Xét xử giám đốc 9X bán dự án “ma”, chiếm đoạt 125 tỷ đồng
Sau khi gom mua đất nông nghiệp ở Bình Thuận, Nguyễn Hữu Kha tự ý vẽ ra 12 dự án khu dân cư, sau đó cùng 2 nhân viên rao bán đất nền, chiếm đoạt hơn 125 tỷ đồng của 231 khách hàng.
Ngày 26/3, TAND tỉnh Bình Thuận mở phiên toà xét xử sơ thẩm các bị cáo Nguyễn Hữu Kha (34 tuổi, trú huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận – là Giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển địa ốc Hưng Thịnh Phát), Nguyễn Chí Thắng (29 tuổi, trú huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) và Hồ Thị Kim Ngân (32 tuổi, trú huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Nguyễn Hữu Kha (hàng trên, bên phải) cùng Nguyễn Chí Thắng, Hồ Thị Kim Ngân tại toà. (Ảnh: Nguyễn Đắc)
Gần 200 bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được toà triệu tập tham gia phiên xử. Dự kiến phiên toà sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 26/3 đến 29/3.
Trước đó, ngày 29/2, TAND tỉnh Bình Thuận từng mở phiên toà xét xử vụ án này nhưng sau đó phải hoãn do vắng mặt nhiều bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Theo cáo trạng, vào cuối năm 2017, Nguyễn Hữu Kha thành lập Công ty CP đầu tư và phát triển địa ốc Hưng Thịnh Phát (gọi tắt là Công ty Hưng Thịnh Phát) có trụ sở tại TP.HCM.
Đến tháng 8/2018, Kha đầu tư gom mua đất tại tỉnh Bình Thuận để tiến hành phân lô bán đất nền và thành lập chi nhánh Công ty Hưng Thịnh Phát tại Bình Thuận.
Thời điểm này, Kha bổ nhiệm Nguyễn Chí Thắng làm Giám đốc chi nhánh, được giao quản lý sàn giao dịch tại Bình Thuận, có trách nhiệm chỉ đạo cho nhân viên triển khai bán đất theo các dự án mà Kha đưa ra, thay mặt công ty ký hợp đồng cọc, ký xác nhận đã nhận tiền từ khách hàng.
Đồng thời, Kha cũng bổ nhiệm Hồ Thị Kim Ngân làm Giám đốc Chi nhánh của công ty tại Quận 9 (TP.HCM), phụ trách tình hình kinh doanh, chi tiêu doanh số, sản phẩm của chi nhánh công ty.
Hàng trăm người là bị hại trong vụ án tham dự phiên toà. (Ảnh: Nguyễn Đắc)
Từ tháng 8/2018 đến tháng 7/2019, Nguyễn Hữu Kha mua đất nông nghiệp hoặc đặt cọc mua đất của một số người dân tại địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết.
Mặc dù không làm hồ sơ lập dự án, xin chuyển mục đích sử dụng đất và tách thửa nhưng với danh nghĩa Tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh Phát, Kha đã tự ý lập các dự án khu dân cư mang tên gọi: “Hàm Liêm 1,2,3″, Phan Thiết City 1,2,3″, Phong Nẫm Residence, Phong Nẫm Residence 1, Hưng Thịnh Phát Risidence và Diamond Town, Pearl Hill Villa…
Sau đó, bằng thủ đoạn nhờ dịch vụ vẽ sơ đồ phân lô, phối cảnh dự án, tự đặt tên cho dự án, đưa ra bảng giá từng lô đất… để đưa cho nhân viên, kèm những thông tin như vị trí lô đất, sơ đồ phân lô và bảng giá với nội dung dự án đang xin phép, hứa hẹn khoảng 3 – 4 tháng sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đồng thời, Kha chỉ đạo triển khai cho nhân viên rao bán đất trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo và đã có hàng trăm người ký hợp đồng mua đất. Tiền của khách hàng đều được chuyển vào tài khoản cá nhân của Kha.
Quá trình điều tra xác định, với cách thức thủ đoạn trên, Kha đã thu tiền của 231 khách hàng rồi chiếm đoạt tổng số tiền hơn 125 tỷ đồng.
Tháng 12/2019, Kha bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố, bắt tạm giam. Đến tháng 3/2021, Nguyễn Chí Thắng và Hồ Thị Kim Ngân bị bắt cùng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị hại vụ án Công ty Alibaba: 'Thỏa thuận hợp đồng đất thổ cư, giao đất nông nghiệp'
'Khi đến nơi tôi thấy toàn là rừng mà không phân lô. Tôi hỏi thì nhân viên tư vấn nói đang triển khai dự án nên tin tưởng', một bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba cho biết khi được nhân viên của Công ty Alibaba dẫn đi xem đất.
Ngày 13.12, TAND TP.HCM tiếp tục thẩm vấn bị hại trong vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "rửa tiền" xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba (gọi tắt Công ty Alibaba) liên quan bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành công ty) và 22 đồng phạm.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện. Ảnh NHẬT THỊNH
Theo cáo trạng, Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm đã thành lập 22 công ty trực thuộc Công ty Alibaba, giao những người thân tín đứng tên và mua một số lượng lớn đất nông nghiệp ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận.
