Xiaomi vs Huawei vs OPPO: Khi những “người đồng hương” Trung Quốc coi nhau là đối thủ đáng gờm nhất
Lệnh cấm của chính quyền Mỹ lên Huawei đã vừa gây ra khó khăn, vừa tạo ra lợi thế cho các công ty Trung Quốc khác.
Khi những chiếc Mi 10 Pro bắt đầu xuất xưởng, Xiaomi đã không quên ghi một câu quảng cáo lên vỏ hộp: “dễ dàng truy cập vào các ứng dụng Google mà bạn sử dụng nhiều nhất”.
Với nhiều người, đây là một lợi thế vô nghĩa. Smartphone Android xuất xưởng ngoài Trung Quốc luôn được cài đặt các dịch vụ Google. Không chỉ riêng Xiaomi, smartphone của OPPO, Vivo, Realme… đều được cài đặt sẵn Gmail, Google Maps, YouTube.
Thậm chí, ngay đến cả người dùng iPhone cũng có thể tìm và cài đặt các ứng dụng Google một cách dễ dàng qua App Store chính thống. Lợi thế mà Xiaomi tự hào khoe trên vỏ hộp mẫu đầu bảng mới nhất, thực chất chỉ là lợi thế trước một đối thủ duy nhất mà thôi.
Đó chính là Huawei
Thành công ngược đời của Huawei
“Niềm đau” mà Xiaomi vừa chọc ngoáy không hẳn là một “niềm đau”.
Ngày 29/5/2019, tổng thống Trump ra lệnh đưa Huawei vào “danh sách đen thương mại”, bị cấm hợp tác với tất cả các công ty Mỹ như Qualcomm, Google, Microsoft và Intel. Ngay lập tức, Huawei mất quyền cài đặt Google Play Services cùng các ứng dụng Google lên smartphone Android bán ra toàn cầu. Kể từ đó tới nay, cả 2 sản phẩm đầu bảng của Huawei là Mate 30 Pro và P40 Pro đều phải sử dụng một bộ dịch vụ Huawei (HMS) thay thế cho lựa chọn từ Google.
Những tưởng Huawei sẽ ngay lập tức gục ngã, nhưng sự thật là hoàn toàn ngược lại. Lệnh cấm của tổng thống Trump đã vô tình biến Huawei trở thành một biểu tượng của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Người dùng Trung Quốc quay sang ủng hộ sản phẩm quê nhà, khiến doanh số Huawei tăng mạnh ngay trong quý 2.
Nhờ đó, doanh số Huawei tại Trung Quốc Đại Lục tăng tới 66% trong quý 2. Hết năm 2019, doanh số Huawei đạt 240 triệu chiếc, giúp cho người Trung Quốc vươn lên chiếm vị trí số 2 toàn cầu và bỏ xa Apple lại phía sau.
Video đang HOT
Xiaomi nếm trái đắng
Cũng giống như OPPO, Vivo hay Apple, Xiaomi đã bị Huawei đẩy vào cảnh khó khăn tại quê nhà.
Nhưng trái ngọt bất ngờ của Huawei cũng lại là trái đắng của Xiaomi. Dẫu cho doanh số của Huawei tại Trung Quốc tăng mạnh, thị trường nước này thực chất đã suy giảm trong năm 2019. Điều này có nghĩa rằng, trong khi Huawei tăng trưởng, các hãng smartphone Trung Quốc khác đã suy thoái tại quê nhà.
Theo số lượng của Canalys – một công ty nghiên cứu thị trường thường được chính Xiaomi trích dẫn, lượng smartphone xuất xưởng của Xiaomi tại Trung Quốc trong năm qua chỉ đạt 38,8 triệu máy, giảm mạnh so với mức 49,1 triệu máy của năm 2018.
Chính bởi lý do này, việc Xiaomi mang mối hận đối với Huawei là hoàn toàn dễ hiểu. Tại các sự kiện của Xiaomi, những chiếc Huawei hoặc Honor bắt đầu bị đem ra so sánh, thế chỗ dần cho 2 mục tiêu “muôn thuở” là Apple và Samsung. Tại sự kiện ra mắt chiếc Mi 10 và Mi 10 Pro vừa qua, CEO Lei Jun thậm chí còn có lúc chỉ đích danh Mate 30 Pro để so sánh trực tiếp, bỏ qua cả Galaxy S20 Ultra lẫn iPhone 11 Pro Max.
