Xét xử vụ Dũng “mặt sắt”: Các bị cáo bị đề nghị 6-7 năm tù
Chiều 28/4, TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục xét xử vụ án Dũng “mặt sắt” và đồng bọn. Đại diện Viện KSND tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị mức án đối với các bị cáo từ 6 – 7 năm tù giam.
Trong buổi chiều, tòa tiếp tục phần xét hỏi liên quan đến bị can Triệu Hoài Anh (SN 1974, trú tại đường Ngọc Lâm, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, TP Hà Nội) – nguyên là cán bộ thuộc Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh.
Hoài Anh là một trong những mắt xích trong hoạt động buôn bán hàng hóa trái phép qua biên giới cho Dũng “mặt sắt” và đồng bọn.
Nhóm các bị cáo tại phiên xử chiều 28/4.
Hoài Anh gần như thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình trước tòa. Nhưng về động cơ, Hoài Anh luôn cho rằng mình không vụ lợi trong việc này, chỉ làm theo sự chỉ đạo của lãnh đạo đội dây chuyền nghiệp vụ tiếp nhận, giám sát hàng hóa xuất sang Trung Quốc. Vì lãnh đạo giao nên phải làm, không có sự lựa chọn.
Trong những phi vụ tuồn hàng trái phép qua biên giới của Dũng “mặt sắt”, Hoài Anh khai chỉ có nhiệm vụ giám sát lô hàng bằng mắt thường chứ không có chức năng kiểm tra hiện trạng xe đã qua sử dụng hay chưa. Về nhận thức hành vi phạm tội, Hoài Anh nói bản thân không biết việc làm này là đúng hay sai. Lãnh đạo phân công nên phải làm.
Video đang HOT
Tại phần luận tội, đại diện Viện KSND tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra đề nghị về mức án cao nhất bị cáo phải chịu là 6 – 7 năm đối với Bùi Tiến Quảng, giám đốc Cty TNHH Tuấn Đông với vai trò là kẻ cầm đầu vụ việc.
Ngày mai, 29/4, phiên xử sơ thẩm sẽ bước vào ngày làm việc thứ 4, dự kiến cũng là ngày cuối cùng trong việc xét xử vụ án này. Sau khi hoàn thành việc tranh tụng, tòa sẽ bước vào phần nghị án và tuyên án đối với các bị can.
Minh Sơn
Theo_Người Đưa Tin
Cán bộ hải quan tiếp tay cho đại gia Dũng "mặt sắt" thế nào?
Các cán bộ hải quan đã tiếp tay cho việc tiêu thụ hàng trăm siêu xe đã qua sử dụng qua biên giới thuộc các công ty của Dũng "mặt sắt"
Các cán bộ hải quan đã tiếp tay cho việc tiêu thụ hàng trăm siêu xe đã qua sử dụng qua biên giới thuộc các công ty của Dũng "mặt sắt".
Để có thể xuất khẩu những siêu xe hàng "khủng" đã qua sử dụng qua biên giới, Dũng "mặt sắt"
và đồng bọn đã móc ngoặc được với một nhóm bị can nguyên là cán bộ thuộc Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh. Những bị can Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh trực tiếp liên quan đến sự việc là Bùi Quang Anh, SN 1981, trú tại khu 11, phường Thanh Sơn, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và Triệu Hoài Anh, SN 1974, trú tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, TP Hà Nội.
Quang Anh và Hoài Anh thuộc đội dây chuyền nghiệp vụ tiếp nhận, giám sát hàng hóa xuất sang Trung Quốc, trong đó có mặt hàng ô tô. Từ ngày 1/1/2013 đến ngày 5/5/2013 (thời điểm bị lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ), Quang Anh và Hoài Anh đã tiếp tay cho việc tiêu thụ hàng trăm siêu xe đã qua sử dụng qua biên giới thuộc các công ty: Cty TNHH Tuấn Đông (Cty của Dũng "mặt sắt"), Cty Tân Đại Dương và Cty NC.
