Xét xử vụ án lạm quyền huy động vốn tại Dự án B5 Cầu Diễn
Tòa án đã đưa ra xét xử vụ án lạm quyền khi huy động vốn của khách hàng tại Dự án B5 Cầu Diễn trái quy định.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa đưa ra xét xử vụ án Lạm quyền trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội (viết tắt là Công ty HAIC).
Nguyễn Văn Tuẫn (57 tuổi, ở phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty; Bùi Mạnh Hà (52 tuổi, ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán, Kế toán trưởng của HAIC trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã lạm quyền gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn.
Theo cáo trạng, Công ty HAIC là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc UBND TP Hà Nội. Nguyễn Văn Tuẫn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011. Nguyễn Văn Tuẫn đã trực tiếp chỉ đạo và cùng Hà thực hiện việc huy động vốn với tổng số tiền hơn 263 tỷ đồng khi Dự án B5 Cầu Diễn và sử dụng hơn 262 tỷ đồng để đầu tư, chi vào nhiều mục khác nhau nhưng không báo cáo UBND TP. Hà Nội.
Cơ quan tố tụng xác định Tuẫn đã huy động vốn vượt quá quyền hạn được giao theo quy định tại Thông tư số 117/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn cơ chế tài chính của Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Đồng thời, sai phạm khi sử dụng vốn đầu tư ra ngoài Công ty HAIC.
Đến nay, Công ty HAIC cũng không có khả năng trả số tiền hơn 88 tỷ đồng đã cho khách hàng rút vốn gây hậu quả, thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Công ty HAIC và những người đã góp vốn.
Video đang HOT
Kết thúc quá trình điều tra, Tuẫn và Hà bị truy tố về tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo khoản 3, Điều 282, Bộ luật Hình sự với khung hình phạt từ mười năm đến hai mươi năm tù.
Quá trình điều tra còn xác định, liên quan đến vụ án này còn có một số người ở trong và ngoài Công ty HAIC giữ các chức vụ khác nhau. Căn cứ vào tính chất, mức độ và hành vi vi phạm của các đối tượng mà cơ quan điều tra đã có văn bản đề nghị cơ quan chủ quản có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong phiên tòa sơ thẩm, do có một số lời khai của bị cáo và bị hại chưa thống nhất về số tiền liên quan đến vụ án này nên HĐXX đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung về một số khoản tiền mà quá trình xét xử chưa làm rõ được.
Bùi Trang
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thực hư dịch vụ nhận "đâm thuê chém mướn" qua mạng Ineternet
Tại các diễn đàn, trang mạng xã hội, dịch vụ giải quyết mâu thuẫn, trả thù cá nhân, đòi nợ bằng những hình thức xã hội đen đang được khá nhiều đối tượng công khai quảng bá.
Để hoạt động, đối tượng này tổ chức mở diễn đàn các dịch vụ đòi nợ thuê, trả thù cá nhân, giải quyết mâu thuẫn. Sau khi hai bên thỏa thuận, khách hàng chuyển trước một phần tiền thù lao vào tài khoản của người thực hiện, gửi ảnh đối tượng cần "thanh toán". Sau đó, chủ hàng "tổ chức" công khai, cho khách hàng bằng hình ảnh thực tế.
Những tin rao quảng cáo dịch vụ đâm thuê chém mướn nửa hư nửa thực trên thế giới ảo.
Dịch vụ cung cấp sát thủ?
Vượt khỏi thế giới ngầm, một số dịch vụ phi pháp, đặc biệt nguy hiểm như đòi nợ thuê, đâm thuê, chém mướn dần manh nha, hình thành trong đời sống ảo. Thực tế đáng sợ trên được công khai đăng tải, rao tin trên các trang web chìm. Nguy hiểm hơn, hiện nay, những dịch vụ tưởng chừng chỉ tồn tại trong thế giới mafia đã xuất hiện trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, nơi không hạn chế bất kỳ thành phần xã hội nào. Ghi nhận thực tế, một trong những dịch vụ theo kiểu xã hội đen được nhiều cá nhân, tổ chức chú trọng khai thác, phát triển nhất là đâm thuê, chém mướn. Dịch vụ này được người tổ chức công khai đăng tải, mời gọi thành viên tham gia trên các diễn đàn, trang mạng xã hội.