Công ty của Lei Jun coi Huawei là đối thủ chính tại Trung Quốc.
Thêm đối thủ thứ ba
Dĩ nhiên, cuộc đấu không phải là hoàn toàn bất lợi với Xiaomi. Bị Huawei đè bẹp tại quê nhà, Xiaomi phục thù bằng cách bùng nổ mạnh mẽ tại các thị trường nước ngoài. Theo số liệu Canalys, doanh số toàn cầu của Xiaomi trong năm 2019 đạt 125,5 triệu chiếc, cao hơn 5 triệu đơn vị so với 2018.
Ấy thế nhưng trên mặt trận này, Xiaomi lại vướng phải một cái gai khác: BBK Electronics, ông chủ của các thương hiệu OPPO, Vivo, Realme, OnePlus và iQoo. Năm 2018, thương hiệu giá rẻ Realme được tách ra hoạt động độc lập và đến năm 2019 đã chạm tới mốc doanh số 25 triệu máy. Cũng giống như Xiaomi/Redmi, Realme tập trung vào chiến lược bán phá giá cấu hình, được đẩy mạnh quảng bá tại thị trường như Ấn Độ và Đông Nam Á. Chiến lược giống hệt và thị trường giống hệt có nghĩa rằng Realme đã chiếm lấy một phần lớn khả năng tăng trưởng của Xiaomi.
Trên thị trường quốc tế, Xiaomi đã lần đầu tiên “gặp đối” khi BBK Electronics tách Realme ra làm một thương hiệu riêng, có chiến lược giống hệt Xiaomi.
Cực chẳng đã, giám đốc Xiaomi tại Ấn Độ thậm chí còn lên tiếng gọi Realme là “một thương hiệu copy”, một bình luận bị Realme đáp trả một cách sâu cay: “Các thương hiệu không nên hạ thấp đạo đức doanh nghiệp và làm trò ‘ném bùn’ trên mạng xã hội”.
Chiến tranh trên mọi mặt trận
Và, cũng giống như Xiaomi/Redmi, các thương hiệu của BBK không bị ngăn cấm dùng dịch vụ của Google. Trên chiến trường toàn cầu, OPPO và Xiaomi bỗng trở thành 2 đối thủ gay gắt khi Find X2 Pro và Mi 10 cùng nắm giữ vị trí số 1 của DxOMark. Thật trớ trêu, Mi 10 cũng là chiếc smartphone mở màn cho chiến lược cao cấp thực sự của Xiaomi, còn Find X2 Pro là sản phẩm đầu tiên cho thấy OPPO muốn tiến đánh vào phân khúc cao cấp.
Trước đó, thương hiệu Redmi của Xiaomi cũng đã “đá xoáy” OnePlus của BBK. Còn Huawei cũng đã từng gọi 2 thương hiệu lớn nhất của BBK (OPPO, Vivo) là các “hãng nhỏ chỉ biết đi copy”. Mới gần đây, OPPO mời hẳn phó chủ tịch Google phát biểu trong lễ ra mắt (online) của FInd X2 Pro, như để xoáy sâu vào nỗi đau của Huawei.
Mối quan hệ giữa các hãng smartphone Trung Quốc đang ngày một gay gắt hơn.
Người Trung Quốc là vậy, còn các đối thủ khác thì sao? Năm 2019, Apple vẫn dễ dàng làm chủ phân khúc cao cấp. Samsung vừa mải mê với công nghệ màn hình gập, vừa tiếp tục chiến lược “trải nghiệm hơn cấu hình” trên toàn bộ smartphone thay vì chạy theo hướng phá giá như người dùng Trung Quốc.
Gần 1 năm kể từ khi Huawei bị chặn đường tiến, 2 đối thủ từ Hàn Quốc và Mỹ gần như vẫn đang đứng ngoài cuộc chiến của các hãng smartphone Trung Quốc. Còn cuộc đối đầu giữa Xiaomi, Huawei và BBK vẫn ngày một gay gắt hơn: bất chấp dịch bệnh, họ vẫn dùng sự kiện online, vẫn dùng cả… vỏ hộp sản phẩm chỉ để đá xoáy nhau.
Liam
Có một thứ sắp được liên minh Huawei-Oppo-Vivo-Xiaomi ra mắt vào tháng 3 này, nhưng...
Bộ công cụ Google và chợ Google Store là hai thứ mà ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng nó quá sức cần thiết để một chiếc điện thoại Android thiếu vắng nó.
