Xét xử người tình của mẹ bạo hành cháu bé 3 tháng tuổi tử vong
Nguyễn Minh Phụng, kẻ bạo hành cháu bé 3 tháng tuổi con của người tình dẫn đến tử vong gây xôn xao dư luận ở Bà Rịa – Vũng Tàu, bị đưa ra xét xử về 3 tội danh sau 10 tháng xảy ra vụ án.
Sáng nay (11/6), TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mở phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Minh Phụng (20 tuổi, trú huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về các tội Giết người, Cố ý gây thương tích và Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Bị cáo Nguyễn Minh Phụng tại toà, sáng 11/6. (Ảnh: Quang Hưng)
Nguyễn Minh Phụng là người đã đánh cháu bé 3 tháng tuổi con của người tình (chưa đủ 16 tuổi) dẫn đến cháu tử vong. Vụ án từng gây xôn xao dư luận hồi tháng 8/2023.
Đến 9h30 sáng nay, Hội đồng xét xử vẫn đang tiến hành xét hỏi đối với bị cáo Phụng. Dự kiến tuyên án vào chiều cùng ngày.
Theo cáo trạng, khoảng giữa tháng 4/2023, thông qua mạng xã hội Facebook, Nguyễn Minh Phụng kết bạn và nảy sinh tình cảm yêu đương với nam nữ với cháu T.H.B.L. (sinh năm 2008).
Đến cuối tháng 4, cháu L. đến sinh sống như vợ chồng với Phụng tại nhà của Phụng ở khu phố Long Nguyên, thị trấn Long Điền, huyện Long Điền. Lúc này, cháu L. đang mang thai tháng thứ 8 với một người đàn ông khác.
Khoảng tháng 5, cháu L. sinh một bé trai và đặt tên là Bo, sau đó cả hai mẹ con ở cùng với gia đình Phụng.
Khoảng 10h ngày 15/8, tại nhà của Phụng, do bực tức cháu Bo khóc khi uống sữa, Phụng đã dùng ngón tay đánh mạnh vào vùng trán của cháu và dùng bàn tay rung lắc mạnh qua lại nhiều lần dẫn đến cháu bé tử vong do chấn thương sọ não. Thời điểm này cháu bé dưới 3 tháng tuổi.
Đến ngày 17/8, Nguyễn Minh Phụng bị bắt tạm giam.
Video đang HOT
Quá trình điều tra còn xác định, trước đó vào giữa tháng 7/2023, tại phòng ngủ trong nhà Phụng, do cháu Bo khóc khi uống sữa nên Phụng bế cháu bé ném xuống nệm dẫn đến bị gãy xương đùi trái với tỷ lệ tổn thương cơ thể 21%. Lúc này cháu bé dưới 2 tháng tuổi.
Ngoài ra, trong thời gian chung sống từ đầu tháng 5 đến tháng 8/2023, Phụng và cháu L. đã tự nguyện quan hệ tình dục với nhau nhiều lần.
Liên quan đến vụ án này, quá trình điều tra cũng xác định sau khi sinh con, do bản thân còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ sơ sinh nên cháu L. (mẹ cháu Bo) có gây thương tích cho con nhưng mang yếu tố lỗi vô ý, nên hành vi không cấu thành tội “Vô ý gây thương tích” hay tội “Ngược đãi hoặc hành hạ con”.
Xét xử vụ án khai thác lậu quặng Apatit Lào Cai: Lời xảo biện "vì phát triển kinh tế"
Bản án dân sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai cùng 16 bị cáo trong vụ án khai thác khoáng sản trái phép xảy ra tại khai trường 18 TP Lào Cai đã được tuyên.
Theo bản án, các cựu lãnh đạo tỉnh này "biết rõ những sai phạm về thẩm quyền", song vẫn ký các văn bản, giấy chứng nhận đầu tư, có ý kiến bút phê, chỉ đạo vào các tài liệu khác có liên quan trái quy định. Trong những ngày xét xử, lời biện hộ của các cựu quan chức cho rằng động cơ vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tạo điều kiện cho doanh nghiệp lớn mạnh.
