Xét xử ‘đại án’ Việt Á: Nhiều bị cáo được đồng nghiệp xin giảm nhẹ hình phạt
Đại diện CDC tỉnh Nghệ An và Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã xin giảm nhẹ cho những bị cáo từng công tác tại đơn vị mình và mong tòa xem xét công, tội và bối cảnh dịch bệnh cấp bách.
Ngày 4.1, TAND TP.Hà Nội tiếp tục phiên sơ thẩm, xét xử 38 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á (Việt Á), Bộ Y tế, Bộ KH-CN và các đơn vị, tổ chức liên quan.
Đại án Việt Á: Mang 5 tỉ ‘cảm ơn’ vì thấy cựu Giám đốc CDC Bắc Giang ‘vất vả chống dịch’
Xin giảm nhẹ cho đồng nghiệp cũ
Được nói tại tòa, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An mong HĐXX xem xét công, tội và bối cảnh để giảm nhẹ cho các bị cáo từng công tác tại đơn vị này. Về phần thiệt hại, đại diện CDC Nghệ An không có ý kiến vì theo quy định của pháp luật, các bị cáo liên quan phải có trách nhiệm khắc phục.
Ông Ngô Phát Đạt, đại diện Sở Y tế tỉnh Bình Dương xin giảm nhẹ cho các bị cáo. Ảnh TRẦN PHAN
Tương tự, ông Ngô Phát Đạt, đại diện Sở Y tế tỉnh Bình Dương tại tòa cũng đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo là cựu cán bộ của đơn vị mình, vì họ đã có nhiều thành tích trong quá trình phòng, chống dịch và không vụ lợi.
Theo cáo trạng, tại Nghệ An, để phục vụ công tác phòng, chống dịch, từ tháng 7.2020 đến tháng 11.2021, bị cáo Nguyễn Văn Định, cựu Giám đốc CDC Nghệ An, đã chỉ đạo bị cáo Nguyễn Thị Hồng Thắm, cựu Kế toán trưởng CDC Nghệ An, trao đổi và thống nhất với các bị cáo ở Việt Á để CDC Nghệ An ứng kit test để dùng trước rồi hợp thức thủ tục đấu thầu để ký hợp đồng, thanh quyết toán sau.
Những sai phạm của các bị cáo ở CDC Nghệ An đã gây thiệt hại hơn 16 tỉ đồng.
Xem nhanh 20h ngày 4.1: Lý do Việt Á được ưu ái độc quyền kit test
Các bị cáo trong vụ án. Ảnh TRẦN PHAN
Tại tòa, bị cáo Định thừa nhận cáo trạng truy tố là hoàn toàn xác đáng. Song ông Định khai không quen biết ai ở Việt Á, nhưng do thực tế cấp bách, với tư cách Giám đốc CDC, ông Định đã chỉ đạo “vay” kit test để phục vụ chống dịch chứ không có vụ lợi.
Ông Định khẳng định trước khi vay có gọi điện hỏi ý kiến lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Nghệ An và được thông qua, nhưng không có văn bản.
Từ chối tiền tỉ từ Việt Á
Tương tự, tại Bình Dương, khi dịch bùng phát, CDC Bình Dương đang dùng kit test của hãng Roche và test tách chiết của Công ty VNDAT. Song, bị cáo Nguyễn Thành Danh, cựu Giám đốc CDC Bình Dương, đã chỉ đạo bị cáo Lê Thị Hồng Xuyên, nhân viên xét nghiệm của trung tâm này liên hệ với Công ty Việt Á và Công ty VNDAT để CDC Bình Dương ứng kit test của Việt Á và test tách của VNDAT sử dụng trước, sau đó hợp thức thủ tục đấu thầu để thanh, quyết toán.
Hành vi của các bị cáo kể trên và các bị cáo liên quan đã gây thiệt hại hơn 55 tỉ đồng.
Bị cáo Nguyễn Thành Danh. Ảnh ANH HÙNG
Theo cáo trạng, sau khi được CDC Bình Dương thanh toán tiền, Phan Quốc Việt đã chỉ đạo cấp dưới chi “hoa hồng” để cảm ơn bị cáo Tiêu Quốc Cường, cựu Phó trưởng phòng Kế hoạch tài chính kiêm Kế toán trưởng Sở Y tế Bình Dương, 3 lần tổng số tiền hơn 1,2 tỉ đồng; đưa bà Xuyên 2 lần tổng số tiền hơn 1 tỉ đồng.
Ngoài ra, Việt Á còn chi cho ông Danh và một lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương, song 2 người này đều không nhận. Do đó, nhân viên Việt Á báo cáo Việt và chuyển lại 4,2 tỉ đồng về công ty.
Tại tòa, ông Nguyễn Thành Danh cũng thừa nhận cáo trạng truy tố mình về tội vi phạm quy định về đấu thầu là đúng người, đúng tội.
Khai tại tòa, ông Danh cho hay, quá trình làm việc không có ai thỏa thuận hay đưa lợi ích vật chất gì cho ông. Việc CDC Bình Dương vay kit test để dùng trước rồi thanh toán sau là từ cấp trên, nhưng đã ý thức được hành vi vi phạm của mình, vô tình phạm pháp.
“Quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị cáo vô tình vi phạm pháp luật về đấu thầu, mong HĐXX xem xét”, bị cáo Danh nói tại tòa.
Bị cáo buộc tiếp tay cho sai phạm của các cán bộ CDC Bình Dương, bị cáo Tiêu Quốc Cường thừa nhận cáo trạng truy tố mình là đúng. Song ông Cường cho hay mình đã nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận của Việt Á để khắc phục hậu quả.