Bị cáo Bùi Quang Anh tại tòa sáng 28/4.
Khi được tòa hỏi: "Với chức năng là tiếp nhận, giám sát hàng hóa xuất sang Trung Quốc, bị cáo có biết rằng đó là những ô tô đã qua sử dụng không?". Bùi Quang Anh cho rằng: "Nhìn bên ngoài những xe đó còn mới nên không thể nhận biết được (!?)".
Tại tòa, Quang Anh cũng nói việc làm của mình là do có sự chỉ đạo phân công của lãnh đạo đội và lãnh đạo có cử người giám sát cùng. Tuy nhiên, hiện nay Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh không lưu phiếu phân công cán bộ giám sát lô hàng, Quang Anh và Hoài Anh cũng không nhớ cụ thể cùng cán bộ Hải quan nào giám sát, nên chưa đủ căn cứ để xử lý những cán bộ làm nhiệm vụ cùng hai người này.
Bùi Thị Phương, vợ trùm giang hồ "Dũng mặt sắt".
Trong phiên xét xử vụ án "trùm" buôn lậu Dũng "mặt sắt" cùng đồng bọn ngày 27/4, trong phần thẩm vấn, luật sư bào chữa của bị cáo Ngyễn Văn Đông (Đông là người được Bùi Tiến Quảng - Giám đốc công ty TNHH Tuấn Đông giao việc trực tiếp thực hiện việc xuất xe ô tô cũ sang Trung Quốc tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh) đã hỏi bị cáo: "Việc xuất xe là do cán bộ hải quan và biên phòng tại đây quyết định có đúng không?. Tại tòa, bị cáo Đông thừa nhận là đúng. Bị cáo này khẳng định, nếu cán bộ hải quan và biên phòng không đồng ý thì không thể xuất xe qua bên kia được.
Cụ thể, cán bộ Hải Quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh là Bùi Quang Anh đã đồng ý cho xuất hàng theo đường cống thay vì xuất theo đường chính ngạch nên Đông đã thực hiện theo. Cáo trạng của VKS cũng thể hiện rõ, Bùi Quang Anh cùng với một cán bộ hải quan khác cùng thuộc Bắc Phong Sinh là Triệu Hoài Anh đã giúp sức cho 3 doanh nghiệp gồm: công ty TNHH Tuấn Đông, Công ty Tân Hải Dương và công ty NC, xuất xe ô tô đã sử dụng qua Trung Quốc theo đường cống trái phép.
Trước đó, vào sáng 26/4, TAND tỉnh Quảng Ninh đưa vụ án Hà Tuấn Dũng (tức Dũng "mặt sắt") cùng đồng phạm ra xét xử. Theo đó có 22 bị cáo trong đường dây buôn lậu qua biên giới do "ông trùm" buôn lậu Dũng "mặt sắt" cầm đầu phải hầu toà. Các bị cáo bị cơ quan tố tụng truy tố về tội danh "Buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới". Trong vụ án này, "ông trùm" buôn lậu đường biên - Dũng "mặt sắt" cùng 3 bị can của Công ty NC hiện đang bỏ trốn, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định truy nã và tạm đình chỉ điều tra bị can, đến khi bắt được sẽ xử lý sau.
Chiều nay 28/4, TAND tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục diễn ra phần tranh tụng với các bị can có liên quan đến vụ án này.
PV Kiến Thức tiếp tục cập nhật diễn biến phiên tòa...
Dương Hải
Theo_Kiến Thức
Các bị cáo đại án Agribank bị đề nghị 163 - 176 năm tù giam Sáng nay (25/12), đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị mức án đối với từng bị cáo trong vụ án gây thiệt hại gần 2.500 tỷ đồng xảy ra tại Agribank. Nguyên Tổng giám đốc Agribank Phạm Thanh Tân bị đề nghị mức hình phạt 20 - 22 năm tù giam Vụ án xảy ra từ năm 2010 - 2011, có 18...