Xiaomi đầu tư 10 tỷ USD để làm ô tô điện thông minh
Sau nhiều lần xuất hiện tin đồn, giờ đây Xiaomi đã lên tiếng xác nhận kế hoạch gia nhập cuộc đua phát triển xe chạy điện.
Xiaomi sẽ đầu tư một số tiền lớn để gia nhập cuộc đua phát triển xe ô tô chạy điện (Ảnh minh họa).
Thông tin trên được đích thân nhà sáng lập kiêm CEO của Xiaomi, ông Lôi Quân công bố. Theo đó, hãng công nghệ Trung Quốc sẽ đầu tư 10 tỷ USD trong vòng một thập kỷ tới vào một công ty con để tập trung vào kinh doanh xe điện thông minh.
“Quyết định được đưa ra sau nhiều lần cân nhắc giữa tất cả các đối tác của Xiaomi, và đây sẽ là dự án kinh doanh lớn cuối cùng trong đời tôi”, CEO Lôi Quân cho biết về quyết định lấn sân vào thị trường xe điện.
Trong hồ sơ nộp lên cơ quan quản lý thị trường chứng khoán tại Trung Quốc, Xiaomi cho biết công ty con chuyên về phát triển và kinh doanh xe điện của hãng sẽ do đích thân CEO Lôi Quân lãnh đạo. Khoản đầu tư ban đầu cho công ty này sẽ có trị giá 10 tỷ tệ (tương đương 1,5 tỷ USD).
Xiaomi hiện là một trong những hãng smartphone lớn nhất thế giới, nhưng công ty cũng nổi tiếng với danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm các thiết bị gia dụng thông minh như robot hút bụi, camera giám sát, smartTV… Xiaomi cũng đã từng sản xuất và bán xe máy điện và xe điện thăng bằng ra thị trường.
Tin đồn Xiaomi gia nhập thị trường ô tô điện đã xuất hiện từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên công ty lên tiếng xác nhận. Hiện Xiaomi chưa công bố chi tiết kế hoạch của hãng ở thị trường xe điện, nên chưa rõ hãng sẽ chỉ phát triển phần mềm, hay phát triển cả xe lẫn phần mềm dùng cho xe.
Video đang HOT
Xe điện được xem là tương lai của thị trường ô tô thế giới. Không chỉ các hãng xe lớn đang dần chuyển sang sản xuất xe chạy điện, mà ngày càng nhiều hãng công nghệ cũng tham gia.
Ngoài Xiaomi, một “gã khổng lồ” công nghệ khác của Trung Quốc là Baidu hồi tháng 1 cũng cho biết sẽ gia nhập thị trường ô tô điện. Baidu sẽ hợp tác với Geely để thành lập một công ty sản xuất xe điện thông minh; Baidu sẽ giữ đa số cổ phần và nắm quyền biểu quyết tuyệt đối tại công ty mới. Baidu sẽ chịu trách nhiệm phát triển phần mềm, hệ thống tự động và các chức năng kết nối Internet, còn Geely sẽ đảm nhiệm việc lắp ráp và sản xuất xe.
Ngoài Baidu, Alibaba và Huawei cũng được cho là đang đàm phán với các hãng ô tô Trung Quốc để tham gia lĩnh vực xe chạy điện. “Gã khổng lồ” công nghệ Apple của Mỹ cũng được cho là đang tìm đối tác để phát triển và sản xuất chiếc xe điện tự lái của riêng mình.
“Ngành công nghiệp ô tô điện sẽ đạt giá trị 5 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới. Với việc các ông lớn như GM, Ford và Volkswagen đều nhảy vào thị trường xe ô tô điện, điều đó nói lên nhu cầu ngày càng gia tăng của công nghệ xe điện trên thị trường toàn cầu”, Dan Ives, chuyên gia phân tích thị trường của công ty đầu tư Wedbush Securities (Mỹ), nhận định.
Châu Âu: Trở thành thị trường xe điện lớn nhất thế giới nhưng liệu có thực sự bền vững?
Châu Âu đã chính thức vượt qua Trung Quốc và trở thành thị trường tiêu thụ xe điện lớn nhất thế giới.
Thời gian gần đây, thị trường Châu Âu đang có tốc độ tiêu thụ các mẫu xe ô tô điện nhanh nhất trong lịch sử, trong khi thị trường Trung Quốc và Mỹ lại đang có xu hướng giảm. Chính sự bùng nổ này đã khiến cho Châu Âu vượt qua Trung Quốc và trở thành thị trường xe điện lớn nhất thế giới.
Châu Âu vượt mặt Trung Quốc trong cuộc đua xe điện, chính thức trở thành thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới
Tuy nhiên, nhiều người đánh giá sự bùng nổ này chỉ mang tính nhất thời khi chính phủ Châu Âu đang có các khoản trợ cấp, cùng với việc nhiều mẫu xe điện đang được ra mắt tại Châu Âu. Nhiều chuyên gia dự đoán, tình thế có thể bị đảo ngược nếu như các khoản trợ cấp này bị cắt bỏ.
