Xiêu lòng với những thị trấn Trung Quốc đẹp mộng mơ như tiên cảnh trên mặt đất
Trung Quốc đang bị “tây hóa” quá nhanh, thậm chí những người Trung Quốc xa quê có thể không nhận ra điều đó khi về thăm cố hương.
Bắc Kinh và Thượng Hải là những đô thị có nhịp độ phát triển nhanh không khác gì thành phố New York hay London. Nhưng Trung Quốc cũ – quan niệm của chúng ta về Vương quốc Trung Hoa, vẫn còn tồn tại. Hãy đi đến vùng nông thôn, ở các làng và thị trấn Trung Quốc, bạn sẽ thấy cuộc sống chậm hơn và nhiều truyền thống cũ vẫn còn với thời gian.
14. Suopo
Suopo là ngôi làng Qiang của người Tây Tạng, từng có mật độ tháp canh cổ cao nhất thế giới; ngày nay nó chỉ có 84 ngôi nhà bằng gỗ và đá. Chúng cao từ 20 đến 60 m (66 đến 196 ft). Những tòa tháp ngàn năm tuổi này đã được sử dụng làm trạm gác, nhà kho và nơi thờ cúng.
13. Duoyishu
Duoyishu là một ngôi làng ở phía tây nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, ở đây nổi tiếng có nhiều ruộng bậc thang đẹp ngoạn mục và được xem là tác phẩm nghệ thuật. Cư dân Duoyishu thuộc nhóm thiểu số Hani và Yi. Bình minh trên ruộng bậc thang vô cùng tuyệt vời. Ngoài ruộng bậc thang, người Hani được biết đến với nghi lễ đón năm mới theo khuynh hướng thiên về gia đình.
12. Thị trấn Heshun
|
Thị trấn Heshun nhỏ ở phía tây tỉnh Vân Nam, được coi là một trong những ngôi làng quyến rũ nhất ở Trung Quốc. Thị trấn nằm giữa những ngọn đồi xanh mướt và tên của nó có nghĩa là hòa bình và hài hòa. Heshun nổi tiếng với kiến trúc cổ được lưu giữ cho đến ngày nay, những ngôi nhà bằng đá lợp mái ngói trông giống bảo tàng hơn là nhà. Giữa những ngôi nhà san sát nhau lại có một lối đi hẹp. Thị trấn Heshun từng là điểm dừng chân trên con đường Trà – Ngựa cũ.
11. Làng Xijiang Qianhu Miao
Người Miao thuộc 56 dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Họ được biết đến với tiếng hát và điệu nhảy, thêu thùa thủ công và những ngôi nhà sàn gỗ.
10. Làng Hemu
Video đang HOT |
Làng Hemu nằm ở phía tây tỉnh Tân Cương,Trung Quốc gần hồ Kanas tuyệt đẹp. Hemu là một trong những ngôi làng đẹp nhất Trung Quốc. Ngôi làng nhỏ nằm trong khung cảnh giống như khu vườn, đây là nơi cư trú của người Tuwa, họ sống trong các cabin gỗ. Hemu và cảnh quan xung quanh đẹp như tranh vẽ đến nỗi nhiều công ty du lịch đặt tour chỉ dành cho những người yêu thích chụp ảnh.
9. Nhóm làng Chengyang
Hãy đến nhóm làng Chengyang để trải nghiệm văn hóa Đồng. Nhóm làng gồm 8 ngôi làng, nằm cách Quế Lâm khoảng năm tiếng lái xe. Các ngôi làng nổi tiếng với văn hóa dân gian, người dân trong làng mở show giao lưu văn hóa 2 lần 1 ngày. Nhóm làng nằm giữa cánh đồng lúa và hoa màu. Thời gian lý tưởng nhất để bạn ghé thăm nơi đây là vào mùa thu hoạch.
8. Hoàng Thôn
Ngôi làng Hoàng Thôn gần núi Hoàng Sơn ở tỉnh An Huy, làng có hình dáng giống một con bò. “Đầu” là một ngọn đồi, hai cái cây trên đồi là “sừng”, bốn cây cầu tượng trưng cho “chân” và những ngôi nhà là “thân của con bò”. Dòng suối chạy qua làng là nội tạng của động vật. Ngoài hình dạng độc đáo, Hoàng Thôn nổi tiếng có kiến trúc nhà ở triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Hoàng Thôn được coi là một ngôi làng truyền thống củaTrung Quốc, tuy nhiên ngày nay ngôi làng dần mất đi nét truyền thống.
7. Chu Trang
|
Chu Trang là điểm du lịch lý tưởng để thư giãn tâm trí trên một chiếc thuyền dọc theo con kênh của thị trấn. Cách Tô Châu 30 km (18 dặm), ngôi làng 1.200 tuổi có nhiều địa điểm nổi bật, ví dụ 14 cây cầu đá cong, trong đó cây cầu Đôi là nổi tiếng nhất, những ngôi nhà được xây hàng thế kỷ và một ngôi đền Đạo giáo thế kỷ 11.
6. Phố cổ Fenghuang
Ngay cả khi bạn đã từng đến thăm nhiều thị trấn cổ khác ở Trung Quốc, bạn vẫn sẽ ngỡ ngàng với Phố cổ Fenghuang ở tỉnh Hồ Nam. Thị trấn thời nhà Thanh này đẹp như tranh vẽ, là quê hương của người Miao (nổi tiếng với nghề thêu và làm bạc). Trung Quốc đã từng giống như phố cổ khi chưa bị ảnh hưởng bởi quá trình hiện đại hóa. Dòng sông thanh bình uốn qua thị trấn, đường phố hẹp và mòn rải đá sỏi, một vài ngôi nhà sàn bên bờ sông. Phố cổ Fenghuang vừa giản đơn vừa thanh lịch.
5. Nhóm làng Wuyuan
Nhóm làng Wuyuan gồm nhiều ngôi làng vùng nông thôn, nổi bật với kiến trúc nhà ở nổi bật. Mặc dù, nhóm làng có nhiều ngôi nhà được xây vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh tưởng rằng đã cổ, tuy nhiên một số ngôi nhà khác thậm chí còn cổ hơn, có niên đại 1.300 năm từ thời nhà Đường. Những ngôi nhà đá màu trắng với mái ngói xám, khá đẹp như tranh vẽ. Thật vậy, toàn bộ khu vực Wuyuan là một trong những danh lam thắng cảnh nhất đẹp nhất của Trung Quốc. Mùa xuân là thời điểm tốt cho du khách ghé thăm: lúc ấy hoa đỗ quyên và hoa cải dầu đang nở rộ, và vườn trà xanh ngát.
4. Đồng lý
Hầu hết du khách thông thái đều ghé thăm thị trấn Tongli – thị trấn kênh nước khi ở Thượng Hải. Thị trấn buồn ngủ này có rất nhiều khu vườn và đền thờ tuyệt đẹp mà bạn không thể đi hết trong một ngày. Hãy thử du ngoạn qua nhiều kênh đào trên một chiếc thuyền, bạn sẽ dễ bắt gặp các bà già đang ngồi giặt đồ hay ngư dân dùng chim cốc để bắt cá.
3. Jiaju
Jiaju là ngôi làng kiểu Tây Tạng ở tỉnh Tứ Xuyên. Được mệnh danh là “vùng đất cổ tích của người Tây Tạng”, Jiaju là một trong những thị trấn đẹp nhất Trung Quốc. Ngôi làng nằm ở bên sườn núi, vào mùa xuân ngôi làng trắng xóa với màu sắc hoa lê. Những ngôi nhà trong làng có hình dạng độc đáo, mái hiên màu đỏ và tường nhà màu trắng.
2. Phố cổ Lệ Giang
Phố cổ Lệ Giang là một trong những thị trấn cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc. Những con kênh đi qua ngôi làng tỉnh Vân Nam này làm cho nó càng sống động. Trên con đường buôn bán Trà-Ngựa cũ, phố cổ Lệ Giang đã từng tấp nập người Nakhi, nhưng họ đang rời đi vì chi phí nhà ở tại đây tăng cao.