Luyện vẽ ra 58 dự án "ma" và quảng bá là dự án khu dân cư để bán cho khách hàng. CQĐT đã làm việc được với 4.065 nạn nhân, bị chiếm đoạt số tiền hơn 2.100 tỉ đồng.
Một số bị hại muốn nhận đất
Trước đó, tại phiên xét hỏi bị hại vào ngày 12.12, luật sư (LS) Dương Quan Toàn (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thái Luyện, Võ Thị Thanh Mai - vợ Luyện và bị cáo Võ Văn Trần Quang - nhân viên Công ty Alibaba) đề nghị HĐXX cho hỏi bị hại. LS đã hỏi về số tiền đầu tư "dự án", có đến tận nơi xem đất thực tế và nguyện vọng thế nào ?
Bị hại L.T.P.H. trình bày, bà nhận chuyển nhượng trong 2 dự án với số tiền 484 triệu đồng. Bà H. được nhân viên Alibaba dẫn đi xem đất. "Khi đến nơi tôi thấy toàn là rừng mà không phân lô. Tôi hỏi thì nhân viên tư vấn nói đang triển khai dự án nên tin tưởng", bà H. trình bày.
Các bị hại tham dự phiên xét xử. Ảnh NHẬT THỊNH
Bị hại N.T.H. trình bày, đã mua 9 lô đất, hơn 4,8 tỉ đồng. Nguyện vọng của bà là muốn nhận đất. "Khi mua dự án có được đi xem đất mới quyết định mua. Tôi mua đất, xin nhận đất, Alibaba có nhiều đất nên trả lại", bà N.T.H nói.
Tương tự, bị hại N.Th.H. trình bày đã mua 3 dự án và có nguyện vọng giữ đất ở 1 dự án, vì "đó giờ chưa có được miếng đất nào".
Bên cạnh đó, tại phần thẩm vấn các bị hại trong ngày 12.12, ngoài các bị hại yêu cầu nhận đất; còn có các yêu cầu như nhận lại tiền đã đầu tư và tính thêm phần lãi suất hoặc nếu không nhận được đất thì sẽ nhận tiền.
Thỏa thuận là đất thổ cư nhưng bán đất nông nghiệp
Sáng 13.13, tại phần xét hỏi các bị hại, đại diện Viện KSND TP.HCM (VKS) xét hỏi đối với ông T.Đ.Q. (người đại diện ủy quyền của bị hại M.C.) về thỏa thuận trong các hợp đồng chuyển nhượng là đất thổ cư hay nông nghiệp; có số lô, số thửa rõ ràng hay không ?
Ông Q. trình bày, trong các thỏa thuận của hợp đồng trình bày là đất thổ cư và có số lô, thửa rõ ràng.
VKS hỏi: "Nhưng hiện nay các dự án là đất nông nghiệp thì HĐXX lấy đâu ra đất để giao cho bị hại ?". Ông Q. trả lời: "Khi mua, Luyện có nói với bà C. những thửa đất này, nếu là đất nông nghiệp thì sẽ nói là đất nông nghiệp".
TAND TP.HCM sẽ HĐXX sẽ thẩm vấn hơn 4.000 bị hại từ ngày 12 - 18.12. Ảnh NHẬT THỊNH
VKS hỏi tiếp: "Vậy cam kết sẽ thành đất thổ cư đúng không ? Hay bà C. biết chắc chắn là đất nông nghiệp và cùng ý chí với Luyện nhận lãi trên đất nông nghiệp ?". Ông Q. trình bày: "Đúng! Luyện cam kết ra được đất thổ cư. Ý chí của bà C. mua là muốn lấy đất".
"Đất là đất nông nghiệp, hợp đồng giữa 2 bên cam kết là đất thổ cư. Khi chuyển nhượng mục đích sử dụng đất, chỉ khi được nhà nước cho phép thì mới trở thành đất thổ cư. Bây giờ giao dịch một sản phẩm không có thật thì HĐXX sẽ lấy đất ở đâu giao cho bị hại ?", VKS nói. Ông Q. trả lời: "Luyện đã trình bày rõ đất này là đất gì và có thể chuyển đổi mục đích hay không, vì tin tưởng nên chúng tôi mua".
Ông cụ U80 lọ mọ lên tòa làm bị hại trong vụ Nguyễn Thái Luyện - Alibaba
Theo dự kiến, TAND TP.HCM sẽ HĐXX sẽ thẩm vấn hơn 4.000 bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba từ ngày 12 - 18.12. Các bị hại sẽ đến tòa theo danh sách xét hỏi theo từng dự án.
Trong ngày 13.12, HĐXX thẩm vấn các bị hại trong "dự án" Ali Venice City, Alibaba Phú Mỹ Center City.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị đề nghị từ 9 đến 10 năm tù Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) từ 9 đến 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Cùng tội danh, con ruột bị cáo Dũng là bị cáo Đỗ Hoàng Việt (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân...