Xiaomi liệu có thể cạnh tranh với Apple và Samsung?
Lệnh cấm vận khiến Huawei đang tụt lại và Xiaomi lại đang vượt lên, nhưng liệu Xiaomi có đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với Apple và Samsung như Huawei hay không?
Trước khi bị lệnh cấm thương mại của Hoa Kỳ làm tê liệt, Huawei đã sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng với Samsung và Apple. Thực tế, Huawei đã vượt qua Apple, giành vị trí số hai trên toàn cầu. Gần một năm sau, Huawei thậm chí đã vượt qua được Samsung để leo lên đỉnh trong quý 2 năm 2020 trong bối cảnh thị trường Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ còn thị trường thế giới lao dốc.
Các số liệu mới nhất của Quý 3 năm 2020 cho thấy Huawei đã gần như đánh mất thị trường Mỹ. Chỗ trống của Huawei để lại lập tức được lấp đầy bởi các hãng khác, trong đó Xiaomi đã nhanh chóng chiếm được vị trí đắc địa.
Xiaomi sẽ thay Huawei cạnh tranh với Apple và Samsung?
Xiaomi đã tiết lộ kết quả tài chính cho quý 3 năm 2020. Báo cáo chỉ ra rằng những sản phẩm đã tăng vọt 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Counterpoint Research còn xác nhận Huawei giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chiến lược của Xiaomi trong vài năm qua là tập trung vào các thị trường ở châu Âu, Trung Đông hay ở một mức độ nào đó cũng là Châu phi. Mặc khác, duy trì đà phát triển ở quê nhà Trung Quốc và đánh chiếm thị trường Ấn Độ. Xiaomi đã vượt qua Huawei để giành vị trí số ba tại Châu Âu vào quý 2 năm 2020. Tuy nhiên, họ chỉ nằm trong top 5 tại 54 thị trường và mới là thương hiệu hàng đầu tại 10 thị trường.
Video đang HOT
Xiaomi cũng đã áp dụng chiến lược hợp tác với các nhà mạng, những đơn vị đang tìm cách lấp đầy khoảng trống mà điện thoại không Google của Huawei để lại. Nói cách khác, muốn cạnh tranh với Samsung và Apple, Xiaomi cần cạnh tranh trước tiên với chính Huawei.
Xiaomi đã sẵn sàng cho flagship ?
Điện thoại giá rẻ của Xiaomi đóng vai trò chính cho sự tăng trưởng của thương hiệu trong những năm qua, điều đó là không thể phủ nhận. Theo thống kê, có đến ba smartphone Xiaomi giá rẻ nằm trong top 10 smartphone phổ biến nhất trên toàn cầu quý 3 năm 2020. Ngược lại, thách thức lớn đối với Xiaomi đến trực tiếp từ phân khúc cao cấp. Bất chấp việc Xiaomi đã cố gắng đầu tư chất xám cho thị trường này, những thiết bị được coi là flagship của hãng luôn đi kèm nhận định “giá cả phải chăng”, chẳng hạn như dòng Mi 8 và Mi 9. Mi 10 series thực sự đắt đỏ hơn ở thời điểm ra mắt vào đầu năm 2020 (Mi 10 và Mi 10 Pro ra mắt ở mức 573 USD/ 716 USD) ở Trung Quốc).
Xiaomi vẫn cung cấp những chiếc flagship giá rẻ trong dòng Mi 10T, nhưng những tính năng mà người dùng đòi hỏi ở một phân khúc cao cấp như chống nước, công nghệ màn hình tốt hơn lại chưa thực sự được tăng cường như Samsung hay Huawei. So sánh với Samsung và Apple ở công thức cân bằng giữa giá cả và hiệu năng, Galaxy S20 FE và iPhone 12 / iPhone 12 Mini, Xiaomi vẫn sẽ còn rất nhiều công việc phải làm.
Counterpoint trước đó đã báo cáo rằng Xiaomi đã lọt vào top 5 khi nói đến các thương hiệu cao cấp (mức giá $ 400) vào quý 1 năm 2020, đánh dấu lần trở lại thương hiệu này kể từ quý 3 năm 2018. Nhưng con số thống kê cũng chỉ ra hãng chỉ chiếm 2% thị phần ở phân khúc hạng sang này.
