Xin anh hãy trân quý tình yêu trong hiện tại
Tôi biết, trước tôi, anh đã từng yêu sâu đậm một người con gái khác. Anh đến với tôi, âu cũng phần nhiều là để lấp chỗ trống sau chia tay.
Hầu hết đàn ông đều “say đắm tình vừa mới quen”. Chồng tôi cũng không phải người ngoại lệ. Tới sau này kết hôn, anh có nói với tôi một điều mà tôi chắc chắn không bao giờ quên “đàn ông khi đã có vợ và gia đình, họ sẽ sống hết mình cho hiện tại, không vương vấn quá khứ và tất cả để hướng về tương lai”.
Anh nói vậy chính là đang nhắc nhở tôi phải biết trân trọng tình cảm của anh cũng như không được nhắc về “người cũ” của anh. Thế mà anh nói một đằng rồi lại làm một nẻo. Anh không cho tôi hỏi về chuyện xưa trong khi chính anh lại không thoát nổi ra khỏi quá khứ.
Tôi không biết phải làm sao để gạt đi hình ảnh người yêu cũ của anh trong căn nhà này. Cô ấy đã từng thân quen với anh, với gia đình anh, với mọi thứ trong nhà anh suốt sáu năm rồi. Làm sao để trước mặt tôi, mọi người thôi thi thoảng hỏi nhau “không biết cái T dạo này thế nào nhỉ?”…
Cùng nhau vun đắp tình yêu (Ảnh minh họa)
Mỗi khi anh đi làm về, dù mệt mỏi, bận rộn tới đâu tôi cũng đều cố gắng tươi cười để anh vui. Còn anh, vác nguyên vẻ lạnh lùng, âu sầu về gặp tôi. Tôi không muốn đổ lỗi cho ai. Nhưng khổ một điều, lần nào anh như vậy thì tôi đều thấy trên facebook của chị vô tình đăng những dòng tâm sự rất tâm trạng về tình yêu xưa của chị và chồng tôi.
Video đang HOT
Mỗi khi tôi làm gì không được, mẹ chồng, chị chồng cũng lôi tôi ra để so sánh với chị. Thậm chí có lần còn nói bóng nói gió “Hai đứa ấy chẳng qua có điều khó xử nên mới phải chia tay. Chị em quý nhau lắm, giờ thi thoảng vẫn hay gọi điện thoại tâm sự”.
Tôi biết, mình chỉ là kẻ lấp chỗ trống trong trái tim anh. Nhưng anh phải biết, tôi đã lấp chỗ trống ấy trong anh bằng tình yêu chân thành đầu đời của mình. Về làm dâu con trong nhà, tôi cũng đã cố hết mình để có những bữa cơm ngon, những buổi họp gia đình vui vẻ. Mẹ chồng ho, tôi cũng không dám ngủ trọn giấc vì lo lắng. Không lẽ, những điều đó chưa đủ để anh cũng yêu tôi trọn vẹn hơn?
Tại sao mọi người không thử một lần đặt mình vào hoàn cảnh của tôi để hiểu trái tim một nàng vợ, nàng dâu mới cảm thấy tủi phận, đau đớn tới nhường nào. Tôi tồn tại hữu hình mà cứ như chiếc bóng đi sau cái bóng “người cũ” của chồng.
Cùng là phận đàn bà, đều phải làm vợ, làm dâu mà sao mọi người lại đối xử với nhau nghiệt ngã thế? Tại sao không sống trân quý, vun vén cho hiện tại mà cứ dầm mình vào dòng chảy quá khứ? Người sẽ đồng hành cùng anh cả đời này là tôi, không phải “tình cũ” của anh. Người sẽ chăm sóc cho mẹ chồng tôi lúc tuổi già ốm đau là tôi, chứ cũng không phải “tình cũ” của anh. Vậy, sao cứ hoài niệm về một thời đã xa nay cũng chẳng còn vang bóng?
Tôi biết, trước tôi anh đã từng yêu sâu đậm một người con gái khác. Anh đến với tôi, âu cũng phần nhiều là để lấp chỗ trống sau chia tay. Tôi biết điều đó và cũng đã chấp nhận đau thương để đến với anh. Vậy nên xin anh – chồng của em, đừng mơ giấc mơ ngày hôm qua mà hãy biết sống trong thực tại để cùng em hướng tới tương lai.
Theo Phunuonline
'Họp họ, tôi phải ngồi chiếu dưới vì vợ sinh con một bề'
Mới năm ngoái thôi, trong buổi họp họ, anh em họ hàng thẳng thừng tuyên bố vợ chồng tôi không sinh cháu đích tôn cho dòng họ thì phải ngồi chiếu dưới, chiếu này chỉ dành cho các ông nội, không dành cho mấy ông ngoại bàn chuyện.