Ghi nhận thực tế, các trang mạng công khai rao tin thực hiện dịch vụ giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực thu hút khách hàng bằng những lời mời gọi, dụ dỗ đầy kích động. Chủ những trang này cam kết sẽ "thanh toán", "xử lý" tất cả các mối mâu thuẫn của khách hàng theo đúng yêu cầu. Cụ thể, diễn đàn "Xung..." viết: "Thiếu tiền, nhận đòi nợ thuê, giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Anh em nào có xích mích, thù oán với ai mà không tiện ra tay hoặc không thể ra tay thì hãy để lại lời nhắn trong mục này. Tùy theo yêu cầu của các bạn, tôi sẽ xử lý giúp với giá cả khác nhau. Nếu ok, thì chuyển vào tài khoản 030304040..., ngân hàng... gửi ảnh, địa chỉ người cần giải quyết cho tôi, tôi sẽ xử lý. Xử lý xong, khách hàng ok thì chuyển phần tiền còn lại. Chú ý chỉ xử lý dân bình thường, không đụng chạm dân anh chị, xã hội đen, dân chính quyền".
Cùng nội dung trên, một trang mạng xã hội có tên "Dịch vụ giải quyết mâu thuẫn" đăng tải: "Chuyên đâm thuê, chém mướn với giá phải chăng. Khách hàng có nhu cầu xin liên hệ ĐT: 0935175... gặp L. băng con hổ. Dịch vụ gồm trả thù cá nhân, dằn mặt đối thủ bằng cách đánh, chém hoặc khủng bố tinh thần, đòi nợ thuê,... Khách hàng có nhu cầu, gọi điện trực tiếp, chuyển nửa tiền vào tài khoản và đợi kết quả. Đảm bảo uy tín, bí mật, không để lộ thông tin khách hàng. Giá giải quyết mâu thuẫn tùy theo yêu cầu của khách hàng?!".
Thông qua những yêu cầu của khách hàng, đối tượng tổ chức cho phép các "sát thủ" tự nhận dịch vụ mà mình cảm thấy phù hợp. Sau khi nhận nhiệm vụ, người này trực tiếp liên hệ với khách hàng, ra giá, đề xuất cách thức xử lý mâu thuẫn với khách hàng. Cách thức này được cho là kín kẽ có tính an toàn cao hơn cho các tay chém thuê. Bởi, các sát thủ chủ động liên lạc với khách hàng bằng sim rác, tài khoản ngân hàng "ma",... Trực tiếp liên hệ với các sát thủ trong vai một khách hàng cần giải quyết mâu thuẫn cá nhân qua số điện thoại 0910763xxx người viết nhận được những thông tin bất ngờ. Theo đó, chủ nhân số điện thoại trên cho biết sẽ nhận các dịch vụ giải quyết mâu thuẫn, trả thù cá nhân, đòi nợ thuê nhưng phải cung cấp đầy đủ thông tin của đối thủ. "Sát thủ" này cũng cho biết, họ không nhận đối thủ là người có liên quan đến chính quyền, nằm trong các băng nhóm xã hội đen, dân anh chị,... vì sẽ "dính" phải các "rắc rối" khó gỡ.
Mầm mống tội phạm nguy hiểm
Mặc dù chưa phát triển một cách rầm rộ và quy mô, nhưng sự hình thành những trang mạng rao tin đăng tải các dịch vụ sặc mùi xã hội đen như trên khiến dư luận không khỏi lo ngại. Thạc sỹ xã hội học Nguyễn Ngọc Anh, chuyên gia nghiên cứu xã hội học vùng Nam Bộ nhận định, việc các dịch vụ đâm thuê, chém mướn được công khai trên mạng là hết sức nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến việc người ta đem bạo lực, hành vi của "dân xã hội" để giải quyết, xử lý tất cả những mâu thuẫn trong cuộc sống.
