Xiaomi thành công ngay trên chính sân nhà Hàn Quốc của Samsung, LG
Huawei chưa tham gia một cách mạnh mẽ, nhưng có tiềm năng cao hơn trong việc thực hiện chiến công của Xiaomi.
Trong một nhà dưỡng lão tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, nơi bác y tá Ja Jin (60 tuổi) làm việc hàng ngày – sản phẩm của 2 hãng nội địa Samsung và LG có mặt ở khắp mọi nơi, từ điều hòa, tủ lạnh tới máy hút bụi.
Ngoại trừ một số nhỏ sản phẩm như máy cạo râu từ Braun, sự hiện diện của việc ‘người Hàn Quốc sử dụng sản phẩm Hàn Quốc’ ở khắp mọi nơi, ai cũng có thể nhận ra. Bác Ja Jin – một người chỉ sử dụng smartphone của Samsung chia sẻ: “Tôi cảm thấy nghĩa vụ phải ủng hộ các hãng điện tử nội địa, vì họ đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của nước nhà”.
Khả năng tạo được lòng tin tưởng to lớn của các hãng công nghệ Xứ sở Kim Chi bắt nguồn từ việc tạo ra được các mặt hàng có chất lượng cao hàng đầu Thế giới. Nhưng tình thế đã đổi thay khi trong những năm gần đây khi các đối thủ từ Trung Quốc đang dần chiếm ưu thế.
Xiaomi – một hãng có trụ sở ở Bắc Kinh đã lọt vào ‘mắt xanh’ của người dùng trẻ tuổi bởi các dòng sản phẩm như pin dự phòng cho smartphone, ván trượt chạy bằng điện có giá bán rẻ hơn rất nhiều so với các hãng đến từ Hàn Quốc.
Đầu tháng trước, chiếc Redmi Note 7 – smartphone mới nhất của Xiaomi đã cán mốc 15 triệu đơn vị chỉ trong khoảng thời gian 2 phút mở bán trực tuyến. Nhiều khách hàng cũng xếp hàng dài trước trung tâm mua sắm Hi-Mart tại Seoul để mua sản phẩm này vào ngày 13 tháng 4 vừa qua.
Video đang HOT
Với phần cứng và phần mềm không thua kém gì các smartphone cao cấp hơn, chiếc Redmi Note 7 với giá bán chỉ 215 USD quả thực là món hời với những người từng bỏ số một tiền lớn hơn 800 USD cho một chiếc iPhone hay Samsung Galaxy.
Trưởng bộ phận truyền thông của Xiaomi tại Hàn Quốc – bà Virginia Xu chia sẻ: “Xiaomi muốn đem các sản phẩm của mình đến người dùng trên toàn Thế giới với một mức giá ‘trung thực’ (cạnh tranh, không có lợi nhuận lớn). Chúng tôi đang làm việc với các đối tác để mở rộng các cửa hàng Xiaomi – cả trực tuyến lẫn vật lý – để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn. Tôi cũng biết rằng Hàn Quốc là một thị trường có tính cạnh tranh cao, nên việc đem nhiều sản phẩm, nhiều lựa chọn đến người dùng là một điều quan trọng”.
Mặc dù Xiaomi đang dần chiếm được thị phần tại Hàn Quốc, sự thành công của họ lại là một điều đáng ngạc nhiên. ZTE Corp, một công ty khác của Trung Quốc cũng đã từng tham gia vào đây từ 2012, nhưng đã phải bỏ cuộc sau một thời gian dài làm ăn thua lỗ, trở thành một ODM cho các hãng công nghệ của nước này.
Huawei chưa tham gia một cách mạnh mẽ, nhưng có tiềm năng cao hơn trong việc thực hiện chiến công của Xiaomi. Mặc dù hãng này gặp nhiều rắc rối với chính phủ Mỹ, nhưng lại được nhiều nhà cung cấp mạng của Hàn Quốc tin tưởng, cho phép đặt nhiều thiết bị mạng truyền phát sóng 5G.
Hãng cũng có một lợi thế lớn, khi sẽ bán ra chiếc smartphone màn hình gập độc đáo Mate X của mình trong một vài tháng tới. Sản phẩm này có thiết kế và tính năng cạnh tranh với chiếc Galaxy Fold của Samsung – vừa có một lần ra mắt với các reviewer không mấy thành công.
Ngoài các thiết bị công nghệ, thì bia cũng là một sản phẩm được xuất khẩu rất nhiều từ Trung Quốc đến Hàn Quốc. Tsingtao Brewing Company – hãng tạo ra 2 loại bia bán chạy thứ nhì và thứ 3 của Hàn Quốc trong năm qua – đã thu về 109 triệu USD lợi nhuận. Sự thành công của bia Tsingtao đạt đỉnh điểm vào 2016 khi một quảng cáo của hãng này bỗng thành ‘trend’ tại Hàn Quốc.
Sự phát triển một cách nhanh chóng của các sản phẩm ngoại quốc lại trở thành mối lo ngại của người dân trong nước. Bác Ja Jin thì đặc biệt lo ngại về thành công của Xiaomi. “Mặc dù các sản phẩm của hãng này có cấu hình tương tự với giá bán thấp hơn, tôi vẫn sẵn sàng bỏ thêm tiền để ủng hộ các hãng ở trong nước để họ có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế”.
