con đến trường".[4]

Cuộc thi Chinh phục vũ môn với hình thức game trực tuyến được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá "gây ra sự lo ngại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của học sinh".

Cùng với đó là cuộc thi "Trạng Nguyên Tiếng Việt".

Để học sinh tham gia thi và có đủ kiến thức "đem chuông đi đánh xứ người", nhiều trường học đã thành lập đội tuyển luyện như luyện "gà nòi" từ việc luyện viết, ôn luyện các kiến thức tổng hợp ở các môn học gây không ít áp lực cho học sinh.

Học đã khổ khi đi thi càng vất vả, cực nhọc không kém.

Hình thức thi của Trạng Nguyên Tiếng Việt được tổ chức như kiểu thi Đình ngày xưa.

Học sinh nhiều trường còn trang bị cả áo mũ, cân đai gây không ít sự tốn kém.

Đằng sau những vầng hào quang lấp lánh

Nếu như những năm đầu tiên, các trường học đăng kí cho học sinh tham dự các cuộc thi cũng chỉ xem đây như một sân chơi tri thức để giúp những học sinh giỏi được tiếp cận với những dạng toán hay, những bài toán khó, những mẫu câu điển hình, những từ ngữ tiếng Việt phong phú...

Từ đó, sẽ góp phần nâng cao trình độ cho những học sinh có năng khiếu.

Thì những năm sau đó, nhiều trường học bắt đầu cạnh tranh nhau danh tiếng, trường nào cũng muốn học sinh tham dự đông để đạt kết quả nhiều nhằm báo cáo thành tích, phô trương danh hiệu.

Để đạt được điều này, ban giám hiệu các trường đã đưa vào tiêu chí thi đua phải có nhiều học sinh đạt giải trong các cuộc thi kiến thức.

Thế là các lớp ra sức vét học sinh đưa vào đội tuyển.

Do năng lực nhiều em có hạn nên cả thầy và trò đều phải nỗ lực hết mình không loại trừ cả việc phải dùng đến những "thủ thuật", bí quyết...

Đáp ứng nhu cầu ôn luyện của học sinh, nhiều trung tâm ôn luyện toán ViOlympic ra đời.

Học sinh bắt đầu miệt mài với các buổi học thêm, các buổi ôn luyện mà quên đi việc học kiến thức ở trường.

Có lẽ cực nhất phải kể đến thời gian gần ngày thi, cả thầy và trò cùng tăng tốc.

Các em đến trường được miễn luôn việc học chỉ xuống phòng máy luyện thi.

Nhưng toán khó buộc phải có thầy cô bên cạnh nên thầy cô cũng được quyền bỏ lớp để đi.

Mục tiêu cần phải đạt là có giải mang về nên thầy và trò vô cùng áp lực.

Sân chơi tri thức đã bị biến tướng, tạo áp lực không cần thiết cho học sinh, bị lệch hướng thành một nơi tìm kiếm các giải cấp huyện, thị, tỉnh, và quốc gia để phục vụ việc xét tuyển vào trường chuyên, lớp chọn thực tế đang diễn ra.

Không ít thầy cô nôn nóng học sinh có giải nên lợi dụng sơ hở trong việc tổ chức thi của ban tổ chức cuộc thi ViOlympic.

Không ít trường tìm cách gian lận đề thi bằng cách tải đề thi xuống để ôn luyện trước cho các em.

Nhiều em trúng tủ vào làm một đề chỉ khoảng dăm phút. Giai đoạn này nhiều trường loạn ViOlympic.

Mục tiêu của cuộc thi trên mạng như công bố của Ban Tổ chức là nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học tại các trường phổ thông, tạo sân chơi trực tuyến để các em có điều kiện giao lưu học hỏi đã không đạt được.

Cuộc thi đang diễn biến theo chiều hướng tiêu cực bởi sức ép quá nặng về thành tích.

Cần chấm dứt những cuộc thi kiểu này

Các cuộc thi đã đánh mất đi ý nghĩa thật sự mà thay vào đó là những ganh đua vì áp lực thành tích.

