Xiaomi tăng gấp đôi kỹ sư R&D
Xiaomi đang tuyển dụng kỹ sư R&D tại Nhật Bản với số lượng tăng gấp đôi năm ngoái khi công ty tìm cách vượt Huawei.
Hôm 9/12, Xiaomi cho biết đã xây dựng văn phòng mới tại Nhật Bản sau một năm gia nhập thị trường này. Động thái của công ty Trung Quốc là một phần trong kế hoạch mở rộng thị phần trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng trên toàn cầu.
Xiaomi chưa tiết lộ số lượng kỹ sư R&D sẽ tuyển dụng tại đây. Tuy nhiên, công ty cho biết có kế hoạch tung ra hơn 15 thiết bị di động trên toàn cầu vào năm 2021.
Người sáng lập và CEO Xiaomi Lei Jun. Ảnh: Reuters .
Xiaomi hiện là nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới, theo số liệu của Counterpoint Research. Công ty đã vượt qua Apple trong quý III và đang đặt mục tiêu vượt Huawei để trở thành hãng sản xuất điện thoại lớn thứ hai trong năm tới. Hiện tại hãng xem Nhật Bản là một thị trường có tiềm năng tăng trưởng.
Huawei hiện nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu của Trung Quốc và thứ hai thế giới sau Samsung. Công ty đã đi trước Xiaomi khi thâm nhập vào Nhật Bản, nhưng đang gặp khó do những lệnh cấm từ Mỹ. Dữ liệu từ Euromonitor International cho thấy Huawei chỉ còn chiếm 5% thị phần tại Nhật vào 2019. Đây được xem là cơ hội để các hãng điện thoại Trung Quốc khác nhảy vào.
Tại Nhật Bản, Xiaomi đã cung cấp các sản phẩm như smartphone giá rẻ, nồi cơm điện và máy lọc không khí.
Xiaomi được cho là đang tận dụng những khó khăn của Huawei để vượt lên. Trước đó, nguồn tin từ chuỗi cung ứng cho biết công ty này đã đặt trước linh kiện và các bộ phận liên quan cho 240 triệu smartphone mới trong năm 2021, vượt xa sản lượng hiện tại của hãng. Thậm chí, một nguồn tin khác tiết lộ mục tiêu của Xiaomi trong năm tới là xuất xưởng được 300 triệu smartphone.
Theo IDC, nếu Xiaomi sản xuất được 240 triệu smartphone trong năm tới, hãng sẽ tiệm cận 240,6 triệu máy trong năm 2019 của Huawei – mức kỷ lục đối với một hãng điện thoại Trung Quốc. Trong khi đó, Apple mới chỉ xuất xưởng trung bình khoảng 200 triệu iPhone mỗi năm.
Chiến lược của Xiaomi trong vài năm qua là “đánh chiếm” các “thành trì” truyền thống của Huawei, như châu Âu, Trung Đông và một mức độ nào đó ở châu Phi. Hãng cũng đồng thời giữ đà phát triển ở hai thị trường trọng điểm là quê nhà Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á. Công ty cũng từng vượt qua Huawei để đứng thứ ba tại châu Âu vào quý II, đồng thời luôn có mặt trong top 5 tại 54 thị trường trọng điểm trên toàn cầu.
Với tiến độ như hiện nay, giới chuyên gia dự đoán khả năng cao Xiaomi sẽ vượt qua Huawei trong những quý tới để trở thành thương hiệu smartphone Trung Quốc phổ biến nhất thế giới năm sau.
Dùng AI phục dựng hình ảnh các vị vua Tống
Một kỹ sư ở Trung Quốc dùng AI chuyển ảnh vẽ vua nhà Tống trong các bộ phim cổ trang thành video.
"Các vị vua Tống trông như thế nào trong video" đang là đề tài bàn tán sôi nổi trên Weibo với hàng trăm triệu lượt quan tâm và hàng triệu lượt bình luận. Trước đây AI chỉ khôi phục hình ảnh các vị vua. Đây là lần đầu "thần thái" của họ được thể hiện qua video với cử động của mắt, miệng, nhờ sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
Tác phẩm được thực hiện bởi một lập trình viên có tên Otani Spitzer. Trên Weibo, anh giới thiệu mình từng tốt nghiệp trường Nghệ thuật Thị giác New York năm 2014. Trên trang cá nhân của mình, Otani thường xuyên chia sẻ các hình ảnh phục dựng bằng AI, tuy nhiên, video mô phỏng thần thái của các vị vua Tống nhận được sự quan tâm hơn cả.
Chân dung các vị vua nhà Tống được AI phục dựng thành video. Nguồn: Otani Spitzer.
Trong video, hình ảnh các vị vua được so sánh với tạo hình trong các bộ phim nổi tiếng. Góc nhìn mới lạ này tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi trên Internet. Phần lớn người dùng Weibo bất ngờ với hình ảnh của các vị vua được phục dựng bởi công nghệ. "Sống động như thật, rất gần gũi nhưng cũng rất lạ, tôi không biết phải mô tả thế nào, tôi đã xem đi xem lại hàng chục lần vẫn thấy rất thú vị", tài khoản Xu Jun nói. Một người khác bình luận: "Tôi chưa từng xem video nào thế này. Giá mà nó được đưa vào các tiết học lịch sử, tiết học sẽ sinh động hơn rất nhiều so với giáo trình truyền thống mấy chục năm nay".
Mọi người đều bày tỏ sự thán phục trước sức mạnh của AI và tài năng của Otani Spitzer. "AI ngày càng thông minh. Tôi lo ngại một ngày nào đó nó sẽ qua mặt được cả công nghệ nhận diện khuôn mặt", Li Xian viết.
Không ít người đề nghị Otani tái hiện lại dung nhan của các vị hoàng đế nổi tiếng khác và cả những phi tần, cung cữ nổi tiếng trong lịch sử xem có khác diễn xuất của các diễn viên không.
Kỹ sư chuyển giới được IBM công nhận sau 52 năm Lynn Conway từng là một trong những tài năng nổi bật tại IBM, nhưng sau khi tiết lộ giới tính thật của mình, bà bị hãng sa thải vì sợ tai tiếng. Một ngày hè tháng 8/1968, Lynn Conway được gọi tới văn phòng của Gene Myron Amdahl, Giám đốc nhóm phát triển hệ thống máy tính tiên tiến của IBM. Ông Amdahl...