Đối thủ gắt gao
Ngoài sự cạnh tranh từ Samsung và tất nhiên là sự trở lại của Huawei, Xiaomi cũng sẽ phải đối mặt với thách thức từ những thương hiệu như Oppo, Realme và Vivo vào năm 2021. Trên thực tế, cả ba thương hiệu đều tương đối mới mẻ ở thị trường Châu Âu, với Vivo chỉ ra mắt vào đầu tháng 11/2020. Đặc biệt, Realme tập trung vào ngân sách giá rẻ nên có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với thị phần toàn cầu của Xiaomi, điều đang diễn ra với Ấn Độ.
Xiaomi đã ở đúng nơi, đúng thời điểm để tận dụng những lợi thế được mang tới. Hãng dự kiến sẽ cung cấp sạc nhanh hơn, camera selfie dưới màn hình và công nghệ không dây UWB vào năm 2021. Nhưng liệu đây có là đủ để nâng tầm vị thế của Xiaomi. Chỉ có thời gian và những màn thể hiện mới trả lời chính xác được.
Sau đại dịch, Samsung đã có một quý kinh doanh thành công
Doanh số bán smartphone của Samsung trong quý III/2020 đạt mức cao nhất 3 năm gần đây.
Trong báo cáo quý III/2020 về thị trường smartphone toàn cầu, Counterpoint Research cho biết số lô hàng điện thoại bán ra đạt 366 triệu chiếc, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Con số này tăng 33% so với quý II/2020, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều quốc gia phong tỏa.
Ở phạm vi khu vực, Ấn Độ là cái tên tiêu biểu khi doanh số bán phục hồi về mốc trước dịch với 53 triệu thiết bị di động, tăng 9% so với năm 2019 và 188% so với quý II.
Doanh số smartphone bán ra toàn cầu trong quý III/2020.
Về mặt thương hiệu, Samsung không chỉ dẫn đầu thị trường toàn cầu mà còn chiếm lĩnh 3 trong số 5 thị trường trọng điểm, gồm châu Âu, châu Mỹ La Tinh (LATAM) và khu vực Trung Đông - châu Phi (MEA). Trong khi đó, Huawei đứng đầu châu Á và Apple dẫn đầu Bắc Mỹ.
Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc có được thành tích này là nhờ 80,4 triệu chiếc điện thoại xuất xưởng. Trên thực tế, đây là doanh số bán cao nhất của Samsung từ năm 2017 đến nay. Công ty đã chứng kiến mức tăng trưởng lần lượt là 3% so với cùng kỳ năm trước và 48% so với quý II.
Bên cạnh đó, Xiaomi đã lọt vào top 5 bảng xếp hạng thương hiệu ở 3 khu vực. Đây cũng lần đầu tiên nhà sản xuất Trung Quốc vượt mặt Apple giành vị trí thứ ba trên thị trường toàn cầu với 13% thị phần và đạt mức tăng trưởng 75% theo quý.
Phân bố thị phần tại 5 khu vực trọng điểm.
Ngay sau là Realme với mức tăng 132% trong quý 3, tương đương với 50 triệu sản phẩm được bán. Vì thế Realme đã được trao danh hiệu nhà sản xuất điện thoại thông minh có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các lô hàng của Apple đã giảm 7% so với quý III/2019 do công ty hoãn lịch ra mắt dòng iPhone 12 sang quý IV năm nay.
Bên cạnh smartphone, các mảng kinh doanh khác của Samsung cũng thu về nhiều thành công. Tháng 10 vừa qua, Samsung Electronics đã lọt top 5 Thương hiệu Tốt nhất Toàn cầu năm 2020 do công ty tư vấn thương hiệu Interbrand bình chọn, với giá trị thương hiệu lớn nhất từ trước đến nay đạt 62,3 tỷ USD.
Trong năm 2021, Samsung được đồn đoán sẽ có nhiều thay đổi trong mảng kinh doanh smartphone khi quyết định khai tử dòng Galaxy Note. Thay vào đó, sản phẩm sẽ được hợp nhất với dòng Galaxy S và nhường chỗ cho Galaxy Z màn hình gập.
Doanh số thiết bị đeo tăng trưởng ấn tượng trong quý 3 Hãng nghiên cứu thị trường IDC đã công bố phân tích về doanh số thiết bị đeo trong quý 3/2020, với các con số ấn tượng khi tổng cộng 125 triệu chiếc đã được xuất xưởng - tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Apple vẫn dẫn đầu về doanh số thiết bị đeo Theo GSMArena , Apple là cái tên dẫn...