Trước thực trạng ấy, có phụ huynh đã thốt lên "Hãy để con cái chúng tôi toàn tâm toàn trí học kiến thức từ những giáo viên đào tạo bài bản, những nhà giáo dục uyên bác trong môi trường học đường lành mạnh.

Đừng vì việc kiếm được nguồn lợi khai thác qua cuộc thi trực tuyến mà làm biến những đứa trẻ lao vào guồng máy ganh đua".

Qua thực tế cho thấy, học sinh chẳng học được nhiều kiến thức trong mỗi cuộc thi như thế này nếu không muốn nói các em lại lây nhiễm căn bệnh thành tích từ chính các thầy cô giáo.

Bởi thế, giải pháp tối ưu nhất lúc này là Bộ Giáo dục cần hủy bỏ các cuộc thi như thế trong trường học.

Nghiêm cấm các trường lấy kết quả của những cuộc thi này xét thi đua giáo viên và xét vào trường điểm cho học sinh.

Có như thế, phong trào đánh bóng tên tuổi của nhiều trường học mới mong chấm dứt.

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hiệu trưởng tấn công hiệu phó vì chuyện tình tay ba chấn động, camera ghi lại cảnh tượng hỗn loạnHiệu trưởng tấn công hiệu phó vì chuyện tình tay ba chấn động, camera ghi lại cảnh tượng hỗn loạn
5 giờ trước
Hot boy quân nhân Trần Tất Long tăng follower gấp 20 lần, nhận nhiều tin nhắn: "Mình vẫn chưa hết bất ngờ"Hot boy quân nhân Trần Tất Long tăng follower gấp 20 lần, nhận nhiều tin nhắn: "Mình vẫn chưa hết bất ngờ"
1 giờ trước
Lại 1 Á hậu gen Z nhà Sen Vàng rộ tin mang thai, nguyên nhân xuất phát từ 1 đoạn clip bị "tóm dính"Lại 1 Á hậu gen Z nhà Sen Vàng rộ tin mang thai, nguyên nhân xuất phát từ 1 đoạn clip bị "tóm dính"
5 giờ trước
Nữ NSƯT đổi vé bay thẳng về Việt Nam làm một việc: "Tôi đau lòng lắm"Nữ NSƯT đổi vé bay thẳng về Việt Nam làm một việc: "Tôi đau lòng lắm"
2 giờ trước
Tạ Đình Phong bày tỏ tình cảm với Vương Phi trong đêm nhạc tình yêuTạ Đình Phong bày tỏ tình cảm với Vương Phi trong đêm nhạc tình yêu
4 giờ trước
Con trai phó giám đốc CIA thiệt mạng trong chiến sự Nga - UkraineCon trai phó giám đốc CIA thiệt mạng trong chiến sự Nga - Ukraine
3 giờ trước
Mỹ nhân bị đại gia bất động sản hủy hôn vì ngoại tình đã có bạn trai mới, đối phương là ông lớn trong showbizMỹ nhân bị đại gia bất động sản hủy hôn vì ngoại tình đã có bạn trai mới, đối phương là ông lớn trong showbiz
3 giờ trước
75.000 người tranh cãi trang phục biểu diễn Coachella của Jennie (BLACKPINK): "Nội y của tôi còn dài hơn thế"75.000 người tranh cãi trang phục biểu diễn Coachella của Jennie (BLACKPINK): "Nội y của tôi còn dài hơn thế"
3 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống kín tiếng của nữ chính 'Bao giờ cho đến tháng Mười'

Cuộc sống kín tiếng của nữ chính 'Bao giờ cho đến tháng Mười'

Sao việt

3 phút trước
39 năm sau ngày phim Bao giờ cho đến tháng Mười vang danh toàn châu Á, nữ chính của bộ phim - NSƯT Lê Vân gần như biến mất khỏi những hào quang của giới nghệ thuật.
Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU

Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU

Thế giới

11 phút trước
Trước đây, EU chỉ nhập khẩu khí đốt từ Nigeria dưới dạng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) với số lượng hạn chế, và đường ống TGSP hứa hẹn sẽ vận chuyển một lượng khí đốt lớn hơn nhiều với chi phí thấp hơn đáng kể.
Sooyoung (SNSD) góp mặt trong bom tấn Hollywood 'John Wick'

