Xin Bộ Giáo dục đổi cách đánh giá để không còn học sinh mang tiếng ‘dốt’

Theo dõi VGT trên

Đã có một thời gian quá dài, học sinh được đánh giá theo kiến thức, phân biệt thành 4 loại: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.

Điều này gây thiệt thòi cho các em được nhìn nhận là học chưa tốt.

Xin Bộ Giáo dục đổi cách đánh giá để không còn học sinh mang tiếng dốt - Hình 1

Học sinh Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà

Việc đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 trước đây quy định học sinh có bất kỳ môn nào có điểm trung bình 2,0 bị xếp loại kém, phải ở lại lớp cho dù có học trung bình, khá các môn còn lại. Bên cạnh đó, học sinh có điểm trung bình 1 môn dưới 3,5 thì xếp loại yếu, phải thi lại, nếu vẫn không đạt cũng sẽ “đúp”.

Giáo viên và cả phụ huynh mặc định những em xếp loại yếu, kém là học sinh “dốt”, không xứng đáng lên lớp, cần rèn luyện lại.

Sau mỗi năm học, có nơi lấy những học sinh “dốt” để “bêu” trước trường lớp, học sinh khác phải cố gắng mà tránh những “tấm gương xấu” này.

Cứ thế, các em trở thành nạn nhân của việc chê bai, mắng mỏ vì học “dốt” ảnh hưởng đến lớp, đến trường, đến danh dự gia đình, làm mất mặt xóm làng… Có em vì áp lực gia đình, xã hội đã chọn cho mình cái chết tức tưởi.

Tôi cho rằng việc xếp loại học sinh giỏi, khá, yếu, kém là một sai lầm trong đánh giá. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thành tích “thâm căn cố đế” trong ngành giáo dục, là nguyên nhân khiến học sinh phải lao đầu vào học thêm “tối mặt tối mũi”, chạy đua điểm số…

Một học sinh có thể học yếu 1, 2 phân môn nhưng vẫn học được các môn khác, vẫn đủ năng lực, trí tuệ tiếp tục học ở những năm tiếp theo. Do đó, việc đánh giá học sinh yếu, kém giống như tìm học sinh “dốt” là còn không phù hợp.

Ở Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được triển khai, việc đánh giá có một bước chuyển đáng kể và tích cực, theo cách mà một số nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thực hiện. Đó là chuyển từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực và phẩm chất.

Video đang HOT

Cách đánh giá này không còn phân biệt học sinh này và học sinh kia. Một em có năng lực này nhưng có thể không có năng lực khác, không nhất thiết phải toàn diện như các chương trình trước đây.

Ví dụ, học sinh có thể không có năng lực toán học nhưng có năng lực văn học, năng lực xã hội, giao tiếp, cảm thụ âm nhạc

Dạy học theo năng lực chính là tìm ra điểm mạnh của người học để phát huy, chấp nhập học sinh có thể chưa có một số năng lực. Dạy học hiện nay là đi tìm người giỏi, phát huy thế mạnh chứ không phải tìm người “dốt”.

Dù vậy, việc đánh giá của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT vẫn còn có điểm số, xếp loại học tập học sinh ở 4 mức tốt, khá, đạt, chưa đạt; vẫn khen thưởng học sinh loại x uất sắc, giỏi.

Còn cho điểm, còn xếp loại… là còn so sánh học sinh này với học sinh khác, còn chạy theo thành tích, còn tìm học sinh “dốt”, không phù hợp đánh giá theo năng lực, rất thiệt thòi cho các em.

Theo tôi, đến giai đoạn này, phải chấm dứt không còn xem học sinh nào là “dốt”. Và cách tốt nhất là bỏ điểm số, bỏ xếp loại, bỏ thành tích.

Không đua thành tích, điểm số để học sinh nên người

Quan niệm lấy điểm số để đánh giá người học, để khoe thành tích, lấy hạng nhất, nhì, để phân biệt học sinh này với học sinh khác không còn phù hợp.

Dạy chữ, dạy tri thức vẫn rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, nó là nền tảng, tiền đề để khẳng định trí tuệ vô hạn của con người và khẳng định nền giáo dục của ta với các nước trên thế giới.