Nhưng không, tại một số quốc gia, họ không có khái niệm "cái gì không biết thì tra Google", mà điển hình là Trung Quốc.
Hầu hết các điện thoại bán ra tại Trung Quốc (Android) đều không hề có sự xuất hiện của hai thứ trên, tuy nhiên ở thị trường quốc tế là câu chuyện rất khác. Sau sự cố hy hữu của Huawei, có vẻ các ông lớn ngành di động Trung Quốc đang run chân tìm một backdoor (cửa hậu) để phòng trừ việc "lỡ đâu" nào đó xảy ra. Và dự án GDSA của liên minh Huawei-Oppo-Vivo-Xiaomi ra đời đánh dấu bước đầu muốn bớt đi phụ thuộc Google hơn.
Global Developer Service Alliance hay GDSA là một nền tảng có hình thức hoạt động như một chợ ứng dụng hoàn chỉnh nơi mà các nhà phát triển có thể dễ dàng hơn để đăng tải các ứng dụng, phần mềm, các công cụ hay thậm chí sách, báo và các văn ấn phẩm giải trí như nhạc, phim,... và hứa hẹn sẽ nhanh ổn định mà mang nhiều lợi ít hơn cho các lập trình viên nếu so với Google Store hiện tại. Và điều ấn tượng ở đây là GDSA này sẽ phát triển với phạm vi toàn cầu và tất cả các nhà triển trên toàn thế giới đều được khuyến khích.
Doanh thu từ chợ ứng dụng là khổng lồ và đây dường như là thế độc quyền của của Google. Con số thực tế theo Statista năm 2019 doanh thu toàn cầu từ Google Store là khoảng 29.3 tỷ USD. Dĩ nhiên mảnh đất tốt thì khó mà không bị ai dòm ngó, và chính xác thì nhờ sự cố Huawei mà việc dự án GDSA này được tung ra nhanh hơn nếu so với các phân tích của các nhà đánh giá. Mục tiêu là khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của các ông lớn di động dự án sẽ đẩy mạnh vào các thị trường trọng yếu như Đông Nam Á, Ấn Độ hay Châu Âu.
Tổng thể, có thể nói là dự án này chẳng khác các chợ ứng dụng afk trên mạng và vẫn đang "sống tốt" nhờ quảng cáo. Tuy nhiên, đây là dự án được hậu thuẫn tài chính dồi dào. Đội ngũ phát triển nhìn nhận và khắc phục tối đa các điểm yếu cố hữu trên Google Store hứa hẹn môi trường tốt nhất cho các nhà phát triển: chiết khấu cao, có sự phân hóa cao cho từ khu vực thị trường và sẵn sàng hỗ trợ các lập trình viên nếu cần. Hơn nữa với kinh nghiệm thực địa là Trung Quốc nơi vắng mặt Google từ lâu, nhưng cả người dùng cũng như các nhà sản xuất vẫn sống tốt.
Về phía liên minh các nhà sản xuất này, đây sẽ trở thành nền tảng ứng dụng mới có thể khai thác tối đa, từ đó dần các hãng dẫn hình thành những bộ công cụ riêng hay thống nhất. Đe dọa trực tiếp đến lợi thế độc quyền hiện có của Google. Và tình hình ngày một xấu đi của Huawei thì GDSA sẽ là một chiếc phao cứu sinh cho họ. Và nếu thành công đây sẽ là tiền lệ xấu cho các hàng sản xuất khác đối với Google, và ngược lại. Có lẽ từ đây sẽ không còn chuyện sống xa anh "Gồ" chẳng dể dàng.
Theo dự kiến dự án sẽ được chính thức khởi động vào tháng 3/2020 và ai cũng biết chuyện gì đã xảy ra, như thế nào. Trước mắt vẫn chưa có các động thái mới gì từ đại diện dự án, "nghỉ dịch" nhưng không có nghĩa dự án sẽ nghỉ luôn. Có lẽ Google nên bắt đầu lo đi là vừa!
Theo Thế Giới Di Động
Tại sao nhiều điện thoại vẫn chỉ dùng sạc chậm? Sạc nhanh đã trở thành một tính năng phổ biến, nhưng không phải tốc độ của model nào, hãng nào cũng giống nhau. Đây là một thực tế khó chịu trong thế giới smartphone hiện đại, đặc biệt là khi những thiết bị cầm tay này sở hữu các viên pin có dung lượng ngày càng lớn hơn. Sạc nhanh cùng thời lượng...