Thực tế nhu cầu sử dụng xe điện tại Châu Âu
Thực tế, nhiều người sẽ đắn đó việc chuyển sang dùng các loại xe điện do mức giá khá cao nếu như không có các chính sách trợ giá. Nhiều chuyên gia nhận định: It nhất phải đến cuối thập kỷ này, khi giá pin ô tô điện giảm xuống nhờ những yếu tố như công nghệ mới, quy mô sản xuất lớn và mức độ cạnh trao cao hơn, thì giá xe điện mới có thể cạnh tranh được với ô tô truyền thống.
Lúc đầu, phương pháp tiếp cận của châu Âu với ô tô điện sử dụng "cây gậy" nhiều hơn "củ cà rất", tức là sử dụng nhiều biện pháp ép buộc. Điển hình là việc Liên minh Châu Âu (EU) đã liên tục thắt chặt quy định về khí thải trong nhiều năm gần đây, khiến ngành công nghiệp ô tô phải lựa chọn giữa việc sản xuất nhiều ô tô điện và hybrid hay là phải chịu mức phạt nặng.
Mãi cho đến khi cuộc khủng hoảng do Covid-19 ập tới, chính phủ các nước mới quyết định đưa ra các hỗ trợ đối với ngành công nghiệp xe hơi như là một phương pháp nhằm vực dậy nền kinh tế. Phần lớn sự hỗ trợ này được đưa ra dưới hình thức là các khoản tiền trợ cấp cho người tiêu dùng khi họ mua ô tô chạy điện.
Volkswagen cũng đã tung ra 2 mẫu xe ô tô chạy điện là ID.3 và ID.4 vào năm ngoái. Bên cạnh đó, nhiều cái tên đình đám khác như Mercedes hay BMW cũng đã tham gia vào cuộc đua xe điện tại Châu Âu
Chính điều này đã tạo nên một "Cơn sốt xe điện" tại các nước Châu Âu, và khiến cho các doanh nghiệp sản xuất xe hơi bắt đầu tập trung sản xuất các mẫu xe điện. Tổng cộng, đã có khoảng 65 mẫu xe ô tô điện đã được tung ra tại Châu Âu trong năm ngoái, nhiều gấp đôi so với thị trường Trung Quốc. Năm nay, con số này ước tính có thể lên tới 99 mẫu.
Chính việc các hãng xe quen thuộc tung ra hàng loạt các dòng xe chạy điện, kết hợp với các chính sách trợ giá từ chính phủ đã khiến cho thị trường xe điện tại Châu Âu tăng kỷ lục trong nhiều năm qua.
Liệu rằng Châu Âu có thể giữ vững vị thế này lâu dài?
Trong năm 2020, doanh số ô tô chạy điện ở châu Âu tăng 137% đạt 1,4 triệu xe, cách biệt rất lớn so với mức tăng 12% đạt 1,3 triệu xe ở Trung Quốc. Tại Mỹ, doanh số ô tô điện tỏng năm ngoái chỉ tăng 4% và dạt 328.000 xe (Theo EV-Volumes.com)
Chính sự tăng trưởng mạnh mẽ này khiến cho nhiều người liên tưởng tới câu chuyện xe điện của Trung Quốc vài năm trước. Trong nỗ lực dẫn trước trong lĩnh vực xe điện, Bắc Kinh đã mạnh tay trợ cấp cho người tiêu dùng khi mua ô tô điện và yêu cầu các hãng xe phải đảm sản lượng xe điện bán phải đạt được một tỷ lệ tối thiếu mỗi năm.
Tính đến giữa năm 2019, Thị phần xe điện trên toàn thị trường ô tô của quốc gia này đã tăng trương lên mức 8%. Tuy nhiên, đến tháng 6/2019, chính phủ Trung Quốc bắt đầu cắt giảm mạnh trợ cấp khiến cho con số này sụt giảm chỉ còn dưới 5%.
Nhiều hãng xe e ngại về việc đưa ra các chính sách hỗ trợ người tiêu dùng mua xe điện sẽ chỉ là một biện pháp tức thời, thay vào đó thì chính phủ các nước nên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho nền công nghiệp xe điện
Chính điều này đã khiến nhiều hãng xe Châu Âu lo ngại rằng việc đưa ra chính sách hỗ trợ người tiêu dùng sẽ chỉ mang tính ngắn hạn và không tạo ra một thị trường ô tô điện với sự tăng trưởng bền vững. Nhiều hãng xe đã kêu gọi chính phủ các nước thay vì trợ cấp cho người tiêu dùng mua xe điện, nên tập trung hơn vào việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho ô tô điện, như: trạm xạc xe, nhà máy sản xuất pin xe điện và đánh thuế khí thải Carbon dioxide.
Ôtô điện đã trỗi dậy ở Trung Quốc như thế nào? Với tham vọng thống trị thị trường ôtô toàn cầu, đặc biệt trước xu hướng điện khí hóa hiện nay, quốc gia Đông Á có chiến lược riêng. Trong cuộc đua điện khí hóa ngành công nghiệp ôtô, Trung Quốc thiết lập tiêu chuẩn cao. Khi dòng xe năng lượng mới đang trở thành một "tay chơi" chính trên thị trường ôtô toàn...