Biết rõ những sai phạm về thẩm quyền
Theo nội dung bản án, các bị cáo là lãnh đạo UBND tỉnh và một số sở, ngành liên quan đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ, ký các văn bản, giấy chứng nhận đầu tư trái quy định của pháp luật cho Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lilama (Công ty Lilama) xây dựng dự án khách sạn, nhà hàng. Điều này đã tạo điều kiện cho các bị cáo thuộc Công ty Lilama và Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) khai thác và tiêu thụ trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng Apatit, thu lợi bất chính hơn 350 tỉ đồng.
Đại diện VKSND tỉnh Lào Cai thực hành quyền công tố tại tòa.
Cụ thể, ngày 27/4/2009, bị can Nguyễn Văn Vịnh (thời điểm này là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Lilama thực hiện dự án khách sạn, nhà hàng trên diện tích đất 37.700m 2. Ngày 9/9/2009, ông Bùi Văn Việt - Tổng Giám đốc Công ty Apatit Việt Nam đã ký Báo cáo, nêu rõ: Lô đất Công ty Lilama được cấp phục vụ đầu tư xây dựng dự án có một phần diện tích thuộc khu vực đã khoanh nối của khai trường số 18. Diện tích khai trường là 180.003m 2 và diện tích dự án của Công ty Lilama chiếm 20,95%.
Sau đó, UBND đã tổ chức nhiều cuộc họp đánh giá, đồng thời đã thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư Dự án trên của Công ty Lilama. Tuy nhiên, tại nhiều cuộc họp, Hội nghị đối thoại sau đó, Giám đốc Công ty Lilama Nguyễn Mạnh Thừa vẫn tiếp tục có ý kiến: Công ty Lilama có nguyện vọng tiếp tục thực hiện dự án xây dựng khách sạn, nhà hàng, vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Lào Cai xem xét giới thiệu cho đơn vị địa điểm khác. Bàn giao vị trí đất với diện tích 37.700m 2 sang cho Công ty Apatit Việt Nam quản lý, sử dụng theo đúng quy hoạch được duyệt, phía Công ty Apatit Việt Nam sẽ chuyển trả cho Công ty Lilama hơn 3,2 tỉ đồng).
Nhưng khi dự án nêu trên thu hồi chưa lâu, thì đến ngày 22/6/2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư lại có Văn bản gửi UBND tỉnh Lào Cai đề nghị cho phép Công ty Lilama được đầu tư dự án nhà hàng, khách sạn tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai, với diện tích 37.700m 2. Bằng Văn bản số 2160, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã đồng ý chủ trương cho phép Công ty Lilama thực hiện dự án này. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu còn khoáng sản, Công ty Lilama được tận thu và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định hiện hành. Đến ngày 17/12/2012, UBND tỉnh Lào Cai đã quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Lilama. Như vậy, đây là lần cấp giấy chứng nhận đầu tư thứ 2 tại đúng vị trí đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trước đó 2 năm.
Sai phạm kéo dài dù được cảnh báo
Ngay sau khi Công ty Lilama được cấp lại quyết định đầu tư, năm 2013, Kiểm toán Nhà nước có Văn bản số 99 về việc thông báo kiến nghị kiểm toán của Tập đoàn Hóa chất Công nghiệp Việt Nam, trong đó đã khẳng định: "Việc UBND tỉnh giao cho Công ty Apatit Việt Nam và Công ty Apatit giao cho Công ty Lilama cải tạo mặt bằng chống sạt lở kết hợp tận thu quặng apatit (thực hiện theo Văn bản số 839 ngày 11/4/2012) là trái với quy định của Luật Khoáng sản, thẩm quyền cho phép khai thác, thu hồi quặng không thuộc UBND tỉnh Lào Cai và không thuộc Công ty Apatit Việt Nam.
Bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (người đứng đầu không đeo khẩu trang)
Nhận được Văn bản số 99, bị can Doãn Văn Hưởng ký Văn bản số 574 về việc thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với Công ty Apatit Việt Nam, giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư giải trình, báo cáo UBND tỉnh nội dung kiến nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Lilama và giao Sở TNMT chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giải trình, báo cáo UBND tỉnh nội dung kiến nghị cho phép Công ty Lilama tận thu quặng trên diện tích xây dựng dự án tại khai trường 18.