Không đua thành tích, điểm số để học sinh nên người - Hình 1

Học trò Hà Nội

Nhưng nếu người học chỉ thiên về kiến thức mà thiếu đạo đức, nhân cách... dễ dẫn đến việc lợi dụng tri thức để làm điều xấu, có hại cho đất nước, phản bội đất nước, vi phạm pháp luật, đạo đức, bạo lực học đường...

Không thể khoán trắng việc dạy làm người cho giáo viên môn Giáo dục công dân hay Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp... Đó phải là trách nhiệm chung của tất cả bộ môn, nhà trường, xã hội.

Không còn giả dối, dạy thật, thi thật

Một nguyên nhân cản trở quá trình dạy thật, dạy làm người tốt đó chính là việc nhà trường, giáo viên chưa trung thực trong đánh giá người học.

Những việc giao chỉ tiêu chất lượng bộ môn, học sinh giỏi cao ngất ngưởng gần 100%... đã biến giáo viên thành người "gian dối" bất đắc dĩ dù lòng không mong muốn.

Nhà trường, giáo viên đã không trung thực thì làm sao có thể giáo dục học sinh trung thực, giáo dục học sinh hướng đến "chân, thiện, mỹ"?

Giải quyết gốc rễ của việc bắt đầu dạy thật, học thật và dạy học sinh "nên người" chính là giáo viên phải là người nghiêm túc, trung thực, dạy hết mình, yêu thương học sinh.

Không có giải pháp giáo dục bằng lời nói, giải pháp nào bằng giáo dục bằng chính hành động, nhân cách của người thầy, thầy phải thật.

Tất nhiên, việc đánh giá học sinh 0 điểm, 1 điểm, cho học sinh ở lại hàng loạt để làm trong sạch nền giáo dục, khiến học sinh "sợ hãi" điểm số để ráng học... là không còn phù hợp, nó trái với mục tiêu phổ cập, trái với nguyên tắc quyền được học là quyền cao cả của con người, nó cũng chính là một phần nguyên nhân gây o ép dạy thêm học thêm tràn lan gây bức xúc cho xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã từng dạy: "Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan".

Giáo dục muốn hướng đến dạy học sinh nên người, có đạo đức lẫn tri thức phải hướng đến việc tạo mọi điều kiện cho học sinh được đi học, được đến trường và quan trọng là phải tạo động lực cho học sinh trong việc cố gắng học tập, cố gắng làm người tốt, có ích.

Do đó, tôi cho rằng, giải pháp tốt, khả thi là Bộ GD-ĐT nên nghiên cứu cách làm của một số nước có nền giáo dục tiên tiến như Na Uy, Phần Lan, Úc, trong đó có việc giáo dục không thành tích, điểm số. Điều này hướng đến cởi trói áp lực cho cả người dạy, người học, giúp giáo viên tập trung vào việc nâng cao chất lượng của người học và tạo điều kiện cho mọi học sinh được đến lớp.

Không thành tích, điểm số... hướng giáo dục đến không còn giả dối, hướng đến dạy thật, thi thật và giúp nhà trường, giáo viên chú tâm hơn vào việc dạy học sinh nên người tốt, có ích cho xã hội.

Quan niệm lấy điểm số để đánh giá người học, để khoe thành tích, để lấy hạng nhất, nhì, để phân biệt học sinh này với học sinh khác không còn phù hợp.

Học sinh muốn vào các trường đại học danh tiếng như Y dược, Sư phạm, Bách khoa... sẽ tự trao dồi, cố gắng.

Các em có năng khiếu sẽ thi vào các trường Kiến trúc, Mĩ thuật, Văn nghệ, Thể dục thể thao... theo đúng sở trưởng, đam mê, sở thích.

Việc tạo động lực cho học sinh tự học, tự cố gắng sẽ có giá trị hơn gấp nhiều lần việc dạy học theo điểm số, o ép các em học tập, khiến các em ngao ngán, chán nản.

Đã đến lúc Bộ GD-ĐT nên có những buổi hội thảo với các chuyên gia, nhà giáo cả nước, xem xét việc đánh giá chạy theo điểm số, thành tích hiện nay và sớm có giải pháp phù hợp để tiến đến dạy thật, học thật, dạy học sinh nên người theo đúng tinh thần chương trình mới hướng đến giáo dục năng lực, phẩm chất người học.

