Xiaomi bắt đầu sản xuất smartphone giá rẻ tại Việt Nam
Smartphone sản xuất tại Việt Nam chủ yếu sẽ được xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á khác.
Theo báo cáo của NikkeiAsia, Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại nhà máy OEM DBG Technology ( Guanghong Technology) của Hong Kong đặt tại Thái Nguyên. Nhà máy này có diện tích khoảng 200.000 mét vuông, vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD. Thị trường chính để xuất khẩu như sản phẩm này là Malaysia và Thái Lan. Các sản phẩm được sản xuất không chỉ là điện thoại thông minh, mà còn là các thành phần như thiết bị truyền dữ liệu và bảng mạch.
Video đang HOT
Trước đó, Xiaomi chủ yếu sản xuất smartphone ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, đại dịch toàn cầu vào năm 2020 dẫn đến chuỗi cung ứng bị gián đoạn nghiêm trọng, từ đó cũng ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Vì vậy, công ty có kế hoạch đa dạng hóa và mở rộng chuỗi cung ứng hơn.
Ngoài ra, việc đặt nhà máy tại Việt Nam còn chứng tỏ mục tiêu của Xiaomi là bắt kịp được Samsung tại Việt Nam khi doanh số của Samsung rất lớn tại thị trường nước ta.
Smartphone cao cấp đối diện nguy cơ tăng giá mạnh
Giá smartphone đang ngày càng trở nên đắt đỏ hơn mỗi năm, và xu hướng đáng ngại này thậm chí còn nghiêm trọng hơn vào năm 2023.
Theo PhoneArena, báo cáo mới nhất cho thấy nhà máy đúc chip chuyên dụng lớn nhất thế giới TSMC đang có kế hoạch tăng giá 6% vào năm 2023. Thông tin đầu tiên về khả năng tăng giá bắt đầu xuất hiện vào tháng 5, tuy nhiên giờ đây TSMC mới quyết định thực hiện. Trước đó vào năm 2020, TSMC công bố một đợt tăng giá khác khiến chi phí sản xuất smartphone tăng từ 20% đến 40% đối với một số khách hàng.
Việc tăng giá sẽ tập trung chủ yếu vào phân khúc smartphone cao cấp
Mặc dù lần tăng giá này không cao như năm 2020, tuy nhiên có một số yếu tố cần được tính đến. Năm ngoái, các thương hiệu smartphone lớn đã cố gắng làm hết sức để không tăng giá bán cuối cùng cho thiết bị của mình nhằm tránh bị mất thị phần.
Một số công ty như Xiaomi đã buộc phải cắt giảm ngân sách quảng bá và tiếp thị để giữ giá smartphone ở mức thấp, tuy nhiên điều này chỉ có thể kéo dài một thời gian, đặc biệt nếu các công ty này muốn tránh xa việc cắt giảm lao động và các biện pháp tiết kiệm chi tiêu quyết liệt hơn.
Được biết, nghiên cứu của Counterpoint Research gần đây cho thấy, vào năm 2021, giá smartphone trung bình ở Bắc Mỹ đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do chi phí vận chuyển và linh kiện tăng.
Quay trở lại với kế hoạch tăng giá của TSMC, một trong những thành phần khiến TSMC quyết định tăng giá bắt nguồn từ tấm silic. Các quy trình 3nm và 2nm mới có thể sẽ chiếm phần lớn chi phí sản xuất bổ sung. Vì vậy, các smartphone hàng đầu vào năm sau nhiều khả năng sẽ đắt hơn vì các công ty lớn như Apple và Samsung đang nỗ lực đưa những con chip mới này vào các thiết bị hàng đầu của họ.
Mặt khác, chip tầm trung và giá rẻ không chỉ dễ sản xuất và rẻ hơn mà chúng không yêu cầu công nghệ tiên tiến và luôn sẵn có, đặc biệt khi hầu hết các công ty đã dự trữ chip cho smartphone tầm trung của họ, vì vậy mức tăng giá có thể không cao hơn quá nhiều.
Vì thế, thị trường smartphone vào năm 2023 có thể chứng kiến sự tăng giá nhiều nhất ở các điện thoại cao cấp, trong khi các công ty có thể duy trì mức giá gần giống hiện tại đối với các mẫu tầm trung và giá rẻ.
Top 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới quý 1/2022, bất ngờ với top 2 Trong 3 tháng đầu năm 2022, Samsung vẫn giữ top 1 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, cách biệt khá lớn với Apple. Doanh số điện thoại thông minh toàn cầu giảm 11% trong quý 1 Theo thống kê từ Canalys, trong 3 tháng đầu năm 2022, doanh số smartphone trên toàn thế giới giảm 11% do nhu cầu giảm theo...