Thực hiện Văn bản số 574, bị can Lê Ngọc Dương (thời điểm này là Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường) ký Văn bản số 49 tham mưu cho UBND tỉnh giải trình việc cho phép san gạt, cải tạo đưa mặt bằng dự án về trạng thái an toàn tại khu vực thôn 2, xã Đồng Tuyển. Trên cơ sở Văn bản số 49, bị can Nguyễn Văn Vịnh ký Văn bản số 984 giải trình kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với Công ty Apatit Việt Nam, xác định: Việc UBND tỉnh Lào Cai giao cho Công ty Apatit Việt Nam tổ chức quản lý, bảo vệ quặng apatit trong phạm vi 37.700m 2 - đất tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai thuộc phần đuôi khai trường số 18, là đúng trách nhiệm của UBND tỉnh theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 81 Luật Khoáng sản (không cho phép khai thác). Việc ký hợp đồng giữa Công ty Apatit Việt Nam và Công ty Lilama là hợp đồng thuê san gạt, cải tạo mặt bằng, trong đó có nội dung thu hồi quặng chứ không phải Công ty Apatit Việt Nam cho phép Công ty Lilama khai thác quặng.
Ngày 29/12/2017, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có Kết luận số 3238 kết luận về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2005- 2015. Tại kết luận này, TTCP đã chỉ ra việc UBND tỉnh Lào Cai có văn bản cho phép Công ty Lilama được thu gom, tận thu quặng apatit trên diện tích 3,77ha mặt bằng mà công ty này xin chủ trương để xây dựng nhà hàng, khách sạn. Và trên thực tế Công ty Lilama đã thu được hơn 1,363 triệu tấn quặng, với số tiền bán quặng thu được hơn 379 tỉ đồng.
TTCP kết luận rất rõ: "Việc UBND tỉnh Lào Cai cho phép Công ty Lilama tận thu, thu gom apatit là chưa đúng quy định tại Điều 65 (quy định khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình) và Điều 67 quy định về tận thu khoáng sản của Luật Khoáng sản năm 2010 (tận thu chỉ được thực hiện khi đã đóng cửa mỏ). Trách nhiệm thuộc về UBND tỉnh Lào Cai, Sở TNMT cùng các cơ quan, đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh cho phép Công ty Lilama tận thu, thu gom quặng apatit.
Hội đồng xét xử tuyên phạt, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh 5 năm 6 tháng tù về tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Cùng tội danh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Doãn Văn Hưởng bị tuyên phạt 4 năm tù. Hai bị cáo là cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh, gồm ông Nguyễn Thanh Dương và Lê Ngọc Hưng cùng mức án 3 năm 3 tháng tù. Bị truy tố hai tội danh, Nguyễn Mạnh Thừa nhận mức án 7 năm 6 tháng (4 năm tù cho tội "rửa tiền" và 3 năm 6 tháng tù cho tội "vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên"). Các bị cáo còn lại nhận mức án từ 2 - 4 năm tù giam hoặc hưởng án treo.
Thế nào là "vì phát triển kinh tế của tỉnh"?
Trong những ngày xét xử vụ án, đại diện cơ quan công tố nhận định, hành vi của các bị cáo ở tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", có tính chất đồng phạm, các bị cáo không có sự bàn bạc thống nhất mà đều là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo Nguyễn Văn Vịnh chịu trách nhiệm chính, các bị cáo Doãn Văn Hưởng, Nguyễn Thanh Dương... là người thực hành.
Những ngày diễn ra phiên tòa, các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh không tranh luận tội danh, họ nhận định có sai phạm song cũng là cán bộ có công trạng, đóng góp nhiều cho địa phương, tuổi cao nên mong được khoan hồng.
Bị cáo Doãn Văn Hưởng cho rằng, giai đoạn còn làm lãnh đạo tỉnh, khối lượng công việc tại địa phương "rất đồ sộ, khổng lồ và áp lực", đã ký gần 7.000 văn bản trong 1 năm, chưa kể các văn bản mật. Theo ông Doãn Văn Hưởng, ngay sau ký văn bản liên quan hoạt động thu gom khoáng sản, đã ký một văn bản khác để ngăn chặn những hành vi tiêu cực có thể phát sinh sau đó. Tuy nhiên, phía đại diện cơ quan truy tố cho rằng, văn bản được bị cáo Hưởng cho là để ngăn chặn những sai phạm (không cho san gạt) là trái pháp luật, bởi thẩm quyền ban hành ở nội dung này thuộc Chính phủ.