Thực tế cho thấy, hiện tượng các nhóm tội phạm, thành phần bất hảo trong xã hội thành lập, tổ chức ra các trang mạng để nhận yêu cầu của khách không quá mới mẻ. Cơ quan công an cho biết, hiện tượng trên bắt đầu xuất hiện từ năm 2007 khi triệt phá băng đảng chuyên đâm thuê chém mướn gồm 30 tên do Nguyễn Ngọc Duy Quang (trú tại phường Tân Tiến, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cầm đầu. Theo đó, băng nhóm côn đồ này hoạt động khá tinh vi. Thậm chí, để giao dịch "làm ăn", chúng còn lập hẳn một trang web riêng để nhận yêu cầu của "khách". Cũng theo cơ quan chức năng, sự phát triển một cách thiếu kiểm soát các trang mạng kinh doanh dịch vụ đâm thuê chém mướn đang hình thành mầm mống nhiều loại tội phạm nguy hiểm.
Thượng tá Phạm Công Nghĩa, nguyên Trưởng Công an P.2 (Q.Tân Bình) nhận định: "Hiện tượng tội phạm trong nước lập trang mạng, đăng tin nhận dịch vụ đâm thuê chém mướn là rất hiếm. Hiện tượng này chủ yếu xuất hiện nhiều ở nước ngoài dưới dạng các trang web ngầm. Tuy nhiên, chúng ta không thể xem thường và không đề phòng bởi xã hội ngày nay hết sức phức tạp. Hiện tượng các bạn học sinh, sinh viên có mâu thuẫn cá nhân lên trang mạng xã hội chửi bới, thách thức, lập hội, nhóm rồi rủ rê, tổ chức các cuộc ẩu đả không phải là hiếm. Đây cũng có thể xem là tiền đề, mầm mống của dịch vụ đâm thuê chém mướn".
Mặt khác, Thượng tá Nghĩa cũng phân tích, những cú lừa ngoạn mục phía sau dịch vụ đâm thuê chém mướn. Theo ông, nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng sự cả tin, cũng như việc "giận quá mất khôn" của nạn nhân để chuộc lợi. Theo đó, khi có mâu thuẫn, xích mích với ai đó, nhiều cá nhân có ý trả thù, trả đũa nhưng không dám, không có điều kiện ra tay. Lợi dụng tâm lý muốn trả thù, giải quyết mâu thuẫn nên một số cá nhân, tổ chức lập ra các trang web theo kiểu như trên để nạn nhân sập bẫy. Thông thường nạn nhân sẽ được yêu cầu nộp tiền trước vào tài khoản của kẻ chém thuê. Sau khi nhận được tiền, những kẻ được thuê biến mất. Người thuê vì biết mình bị lừa cũng không dám trình báo vì chính bản thân hành động thuê người để giải quyết mâu thuẫn theo kiểu giang hồ cũng vi phạm pháp luật.
Có thể bị xử phạt từ chung thân đến tử hình Luật sư Nông Minh Đức, đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: "Nếu hành vi đâm thuê, chém mướn vì mục đích báo thù, thể hiện máu yêng hùng thì còn nghiêm trọng hơn vì có thêm tình tiết tăng nặng "Phạm tội vì động cơ đê hèn" theo Điều 48 - BLHS". Như vậy, hành vi "đâm thuê, chém mướn" đều cấu thành tội phạm bất kể đối tượng thực hiện do được thuê hay được nhờ. Tùy mức độ phạm pháp dừng ở tội Cố ý gây thương tích, Giết người... và đối tượng là chủ mưu, đồng phạm tích cực, đồng phạm giản đơn... mà việc xét xử sẽ định khung hình phạt từ nghiêm trọng, rất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng với mức phạt tù cao nhất có thể đến chung thân, tử hình".
HÀ NGUYỄN - NGỌC LÀI
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Giả danh người nước ngoài trộm cắp thẻ thanh toán quốc tế Cho rằng, có thể dễ dàng chiếm đoạt tiền của khách hàng là người nước ngoài từ việc trộm thẻ visa khi họ say, nhóm tài xế đã lên kế hoạch hoàn hảo. Tuy nhiên, qua xác minh, chúng đã bị bắt sau khi giả danh khách du lịch Hàn Quốc, đi mua hàng tại một siêu thị điện máy trung tâm TP.HCM....