Sau nhiều năm đi làm ăn xa, tôi nghĩ rằng những buổi họp họ là dịp để anh em, con cháu sum vầy, gặp mặt hàn huyên tăng tình gắn kết trong gia đình, họ tộc. Hơn hết là bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tổ tiên, ông bà đã có công sinh thành dưỡng dục ta nên người. Thế nhưng bây giờ ý nghĩa của những buổi họp họ đã bị biến tướng và trở thành những cuộc tranh luận, đấu đá, xâu xé và áp đặt.
Tôi và vợ cưới nhau được 5 năm và sinh được hai cô công chúa nhỏ. Hiện vợ tôi cũng đang mang bầu bé thứ ba được bốn tháng, kết quả siêu âm cho thấy bé cũng là con gái. Từ lúc biết tin đến nay, tôi luôn sống trong mặc cảm, lo sợ bởi tôi vốn làm trưởng chi. Áp lực phải có con trai nối dõi tông đường luôn luôn thường trực, và đè nặng lên đôi vai của tôi mỗi khi về hop họ tộc.
Tôi nhớ rõ như in lần thứ 2 vợ tôi sinh con gái, tôi chính là chủ đề chính để cho cả họ mắng nhiếc, dèm pha. Từ lần đó cả họ áp đặt tôi chỉ được ngồi chiếu dưới bàn chuyện vì không có thằng cu.
Không sinh được con trai tôi bị cả họ cho ngồi chiếu dưới. Ảnh minh họa
Năm ngoái tôi được triệu tập về họp để tổ chức giỗ cụ tổ. Khi tôi vào bàn ngồi, anh em họ hàng hết thẩy đều ném cái nhìn thương hại vào mặt tôi. Họ cười đểu rồi mỉa kiểu "cái đó" của tôi ngắn quá nên tôi mới không có được nam tử. Toàn bọn hít thuốc lào nói láo là tài.
Tôi thật sự thấy buồn bã vì buổi họp tổ chức giỗ cụ tổ chỉ mang tính hình thức để khoe của, khoe việc làm rồi xâu xé, đấu đá nhau và đay nghiến vợ chồng tôi mà không hề bàn bạc đến việc dựng rạp như thế nào, mâm cỗ ra sao, con cháu phải về dự đông đủ thế nào....
Rồi cũng đến ngày giỗ cụ tổ, lúc tôi về anh em họ hàng lại được dịp vênh mặt ra oai, họ thẳng thừng tuyên bố vợ chồng tôi không sinh cháu đích tôn cho dòng họ thì phải ngồi chiếu dưới, chiếu này chỉ dành cho các ông nội, không dành cho mấy ông ngoại bàn việc.
Bố tôi lúc ấy là trưởng tộc cũng lao vào sát phạt tôi: Có dịp họp tề tựu đông đủ đây con đừng giận, phận đàn bà chỉ có việc đẻ mà cũng không xong thì không xứng làm đàn bà. Đàn bà đi làm dâu cũng chỉ là đẻ thuê cho nhà chồng mà thôi. Không đẻ được con trai thì để cho người khác nó đẻ. Việc gì mày phải khổ sở thế".
Rốt cuộc lỗi sinh "mặt mẹt" chỉ là do vợ của tôi gây ra thôi. Đúng là lúc lấy vợ, tôi không soi kỹ "giống". Giờ thì nhục đổ hết vào mặt, tôi chịu đủ rồi.
Tôi bắt đầu về nhà đay nghiến vợ. Vợ tôi đem một đống tài liệu phô tô về rồi quy trách nhiệm không đẻ được con trai là do chồng. Cô ấy nói như đinh đóng cột là: "Khoa học chứng minh thế. Chỉ đám người ngu quanh anh là không biết". Nói xong vợ tôi thu dọn quần áo và đem hai con trở về ngoại để sống.
Tôi bắt đầu cảm thấy sợ sệt mỗi khi có điện thoại gọi về để họp họ. Tôi rất sợ cảnh cả năm về gặp nhau một vài lần nhưng tư duy, suy nghĩ khác nhau, người giàu người nghèo, quan điểm không giống nhau;chuyện trọng nam khinh nữ, chuyện mâm trên chiếu dưới.
Họp họ tôi chỉ mong bày tỏ lòng thương nhớ, biết ơn tổ tiên, đồng thời nhận biết anh chị em, cô bác, ông bà để từ đó có tôn ti trật tự, giữa con người với con người có sự tôn trọng, thương yêu gắn kết lẫn nhau.
Theo Vietnamnet
Chua xót phận đàn bà yêu hết lòng nhưng chỉ gặp kẻ Sở Khanh Một mình trong căn nhà trọ quạnh quẽ, những chua xót, cay đắng về cuộc đời lận đận lại bủa vây tâm trí chị... Tưởng dại đủ rồi, tưởng chắc cú lắm rồi, ai ngờ lại bị "lừa tình" một cách trắng trợn như thế. Chị đã ngoài 40 tuổi, những năm tháng thanh xuân, chị cũng có mấy người ngỏ lời yêu...