Thanh An (giáo viên THCS)

Những năm vừa qua, đặc biệt là thời gian gần đây, những biểu hiện lệch lạc về hành vi, đạo đức trong học sinh, giáo viên và cả phụ huynh thể hiện ngày càng nhiều. Xã hội đã dần nhận ra kết quả học tập hay điểm các cuộc thi cao ngất ngưởng dù đem lại sự tự hào và được coi trọng trong nhà trường nhưng thực ra không có giá trị bền vững, không đem lại cho học sinh những phẩm chất, kỹ năng cần thiết trong "trường đời" sau này. Trong khi đó, đạo đức, tình yêu thương, sự trung thực, khả năng sáng tạo, phản biện và nhiều kỹ năng mềm khác lại thực sự thiếu vắng trong môi trường học đường hiện nay.

Ban Giáo dục Báo VietNamNet xin được mở diễn đàn "Dạy 'làm người' trong trường học", mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả, nhằm giúp cho trẻ khi đến trường không chỉ thu nhận được kiến thức mà còn học được cách sống tự lập, đối nhân xử thế, cách làm việc chung... trong đời sống trưởng thành sau này.

Ý kiến đóng góp xin gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn . Xin chân thành cảm ơn!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cặp sao Vbiz vừa bị "tóm" hẹn hò trên sân pickleball: Nghi yêu bí mật 4 năm, đã dẫn nhau về ra mắt gia đình?Cặp sao Vbiz vừa bị "tóm" hẹn hò trên sân pickleball: Nghi yêu bí mật 4 năm, đã dẫn nhau về ra mắt gia đình?
06:49:59 12/04/2025
5 mỹ nhân Hàn gây tranh cãi dữ dội vì đóng phim 18+5 mỹ nhân Hàn gây tranh cãi dữ dội vì đóng phim 18+
05:53:10 12/04/2025
Triệu Lệ Dĩnh trở thành trò cười của hàng triệu người vì "không biết chữ"Triệu Lệ Dĩnh trở thành trò cười của hàng triệu người vì "không biết chữ"
05:52:34 12/04/2025
Dùng 3 loại rau giàu tính kiềm nấu các món ăn giúp đào thải độc tố trong cơ thể, dưỡng gan và thận tốtDùng 3 loại rau giàu tính kiềm nấu các món ăn giúp đào thải độc tố trong cơ thể, dưỡng gan và thận tốt
05:57:00 12/04/2025
Nữ chủ quán cà phê tử vong bất thường trong tình trạng khỏa thânNữ chủ quán cà phê tử vong bất thường trong tình trạng khỏa thân
07:32:33 12/04/2025
"Thảm cảnh" nam ca sĩ phải dùng thuốc xổ, giảm đến 30kg để vào showbiz"Thảm cảnh" nam ca sĩ phải dùng thuốc xổ, giảm đến 30kg để vào showbiz
06:57:47 12/04/2025
Niềm hạnh phúc của danh ca Họa Mi sau những thăng trầmNiềm hạnh phúc của danh ca Họa Mi sau những thăng trầm
05:52:00 12/04/2025
Cựu 'sếp' Tổng công ty Chè Việt Nam bị xét xử vì liên quan 'đất vàng'Cựu 'sếp' Tổng công ty Chè Việt Nam bị xét xử vì liên quan 'đất vàng'
07:08:54 12/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chỉ một click, game thủ nhận miễn phí một trò chơi trị giá 250k

Chỉ một click, game thủ nhận miễn phí một trò chơi trị giá 250k

Mọt game

08:19:01 12/04/2025
Nhân dịp khuyến mãi mùa xuân, Epic Games Store đã tung ra chương trình tặng game bí ẩn kéo dài hai tuần nhằm tăng thêm phần hấp dẫn cho chuỗi quà tặng miễn phí hàng tuần.
3 đối tượng tổ chức tài xỉu online, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

3 đối tượng tổ chức tài xỉu online, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật

08:07:24 12/04/2025
Bước đầu, Phòng CSHS Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ 3 đối tượng trong ổ nhóm này, gồm: Bùi Anh Trung, SN 1996; Phùng Văn Đạt, SN 1995 và Nguyễn Thanh Bình, SN 1994 đều trú tại thôn Trung Hòa, xã Hùng Tiến, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.
Những chặng đường bụi bặm - Tập 16: Ông Nhân đâm lao phải theo lao

