Xiaomi bán được nhiều TV hơn Sony trong năm 2019
Hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit vừa công bố báo cáo về thị trường truyền hình năm 2019. Qua đó cho thấy vị thế thống trị của TV Hàn Quốc cùng sự nổi lên của một cái tên đến từ Trung Quốc.
Theo số liệu từ IHS Markit, Samsung là thương hiệu TV số 1 thế giới 14 năm liên tiếp, với việc dẫn đầu ở nhiều phân khúc và tiêu chí đánh giá trong báo cáo năm 2019 của họ. Dựa trên doanh thu, công ty Hàn Quốc dẫn đầu với 30,9% – lần đầu tiên vượt quá mốc 30%. Con số này tăng so với thời điểm 2017 đạt 26,5% và 29% của 2018.
Samsung chiếm gần 1/3 doanh thu thị trường TV toàn cầu (ảnh: Samsung)
LG đứng thứ hai với 16,3%. Nếu gộp hai thương hiệu Hàn Quốc thì họ chiếm đến gần một nửa doanh thu thị trường TV toàn cầu. Xếp thứ ba vẫn là Sony (Nhật Bản), thị phần giảm 0,7% xuống còn 9,4%. Hisense và TCL của Trung Quốc lần lượt hạng 4 và 5 với cùng 6,4% thị phần. Nhìn chung không có thay đổi lớn so với năm 2018.
Nhưng đó là theo doanh thu, còn theo khối lượng bán hàng, IHS Markit ghi nhận đã có sự xáo trộn về thứ hạng. Top 5 hãng TV lớn nhất theo doanh số lần lượt là Samsung (19,8%), LG (12,2%), TCL (9,2%), Hisense (7,8%) và đặc biệt, vị trí số 5 là Xiaomi với 5,8% thị phần. Công ty đã qua mặt Sony để vươn lên vị trí này.
Dẫn đầu thị trường TV toàn cầu vẫn là ba cái tên quen thuộc Samsung, LG và Sony
Ở phân khúc TV cao cấp mệnh giá từ 2.500 USD trở lên, Samsung dẫn đầu với 52,4% thị phần, bỏ xa hãng đứng thứ hai là Sony (24,7%). Cả hai chiếm đến hơn 3/4 phân khúc này nhờ “sức nặng thương hiệu”. Bên cạnh đó, công ty Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu ở phân khúc TV màn hình lớn (từ 75 inch trở lên) với 49,6%.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, việc Samsung dẫn đầu ở hai phân khúc quan trọng nhất là nhờ đóng góp của dòng TV QLED. Ước tính trong năm 2019, tổng doanh số dòng này gấp đôi đối thủ OLED trên toàn cầu, chỉ riêng Samsung đã bán được hơn 5,3 triệu đơn vị, gấp đôi năm 2018.
Sony chú trọng xây dựng hình ảnh thương hiệu cao cấp ở thị trường TV, cạnh tranh Samsung và LG
Còn với sự soán ngôi TV Sony của Xiaomi, chúng ta cần phải nhìn nhận tổng quan về hai hãng. Sony tập trung xây dựng hình ảnh cao cấp, cạnh tranh LG và Samsung, còn Xiaomi vẫn loanh quanh phân khúc giá rẻ. Trong khi Sony theo đuổi lợi nhuận, Xiaomi lại tích cực thúc đẩy doanh số bằng mọi cách.
Chính sự khác biệt trong tư duy chiến lược đã dẫn đến cục diện giữa hai hãng: Xiaomi áp đảo doanh số, còn Sony chiếm nhiều lợi nhuận. Công ty Nhật Bản từ chối hạ giá để cạnh tranh các hãng Trung Quốc mà điển hình là Xiaomi, nhằm bảo toàn thương hiệu. Còn Xiaomi từ chối ra mắt TV cao cấp đối đầu ông lớn.
Xiaomi chọn đi theo con đường TV giá rẻ, thúc đẩy doanh số nhằm mở rộng hệ sinh thái
Dẫn đến tuy mất vị thế về khối lượng bán hàng, Sony vẫn đứng hạng cao ở phân khúc cao cấp và chia theo doanh thu. Giá bán trung bình (ASP) TV Sony cao gấp đôi đến gấp ba TV Trung Quốc, nên dù bán ít hơn Hisense, TCL và Xiaomi, thương hiệu Nhật Bản vẫn có mức doanh thu lớn hơn bất kỳ hãng Trung Quốc nào.
Ngược lại, Xiaomi nhắm đến quy mô bán hàng ngay từ đầu nhằm mở rộng độ phủ của hệ sinh thái. Hãng liên tục khoe khoang về doanh số TV, ví dụ trong năm 2019 đã bán được hơn 10 triệu đơn vị tại riêng Trung Quốc (không bao gồm TV Redmi). Việc họ vượt mặt doanh số TV Sony chỉ là xảy ra trong sớm muộn.
Theo VN Review
TV Xiaomi giá rẻ đổ bộ vào Việt Nam
Hầu hết các dòng TV của Xiaomi đã xuất hiện ở Việt Nam với nhiều model 4K kích thước 55, 65 inch, giá rẻ, nhưng không phải hàng chính hãng.
Cũng giống smartphone vài năm trước, TV Xiaomi xâm nhập thị trường Việt Nam từ đường xách tay với nhiều mẫu mã, không thua kém các tên tuổi lớn như Sony, Samsung, LG. Thậm chí, nếu so với Panasonic, Sharp, Toshiba, thương hiệu tới từ Trung Quốc còn áp đảo về số lượng và kích cỡ màn hình. Thống kê từ một cửa hàng ở Hà Nội, số model bán ra đã tới 25 mẫu thuộc gần chục dòng sản phẩm khác nhau.
