Xét xử đại án BIDV thất thoát 1.670 tỷ: Người “dám” trái lệnh ông Trần Bắc Hà là ai?
Sau khi đề xuất ngừng giải ngân cho Công ty Trung Dũng, ông Đào Trung Kiên bị ông Trần Bắc Hà quyết liệt chỉ đạo bị cáo Ngô Duy Chính luân chuyên công tac, không cho ông Kiên tiêp tuc phu trach mảng quan hệ khách hàng.
Phiên tòa xét xử đại án BIDV. Ảnh: VietNamNet
TAND TP.Hà Nội đã đưa vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty cổ phần Chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng (Công ty Trung Dũng) ra xét xử sơ thẩm trong khoảng thời gian từ 12/10/2020 đến 2/11/2020.
Theo nhận định của HĐXX, trong việc cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà khi chưa đáp ứng các điều kiện cho vay, ông Trần Bắc Hà chịu trách nhiệm cao nhất.
Lợi dụng vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, ông Hà làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh để đề nghị cấp phép cho dự án; chỉ đạo BIDV Hà Tĩnh, Tổ thẩm định chung và các bộ phận khác của BIDV Hội sở phải đề xuất cho Công ty Bình Hà vay.
Các thành viên khác trong Hội đồng thành viên của BIDV cũng bị ông Trần Bắc Hà dùng quyền hạn, ép phải duyệt, cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà, để BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh phải ký hợp đồng cho Công ty Bình Hà vay vốn, chỉ đạo nới lỏng các điều kiện cho vay đối với Công ty Bình Hà; gây sức ép buộc BIDV Hà Tĩnh phải tiếp tục giải ngân ngay cả khi Công ty Bình Hà vi phạm các chính sách cho vay.
Đối với việc cấp hạn mức tín dụng năm 2011 và phát hành L/C (thư tín dụng) theo món cho Công ty Trung Dũng, HĐXX cho rằng, ông Trần Bắc Hà đã lợi dụng vị trí Chủ tịch HĐQT BIDV, dùng ảnh hưởng của mình buộc BIDV Chi nhánh Hà Thành phải châp thuân phê duyêt cấp hạn mức tín dụng 700 tỷ năm 2011 cho Công ty Trung Dũng; gây sức ép để buộc BIDV Chi nhánh Hà Thành phải giải ngân cho Công ty Trung Dũng khi không đáp ứng điều kiện cho vay.
Thời điểm đó, ông Đào Trung Kiên là Phó giám đốc Chi nhánh Hà Thành đã đề xuất dừng giải ngân. Tuy nhiên, không những đề xuất này bị bác bỏ mà ông Kiên còn bị ông Trần Bắc Hà quyết liệt chỉ đạo bị cáo Ngô Duy Chính (cựu Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Thành) luân chuyên công tac, không cho ông Kiên tiêp tuc phu trach mảng quan hệ khách hàng.
Video đang HOT
Sau đó, BIDV Chi nhánh Hà Thành liên tục giải ngân cho Công ty Trung Dũng vay gần hết hạn mức khi không đáp ứng tỷ lệ tài sản bao đam trên dư nợ, dẫn đến hậu quả mất vốn.
Từ các phân tích trên, HĐXX xác định, ông Trần Bắc Ha phải chịu trách nhiệm chính trong việc để xảy ra sai phạm dẫn đến hậu quả BIDV thất thoát cả nghìn tỷ đồng.
Chiều 2/11, TAND TP.Hà Nội đã tuyên án phạt 12 bị cáo có liên quan đến đại án BIDV nói trên, cụ thể: cựu Phó Tổng Giám đốc BIDV Trần Lục Lang bị tuyên phạt 8 năm tù, oàn Ánh Sáng bị tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù, cùng về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
Các bị cáo còn lại trong vụ án bị tuyên phạt mức án từ 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 18 năm tù giam về các tội danh “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Xử vụ Trần Bắc Hà: Đề nghị phạt 2 cựu Phó TGĐ BIDV 6-7 năm tù
Sáng nay (28/10), tại phiên tòa xét xử vụ Trần Bắc Hà, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt 2 cựu Phó TGĐ BIDV mức án 6-7 năm tù.
Đối với những bị cáo bị truy tố tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt:
Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng (đều là cựu Phó TGĐ BIDV): 6-7 năm tù;
Kiều Đình Hòa (cựu Phó giám đốc BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh): 4-5 năm tù;
Lê Thị Vân Anh (cựu Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh): 3-4 năm tù;
Ngô Duy Chính (cựu Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Thành): 7-8 năm tù;
Nguyễn Xuân Giáp (cựu Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Thành): 5-6 năm tù;
Phạm Hồng Quang (cựu Trưởng phòng Quan hệ khách hàng 1, BIDV - Chi nhánh Hà Thành): 4-5 năm tù;
Đặng Thành Nam (cựu cán bộ quản lý khách hàng BIDV - Chi nhánh Hà Thành): 3-4 năm tù.
Đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa
Đại diện VKS đề nghị cấm các bị cáo nguyên là cán bộ Ngân hàng BIDV hành nghề liên quan đến các hoạt động tín dụng trong thời hạn 2-3 năm.
Theo đại diện VKS, hành vi của các bị cáo trên đã xâm phạm trực tiếp đến hoạt động đúng đắn của ngân hàng, tạo dư luận xấu, số tiền thất thoát đặc biệt lớn.
Đại diện VKS giữ nguyên quan điểm truy tố đối với các bị cáo này và đề nghị HĐXX xem xét đến nhiều tình tiết giảm nhẹ tội cho các bị cáo.
Đối với nhóm bị cáo bị cáo bị truy tố tội Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản, đại diện VKS đề nghị mức xử phạt:
Đinh Văn Dũng (cựu TGĐ công ty Bình Hà): 12-13 năm tù;
Nguyễn Thị Thanh Sơn (cựu Giám đốc công ty Hà Nam): 5-6 năm tù;
Trần Anh Quang (cựu TGĐ công ty Bình Hà): 13-14 năm tù;
Đoàn Hồng Dũng (cựu Giám đốc Công ty Trung Dũng): 18-19 năm tù.
Các bị cáo tại tòa
Theo quan điểm của đại diện VKS, các bị cáo Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng, Kiều Đình Hòa và Lê Thị Vân Anh đã thành khẩn khai nhận tội.
Các bị cáo nhận thức được việc cho Công ty Bình Hà vay vốn là trái quy định, nhưng không dám làm trái chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV), gây thiệt hại lớn cho NH.
Cáo trạng truy tố các bị cáo Ngô Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp, Phạm Hồng Quang và Đặng Thành Nam là có căn cứ, đúng pháp luật.
Đại diện VKS cho rằng, bị cáo Đinh Anh Dũng quanh co chối tội, Trần Anh Quang tích cực hợp tác với CQĐT, vợ chồng bị cáo Nguyễn Thị Thanh Sơn và Đoàn Hồng Dũng thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
Đại án BIDV: Ông Trần Bắc Hà là chủ mưu, các bị can không dám làm trái chỉ đạo Sáng nay (26/10), Tòa án nhân dân TP.Hà Nội sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm đại án xảy ra tại ngân hàng BIDV và các công ty liên quan. Theo lời khai của các bị can, họ biết việc làm của họ là sai nhưng không dám làm trái chỉ đạo của nguyên Chủ tịch Trần Bắc Hà. Ông Trần Bắc Hà...