Những chặng đường bụi bặm - Tập 16: Ông Nhân đâm lao phải theo lao

Phim việt

07:53:02 12/04/2025
Ông Nhân không muốn nói dối bố mẹ mình nhưng trong lòng ông, mong ước muốn đem lại sự an lành cho bố mẹ rất lớn.
Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Tin nổi bật

07:40:02 12/04/2025
Sau một thời gian nỗ lực, nhiều trưởng phòng được quy hoạch làm phó chủ tịch huyện. Không ít người tỏ ra lo lắng sẽ bị mất quy hoạch khi thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện trong thời gian tới.
Kinh hoàng clip giáo viên xách ngược chân trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Kinh hoàng clip giáo viên xách ngược chân trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Netizen

07:39:45 12/04/2025
Clip ghi lại cảnh nữ giáo viên xách ngược chân của cháu bé 20 tháng tuổi ở tỉnh Quảng Nam rồi liên tục đánh vàđập khiến người xem phẫn nộ.
Sao Việt 12/4: Đan Trường trẻ lấn át đàn em, Bảo Thanh khoe con gái giống hệt mẹ

Sao Việt 12/4: Đan Trường trẻ lấn át đàn em, Bảo Thanh khoe con gái giống hệt mẹ

Sao việt

07:37:18 12/04/2025
Bức ảnh anh Bo Đan Trường chụp cùng đàn em gây sốt mạng xã hội, diễn viên Bảo Thanh khoe con gái giống mẹ như đúc .
5 cầu thủ sở hữu vẻ ngoài đẹp trai hơn cả Ronaldo: Một tên tuổi đã 50 tuổi

5 cầu thủ sở hữu vẻ ngoài đẹp trai hơn cả Ronaldo: Một tên tuổi đã 50 tuổi

Sao thể thao

07:32:33 12/04/2025
Siêu sao Cristiano Ronaldo được đánh giá là một trong những ngôi sao bóng đá điển trai nhất thế giới. Tuy nhiên tại một số cuộc bình chọn, 5 cái tên dưới đây thậm chí được đánh giá sở hữu vẻ ngoài còn ấn tượng hơn CR7.
Toàn cảnh scandal lớn nhất sự nghiệp Kim Soo Hyun sau 1 tháng: Liên tiếp xuất hiện "plot twist", mãi chưa ngã ngũ làm fan "đu không kịp thở"

Toàn cảnh scandal lớn nhất sự nghiệp Kim Soo Hyun sau 1 tháng: Liên tiếp xuất hiện "plot twist", mãi chưa ngã ngũ làm fan "đu không kịp thở"

Sao châu á

06:55:03 12/04/2025
Trong suốt 1 tháng qua, khán giả khắp châu Á đu không kịp thở với drama đời tư của Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron.
Cháy rừng dữ dội gần Khu phi quân sự liên Triều

Cháy rừng dữ dội gần Khu phi quân sự liên Triều

Thế giới

06:00:07 12/04/2025
Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc thuộc Bộ Nông nghiệp Thực phẩm và Nông thôn (MAFRA) đã điều 2 máy bay trực thăng đến hiện trường để dập tắt đám cháy. Theo nhà chức trách, đám cháy lan nhanh do gió mạnh.
4 loại thực phẩm tự nhiên chứa "progesterone" nấu món ăn giúp bổ sung estrogen, cực tốt cho phụ nữ

4 loại thực phẩm tự nhiên chứa "progesterone" nấu món ăn giúp bổ sung estrogen, cực tốt cho phụ nữ

Ẩm thực

05:56:08 12/04/2025
Đây là 4 loại thực phẩm tự nhiên chứa progesterone và giàu estrogen, kèm theo những công thức nấu ăn vừa ngon miệng vừa dễ làm.
James Cameron ủng hộ đưa AI vào làm phim

James Cameron ủng hộ đưa AI vào làm phim

Hậu trường phim

05:51:24 12/04/2025
Nhà làm phim gạo cội James Cameron ủng hộ việc áp dụng và phát triển AI (trí thông minh nhân tạo) vào trong lĩnh vực phim ảnh.