Cựu giám đốc CDC Bình Dương khai chuyện từ chối tiền của Việt Á
Nhân viên Công ty Việt Á đưa tiền cảm ơn việc đã mua kit test nhưng cựu Giám đốc CDC Bình Dương Nguyễn Thành Danh không nhận vì sắp về hưu, không muốn liên quan đến tiền bạc, hoa hồng.
Liên quan đến vụ Việt Á, cơ quan điều tra (CQĐT) đề nghị truy tố các cựu cán bộ Sở Y tế và CDC Bình Dương về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Những người này gồm: Tiêu Quốc Cường (cựu Kế toán trưởng, Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế toán Sở Y tế Bình Dương), Nguyễn Thành Danh (cựu Giám đốc CDC Bình Dương), Trần Thanh Phong (cựu Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế toán CDC Bình Dương), Lê Thị Hồng Xuyên (cựu nhân viên CDC Bình Dương).
Theo kết luận điều tra, thời điểm cuối tháng 4 - 6/2021, sau khi dự các cuộc họp bàn về việc xét nghiệm Covid- 19 tại tỉnh Bình Dương, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt chỉ đạo bị can Lê Trung Nguyên (nhân viên Công ty Việt Á) thông báo cho bà Phan Tôn Noel Thảo (Kế toán trưởng Công ty Việt Á) tính toán chi tiền % ngoài hợp đồng (đối với các hợp đồng giữa Công ty Việt Á và CDC Bình Dương đã hoàn thành thanh toán) để bồi dưỡng cho các cá nhân ở CDC và Sở Y tế Bình Dương.
Bộ kit xét nghiệm Covid-19 do Học viện Quân y nghiên cứu phát triển và Công ty Việt Á sản xuất.
Sau đó, bà Thảo tính tỷ lệ chi, đưa lên nhóm "duyet cho VA" và được ông Việt duyệt chi.
Cụ thể, tỷ lệ tổng mức 20%, trong đó ông Nguyễn Hồng Chương (Giám đốc Sở Y tế Bình Dương) 7%; ông Nguyễn Thành Danh (Giám đốc CDC Bình Dương) 5%; bà Lê Thị Hồng Xuyên (nhân viên phòng xét nghiệm CDC Bình Dương) 5% và dự chi cho ông Tiêu Quốc Cường (Kế toán CDC Bình Dương) 3%.
Sau đợt tính lần thứ hai, ông Phan Quốc Việt bàn bạc với bà Thảo, chốt việc chi 3% cho ông Cường và chi thêm cho bị can này tỉ lệ cắt từ ông Chương, sau khi bị can Cường nói chuyện với ông Việt về việc ông Chương không giúp gì cho Công ty Việt Á.
Tiếp đó, ông Phan Quốc Việt chỉ đạo ông Nguyên cầm tiền đi chi cho ông Chương 60 triệu đồng bằng tiền mặt tại quán cà phê ( ông Chương không thừa nhận việc nhận tiền từ Nguyên).
Lần hai vào khoảng giữa tháng 11/2021, ông Nguyên gặp ông Chương đưa tiền nhưng Giám đốc Sở Y tế Bình Dương không nhận.
Tại các quán cà phê, ông Nguyên còn 3 lần chi cho ông Tiêu Quốc Cường tổng cộng hơn 1,2 tỷ đồng.
CQĐT xác định, ông Nguyên 2 lần chi cho bà Lê Thị Hồng Xuyên tổng cộng hơn 1 tỷ đồng và gặp trực tiếp ông Nguyễn Thành Danh để đưa tiền nhưng ông này không nhận.
Theo lời khai của ông Danh tại CQĐT, do tình hình dịch bệnh, để phục vụ kịp thời công tác xét nghiệm, khi chưa thực hiện các thủ tục đấu thầu mua sắm, ông Danh đã chỉ đạo cán bộ CDC Bình Dương liên hệ với phía Công ty Việt Á và Công ty VNDAT để tạm ứng test Covid và test tách chiết để sử dụng trước, cam kết thanh toán sau.
Sau đó, ông Danh chỉ đạo cấp dưới hợp thức thủ tục hồ sơ 5 gói thầu và ký 7 hợp đồng để Công ty Việt Á trúng thầu theo giá mà phía Việt Á đưa ra.
Ông Danh thừa nhận, quá trình thực hiện hợp thức hồ sơ thầu đã có sai phạm về trình tự thủ tục, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu...
Vẫn theo lời khai của ông Danh, ông không nhận bất cứ lợi ích vật chất gì từ Công ty Việt Á. Thậm chí có lần bị can Nguyên đưa tiền cảm ơn việc CDC Bình Dương đã mua kit test của Việt Á, nhưng ông Danh không nhận vì sắp về hưu, không muốn liên quan đến tiền bạc, hoa hồng.
CQĐT cho rằng, lời khai của ông Danh phù hợp với lời khai của ông Nguyên và các tài liệu, chứng cứ khác trong vụ án.
Về số tiền mà ông Danh và ông Chương không nhận, bị can Nguyên báo cáo với ông Phan Quốc Việt và được chỉ đạo liên hệ với bà Thảo nộp vào tài khoản ngân hàng của một cá nhân, tổng số tiền 4,2 tỷ đồng.
Cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nói gì về số tiền nhận hối lộ 50.000 USD? Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo trong đại án Việt Á diễn ra ngày 4/1 tại TAND TP Hà Nội, trong khi Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt khẳng định: "Đã đưa cho cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc 50.000 USD" thì ở chiều ngược lại, bị cáo Phạm...