Các mối lo ngại khác, trong đó có việc các công ty của Trung Quốc đang làm tăng mức độ ô nhiễm tại Hàn Quốc, cũng góp phần vào sự phản đối các sản phẩm ngoại của của người dân nơi đây.
Taewon Suh – một giảng viên về Marketing tại đại học Taxas chia sẻ: “Người dùng Hàn Quốc không có thiện cảm với các sản phẩm Trung Quốc vì cho rằng các nhà máy sản xuất của họ đang tạo ra một lượng hạt bụi nhỏ có hại rất lớn. Các hãng này muốn thành công thì phải dành được lòng tin của người dùng, một điều tốn thời gian và cần lòng kiên nhẫn”.
“Giống như Đức có ‘tiếng’ trong việc sản xuất ô tô chất lượng cao, hay Nhật Bản với các món đồ chơi độc đáo, thì Trung Quốc cũng phải tìm cách nâng tầm của các thiết bị công nghệ của mình trong một thời gian dài. Samsung cũng đã tốn tới 10 năm để gây dựng thương hiệu và đưa các sản phẩm của mình – nhất là smartphone lên bản đồ Thế giới”.
Theo GenK
Chưa lo xong vụ Xiaomi soán ngôi, Samsung lại phải lo thêm "Xiaomi thứ hai" mang tên Vivo tại thị trường Ấn Độ
Vivo đang cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh số thần tốc, giống như thời Xiaomi mới bước chân vào thị trường smartphone Ấn Độ và sau này đã vươn lên chiếm cả ngôi vương của Samsung.
Samsung đã mất vị trí số 1 vào tay Xiaomi tại thị trường smartphone Ấn Độ hồi năm ngoái. Mặc dù rất khó để Samsung sảy chân tiếp và trượt khỏi vị trí thứ hai nhưng khả năng này không hẳn khó xảy ra khi doanh số quý vừa qua của Samsung đang có dấu hiệu đi xuống.
Theo hãng phân tích Canalys, Samsung đã xuất xưởng khoảng 7,3 triệu chiếc smartphone tại thị trường Ấn Độ trong Q1/2019, giảm nhẹ khoảng 200 ngàn chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Trong số 4 hãng smartphone hàng đầu Ấn Độ xếp theo thứ tự gồm Xiaomi, Samsung, Vivo và Oppo thì Samsung đang là thương hiệu duy nhất có doanh số smartphone thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Vấn đề càng tội tệ hơn với hãng điện tử Hàn Quốc khi mất gần 1% thị phần, từ 25,3% xuống 24,4%.
Số liệu thống kê doanh số và thị phần tại thị trường Ấn Độ trong Q1/2019
Những vấn đề của Samsung tại Ấn Độ chỉ phản ánh phần nào những khó khăn mà Samsung phải gánh chịu tại nhiều thị trường khác trên thế giới. Do đó kết quả trên không hẳn quá bất ngờ. Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định thêm, Ấn Độ là một trong những thị trường tối quan trọng với Samsung chỉ sau Trung Quốc. Bởi đây là thị trường đang phát triển và có tiềm năng rất lớn. Nếu Samsung tiếp tục xảy chân tại thị trường này, khả năng giữ vững danh hiệu hãng smartphone số 1 thế giới sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Trái ngược với sự "trầy trật" của Samsung là sự bứt tốc đột phá của Xiaomi. Hãng smartphone Trung Quốc đạt doanh số 9,5 triệu máy trong quý đầu năm 2019, qua đó giúp hãng giữ vững thị phần số 1 với 31,4%.
Điều đáng chú ý là sự vươn lên của Vivo. Thương hiệu smartphone Trung Quốc này đang tăng trưởng nhanh chưa từng thấy. Chỉ mới Q1/2018, Vivo xuất xưởng được khoảng 2,1 triệu máy và thị phần chỉ có 7,3% thì sau một năm, thương hiệu này đã lột xác và đạt doanh số lên tới 4,5 triệu máy, qua đó đẩy thị phần của hãng vươn lên 15%. Theo Canalys, tốc độ tăng trưởng hàng năm của Vivo thậm chí đã cán mốc 108,2%.
Sự bứt tốc của Vivo chắc chắn sẽ khiến Samsung thêm phần lo lắng vì không ai biết thị trường sẽ còn biến động như thế nào.
Bên cạnh đó, Realme (thương hiệu con của Oppo) cũng là một cái tên đáng chú ý. Dù mới chỉ gia nhập thị trường Ấn Độ từ Q2/2018 nhưng Realme giờ đây đã có trong tay 4,2% thị phần toàn thị trường với doanh số Q1/2019 đạt 1,3 triệu máy.
Tham khảo Android Authority
Gã khổng lồ công nghệ Xiaomi chuẩn bị đổ bộ thị trường Australia Xiaomi một trong những nhà sản xuất điện thoại lớn nhất Trung Quốc, đang lên kế hoạch cho một cuộc chơi đầy tham vọng tại thị trường Australia. Theo thông tin của tờ Tạp chí Tài chính Australia, Xiaomi có kế hoạch ra mắt tại Australia vào giữa năm nay thông qua một nhà phân phối địa phương có tên Panmi. Để chuẩn...