Phân khúc dưới 10 triệu đồng kích cỡ 55 inch trở xuống là các model như 4S, 4C, 4X hay 4A. Tầm giá cao hơn, 10 - 20 triệu đồng, có các mẫu TV4, E55A, E65A hay phiên bản Pro với kích cỡ màn hình 55 đến 65 inch. Hơn nữa là các model có kích cỡ 75 inch thiết kế siêu mỏng kiểu khung tranh như Mi Mural, cạnh tranh với nhiều mẫu TV cỡ lớn của LG, Samsung hay Sony.
Các mẫu TV 4K cỡ lớn của Xiaomi được rao bán với giá hơn 10 triệu đồng ở Việt Nam.
Nhân viên của một cửa hàng trên đường Láng (Hà Nội) tiết lộ, mỗi ngày họ bán ra trung bình hơn chục chiếc TV Xiaomi. Với dịp cao điểm như khai mạc các giải bóng đá châu Âu hay tuyển Việt Nam thi đấu, số lượng bán ra gấp hai, ba lần thông thường. Ban đầu, cửa hàng này kinh doanh các dòng điện thoại, phụ kiện nhập từ Trung Quốc, nhưng gần một năm trở lại đây đã tập trung vào kinh doanh TV.
Giá rẻ nhưng tính năng đa dạng, ngoại hình bắt mắt so với TV cùng tầm là lý do khiến nhiều người tìm đến Xiaomi. Ví dụ, ở mức giá 3,5 đến 3,8 triệu đồng, người mua đã sắm được Smart TV Xiaomi chạy Android, như model 4C và 4S 32 inch. Trong khi đó, số tiền trên không thể mua được sản phẩm HD thông thường của Samsung, Sony, LG.
Với những kích thước cỡ lớn, như 65, 70 hay 75 inch, TV của Xiaomi cũng có lợi thế lớn về giá so với các thương hiệu quen thuộc. Sản phẩm của Sony, Samsung hay LG ở cỡ này giá từ 20 đến 50 triệu đồng, trong khi nhiều mẫu TV 4K Xiaomi giá thấp bằng nửa. Ví dụ, 4A và E65A 65 inch có giá từ 12 đến 13 triệu đồng. Hay model Redmi 70 inch có giá 16 triệu đồng.
Vũ Hưng, một người chuyên kinh doanh đồ điện tử từ Trung Quốc cho biết, TV Xiaomi về Việt Nam nhiều như hiện nay là do việc vận chuyển về Việt Nam không còn khó khăn như trước. Các cửa hàng bán tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc, thường đã quen với việc kinh doanh đồ điện tử Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhiều người cũng tự đặt hàng trên các trang thương mại điện tử Trung Quốc rồi thuê các công ty vận chuyển trong nước đem về sử dụng, bán lại.
Nhiều lựa chọn, giá thấp nhưng TV Xiaomi ở Việt Nam cũng có nhiều hạn chế khi dùng lâu dài.
Tuy nhiên, đánh đổi cho mức giá rẻ là rủi ro về chất lượng. Ban đầu, người mua phải bỏ thêm từ 1 đến 2 triệu đồng đặt cọc tại cửa hàng để đảm bảo khi gặp trục trặc sẽ được đổi mới. Còn nếu tự đặt mua từ Trung Quốc và vận chuyển về, TV lỗi lại phải gửi quay lại Trung Quốc vì linh kiện thay thế và khả năng sửa chữa của thợ trong nước hạn chế.
Bên cạnh đó, cũng như điện thoại hay máy tính bảng, các mẫu TV Xiaomi chạy Android nhưng bị giới hạn nhiều tính năng do là hàng nội địa Trung Quốc. Các ứng dụng YouTube, Netflix... có thể cài đặt thêm nhưng không tương thích hoàn toàn, độ phân giải giới hạn không lên được 4K do thiếu chứng chỉ của Google. Hay để bỏ giao diện tiếng Trung và chuyển sang giao diện tiếng Việt, tiếng Anh cũng cần phải can thiệp vào phần mềm. Vì thế, việc sử dụng với người không rành công nghệ có thể phức tạp hơn nhiều TV thông thường.
Trên cộng đồng người dùng TV Xiaomi ở Việt Nam, nhiều người vẫn phàn nàn về chất lượng hình ảnh của TV hãng này. Dù hỗ trợ 4K và HDR, màu sắc ở màn hình của Xiaomi hiện giờ vẫn chưa thể bằng được những sản phẩm tầm trung của Samsung, Sony. Vì màn hình lớn, giá rẻ, nên Xiaomi phù hợp với nhà hàng, quán cà phê hơn là trong gia đình, cho những người thưởng thức phim ảnh.
Tuấn Anh
Theo Ngoisao.net
Hủy bỏ MWC 2020, GSMA nói với các nhà triển lãm: 'Các chú tưởng lấy lại tiền mà dễ à, anh tính trước cả rồi' Hiệp hội GSM (GSMA) là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức Đại hội Thế giới di động (MWC) gần đây đã lên tiếng xác nhận hủy bỏ sự kiện triển lãm năm nay do lo ngại dịch Covid-19. Mặc dù sự kiện được tổ chức thường niên qua hàng năm tại Barcelona, nhưng một số ông lớn như Samsung, Sony và Amazon...