1. Thị trấn Dương Châu
Thị trấn Dương Châu trên sông Li xinh đẹp đã từng là thiên đường của khách ba lô. Ngày nay, thị trấn phát triển hơn khi càng nhiều người phát hiện vẻ đẹp của nó. Thị trấn yên bình với nhiều dãy núi và hang động bao quanh, đặc biệt vào sáng sớm tinh mơ, bạn sẽ bắt gặp ngư dân trên chiếc thuyền gỗ. Thị trấn là nơi tuyệt vời cho các hoạt động đạp xe thân thiện. Nhiều du khách thích chèo thuyền trên dòng sông Li đến Quế Lâm, rồi đạp xe về.
Chùa cổ tọa lạc trên đỉnh núi 2.500 mét ở Trung Quốc, được ví như tiên cảnh hạ giới
Trung Quốc tồn tại ngôi chùa cổ trên đỉnh núi cao 2.500 m, xung quanh mây mù giăng lối và sương khói bao phủ tựa như chốn tiên cảnh nơi hạ giới.
Cách đây vài trăm năm, trước khi con người có được sự trợ giúp của máy móc hạng nặng, người xưa đã có thể xây dựng được ngôi chùa trên đỉnh núi Phạn Tịnh cao 2.493 m, cũng là đỉnh cao nhất của dãy Vũ Lăng Sơn nổi tiếng ở Trung Quốc.
Theo nhiều ghi chép, ngôi chùa được xây dựng trong triều đại nhà Minh (1368 - 1644). Chùa gồm hai điện thờ chính, một bên thờ phật Thích Ca Mâu Ni được đặt tên Thích Ca Mâu Ni Điện, một bên thờ phật Di Lặc nên được đặt là Di Lặc Điện.
Hai điện thờ được nối liền với nhau bằng một cây cầu đá. Với công nghệ thô sơ ở thời phong kiến cổ đại, việc tại sao người ta có thể vác các khối đá lớn cũng nhiều vật liệu xây dựng nặng khác lên đỉnh núi cao gần 2.500 m với nhiều đoạn dốc gần như thẳng đứng, vẫn còn là bí ẩn.
Trải qua hơn 500 năm, ngôi chùa trên đỉnh Phạn Tịnh đã được trùng tu và gia cố nhiều lần để chống lại hiện tượng phong hóa cũng môi trường khắc nghiệt trên cao. Tuy nhiên, chùa vẫn được giữ nguyên được bản thể kiến trúc ban đầu.
Ngày nay, ngôi chùa trở thành một biểu tượng quan trọng của văn hóa Phật giáo Trung Quốc, thu hút các tín đồ và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm bái.
Đường đi lên núi rất khó khăn và trắc trở. Du khách chỉ có thể leo bộ qua hơn 8.000 bậc thang đá nhân tạo.
Có những đoạn đường vô cùng gập ghềnh, hiểm trở và phải mất khoảng hơn 4 giờ đồng hồ để leo lên đến đỉnh.
Núi Phạn Tịnh sở hữu hệ sinh vật đa dạng, là môi trường sống của hơn 2.000 loài thực vật đặc hữu và hàng trăm động vật quý hiếm, do đó ngọn núi này đã được chính phủ Trung Quốc quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Quý Châu và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2018.
Để bảo tồn hệ sinh thái, núi Phạn Tịnh hạn chế lượng khách tham quan mỗi ngày. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ được khuyến cáo không nên leo lên đỉnh núi.
Mê đắm vườn mẫu đơn đỏ rực giữa lưng chừng đồi, chụp ảnh như tiên cảnh ở ngoại thành Hà Nội Giữa mùa hè chói chang, một cung đường nhỏ giữa núi đồi xanh ngắt ở ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn 30km (thuộc Đồng Dâu, Tiến Xuân, Thạch Thất) bỗng bật lên những sắc đỏ rực rỡ như một dàn đèn lồng đỏ treo cao. Đó là cung đường hoa mẫu đơn, điểm đến mới của hội chị...