Nhận định về những sai phạm của bản thân trong vụ án, ông Hưởng bày tỏ: "Tôi đã từng là lãnh đạo nhưng thiếu sâu sắc, thiếu kiểm tra, đó là lỗi chủ quan, mình sai mình phải chịu, không đổ lỗi cho ai. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố khách quan, khi có một số văn bản từ cơ quan chuyên môn chưa đúng đắn".
Trong khi đó, bị cáo Ngô Đức Hoàng - chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai cho rằng, sau khi được bổ nhiệm, không được tiếp nhận, bàn giao hồ sơ dự án xây dựng khách sạn của Công ty Lilama. Bản thân không có chuyên môn về khoáng sản và thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên. Khi tiếp nhận các văn bản đã tham mưu, soạn thảo theo quy định, thực hiện theo đúng quy trình.
Tại phiên tòa xét xử, bị cáo Nguyễn Văn Vịnh đề nghị HĐXX xem xét đến việc, bản chất là toàn bộ số khoáng sản được khai thác trái phép không bị tuồn ra ngoài, được chế biến và cung cấp hàng triệu tấn phân bón, phục vụ địa phương và các vùng lân cận. Ngoài ra, đơn vị chế biến, sản xuất đã nộp số tiền lớn vào ngân sách từ việc mua bán số khoáng sản nói trên (hơn 60 tỉ đồng - PV). Ông Vịnh cũng mong HĐXX xem xét đến sự "rực rỡ" của tỉnh Lào Cai những năm gần đây, và bị cáo nhận, bản thân được đóng góp một phần vào đó.
Đại diện cơ quan truy tố nhấn mạnh, sự phát triển của doanh nghiệp là đáng quý. Tuy vậy, mọi hành vi phải tuân thủ quy định của luật pháp, không thể coi thường pháp luật trong sản xuất kinh doanh.
Đánh giá trong quá trình phạm tội, Hội đồng xét xử (HĐXX) cho rằng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Doãn Văn Hưởng cùng nhóm bị cáo từng là lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường biết rõ diện tích 37.700m 2, trong đó có hơn 22.000m 2 nằm chồng lấn vào diện tích khai trường 18, đã được Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch quặng apatit và thẩm quyền cấp phép khai thác thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc soạn thảo, ký văn bản trái quy định của pháp luật. Qua đó, để Công ty Apatit Việt Nam cải tạo mặt bằng, tận thu quặng, cấp giấy chứng nhận đầu tư diện tích 37.700m 2 nói trên cho Công ty Lilama xây dựng dự án khách sạn, nhà hàng.
Có giấy chứng nhận đầu tư trong tay, ông Nguyễn Mạnh Thừa, cựu Giám đốc Công ty Lilama cùng đồng phạm đã khai thác, tiêu thụ quặng apatit với số lượng rất lớn. Hành vi trái pháp luật của các bị cáo là thu lời bất chính, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, Công ty Lilama hơn 171 tỷ đồng, Công ty Apatit Việt Nam hơn 184 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Mạnh Thừa và Nguyễn Văn Vịnh khai nhận, vào dịp Tết Nguyên đán năm 2015, khi bị cáo Vịnh làm Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai và sau khi Công ty Lilama đã san gạt xong mặt bằng dự án, khai thác và tiêu thụ trái phép xong quặng apatit, Thừa đã mang 5 tỷ đồng đến nhà bị cáo Vịnh tặng quà Tết. Sau khi nhận số tiền này, bị cáo Vịnh đã sử dụng chi tiêu cá nhân.
* Ảnh: Hồng Nguyên.
Sắp xét xử Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex gây thiệt hại ngân sách 135 tỷ đồng Theo tin từ TAND TP Hà Nội, ngày 9/4, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Loan (SN 1970, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) cùng đồng phạm trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đông Anh (Hà Nội), gây thiệt...