Sooyoung (SNSD) góp mặt trong bom tấn Hollywood 'John Wick'

Hậu trường phim

36 phút trước
Ngày 24.4 vừa qua, loạt poster nhân vật của bộ phim Ballerina đã được hãng Lionsgate công bố, gây chú ý với sự xuất hiện của Sooyoung.
Lâm Vỹ Dạ làm điều đặc biệt cho người vợ chật vật nuôi con khi chồng mất

Lâm Vỹ Dạ làm điều đặc biệt cho người vợ chật vật nuôi con khi chồng mất

Tv show

40 phút trước
Xót thương cho hoàn cảnh Cẩm Nhung trong Mái ấm gia đình Việt , Lâm Vỹ Dạ quyết định hỗ trợ chi phí bảo hiểm cho mẹ của bé, để chị có thể an tâm nuôi con gái khôn lớn.
Tố My: Không đặt nặng chuyện giữ tên tuổi, chỉ muốn làm nghề tử tế

Tố My: Không đặt nặng chuyện giữ tên tuổi, chỉ muốn làm nghề tử tế

Nhạc việt

43 phút trước
Ngoài tiết lộ về minishow chủ đề Lại nhớ người yêu dự kiến diễn ra tối 26.4, Tố My cũng có những trải lòng về quan điểm làm nghề, khi thị trường xuất hiện nhiều ca sĩ trẻ.
Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Tin nổi bật

1 giờ trước
Khoảng 19h ngày 26/4, ô tô đầu kéo chở hoa quả di chuyển trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, khi tới km109 (địa phận tỉnh Yên Bái) thì bất ngờ bốc cháy dữ dội.
Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump

Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump

Thế giới số

1 giờ trước
Để tránh đòn thuế quan của ông Donald Trump, Apple muốn chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất iPhone bán tại Mỹ sang Ấn Độ ngay trong năm 2026.
Hé lộ những trang bị 'siêu khủng' cho iPhone 17 Air sắp ra mắt

Hé lộ những trang bị 'siêu khủng' cho iPhone 17 Air sắp ra mắt

Đồ 2-tek

1 giờ trước
Liên tiếp xuất hiện những thông tin rò rỉ về iPhone 17 Air, mẫu iPhone siêu mỏng hoàn toàm mới đáng mong đợi nhất mùa thu năm nay.
Tóm gọn Trần Nghiên Hy hẹn hò trai lạ sau 2 tháng ly hôn "sốc đến không thể nói", nhưng sao trông quen quen?

Tóm gọn Trần Nghiên Hy hẹn hò trai lạ sau 2 tháng ly hôn "sốc đến không thể nói", nhưng sao trông quen quen?

Sao châu á

1 giờ trước
Vào ngày 26/4, Trần Nghiên Hy bị bắt gặp đi ăn trưa cùng 1 chàng trai lạ. Đáng chú ý, chàng trai này lại có ngoại hình khá giống Trần Hiểu.
30 triệu đồng cũng chưa chắc mua được vé concert siêu sao này!

30 triệu đồng cũng chưa chắc mua được vé concert siêu sao này!

Nhạc quốc tế

1 giờ trước
Ngay khi Lady Gaga thông báo sẽ tổ chức concert THE MAYHEM BALL tại Singapore, mạng xã hội gần như nổ tung bởi sức nóng chưa từng thấy.
Tình cờ lướt qua cử chỉ yêu thương của cặp đôi chiến sĩ, nam quân nhân có biểu cảm mặn mòi "lên xu hướng"

Tình cờ lướt qua cử chỉ yêu thương của cặp đôi chiến sĩ, nam quân nhân có biểu cảm mặn mòi "lên xu hướng"

Netizen

1 giờ trước
Nhân vật chính trong khoảnh khắc này là cặp đôi chiến sĩ Lê Thị Thương thuộc Khối nữ Sĩ quan Thông tin và bạn trai ở Khối nam Sĩ quan Hậu cần - Kỹ thuật.