Xét tuyển trung cấp y sĩ đa khoa Hà Nội năm học 2013 – 2015
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội, góp phần vào việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Năm 2013, Trường Trung cấp Công nghệ và Y tế Pasteur thông báo tuyển sinh y sĩ đa khoa hệ TCCN chính qui văn bằng Quốc gia.
Nghề Y từ lâu đã luôn được nhiều người kính trọng và tôn vinh. Hình ảnh những y bác sỹ khoác lên mình chiếc áo blouse trắng để trị bệnh cứu người, luôn là mơ ước của nhiều bạn trẻ.
Để học Y khoa, Bác sĩ ở Việt Nam phải học 6 năm, Y sĩ phải học 2 năm, trong khi sinh viên các ngành khác chỉ học 4 năm. Nếu tính cả thời gian thực hành học lâm sàng, trực gác ở bệnh viện thì thời gian học của một sinh viên Y khoa gần gấp đôi sinh viên các trường khác. Sinh viên Y khoa ngay từ khi đi học đã phải tiếp xúc với môi trường độc hại của ngành Y như nguồn lây bệnh, hóa chất, bệnh phẩm… Bên cạnh đó, sinh viên Y khoa còn phải thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, căng thẳng, đau đớn, mất mát… Mặc dù vậy, nhiều bạn trẻ vẫn chấp nhận sự hi sinh lớn lao đó để theo đuổi nghề nghiệp mà họ yêu thích.
Hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực ngành Y tế của xã hội là rất lớn, các trường Đại học Y đã công bố điểm trúng với mức điểm cao chót vót. Tuy nhiên, giấc mơ trở thành Bác sĩ của các thí sinh không trúng tuyển Đại học Y vẫn chưa hoàn toàn khép lại. Họ có thể đăng ký học Trung cấp Y sĩ Đa khoa, sau khi tốt nghiệp sẽ được thi liên thông lên Đại học (Bác sĩ chuyên tu) khi hội đủ các điều kiện để học liên thông theo quy đinh của Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT.
Trường Trung cấp Công nghệ và Y tế Pasteur được thành lập theo quyết định số 305/QĐ-UBND ngày 27/3/2009 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình. Cơ sở 1 ở Ninh Bình, phân hiệu 2 được thành lập theo quyết định số 6458/QĐ của UBND thành phố Hà Nội. Là trường đào tạo đa ngành về sức khỏe, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực Y tế cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành khác. Văn bằng của Nhà trường cấp đều thuộc hệ thống văn bằng Quốc gia.
Mỗi năm trung bình nhà trường đào tạo khoảng 400 Y sĩ, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy đầy đủ và đạt chuẩn. Công tác tuyển sinh ngành Y sĩ đa khoa diễn ra theo đúng qui trình và rất gắt gao. Các sinh viên được tuyển chọn phải là những học sinh có hạnh kiểm tốt, có nền tảng tốt về giáo dục và văn hóa.
Với đội ngũ giảng viên dầy dặn kinh nghiệm, trong số đó nhiều người đã từng tham gia công tác giảng dạy ở các trường như: Học viện Quân Y, Đại học Y… Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên thường xuyên được làm quen với môi trường y khoa, cũng như khi thực hành lâm sàng tại các bệnh viện. Chính vì vậy, khi ra trường, nhiều sinh viên Y khoa đã có việc làm ổn định ở Bệnh viện, Trung tâm y tế, Phòng mạch và tổ chức y tế khác với thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung ở xã hội.
Đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội, góp phần vào việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Năm 2013, Trường Trung cấp Công nghệ và Y tế Pasteur thông báo tuyển sinh y sĩ đa khoa hệ TCCN chính qui văn bằng Quốc gia như sau:
1. Y sĩ đa khoa: Học 01 năm (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học nhóm ngành sức khỏe).
Video đang HOT
2. Y sĩ đa khoa: Học 02 năm (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp THPT, văn bằng tương đương cấp 3).
3.Y sĩ đa khoa: Học 02 năm 3 tháng (Áp dụng cho các đối tượng: học xong lớp 12, trượt tốt nghiệp THPT, BTVH).
4.Y sĩ đa khoa: Học 03 năm (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp THCS (lớp 9)).
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển vào học không phải thi.
Hồ sơ học Trung cấp y sỹ đa khoa gồm:
- Bằng tốt nghiệp THPT (bản gốc) và 02 bản sao công chứng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2013.
- Học bạ THPT (bản gốc) và 02 bản sao công chứng.
- Bản sao công chứng Bằng Bảng điểm (nếu thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học).
- Bản sao giấy khai sinh.
- 02 ảnh (3×4) 01 ảnh (2×3) cho vào phong bì (ảnh chụp trong thời gian không quá 3 tháng, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau ảnh).
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và đóng dấu xác nhận của chính quyền địa phương.
- Giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).
Địa điểm tiếp nhận hồ sơ:
Phòng tư vấn tuyển sinh Trường Trung cấp Công nghệ & Y tế Pasteur
Số 110 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).
Điện thoại liên hệ: 04.6296.6296 Website: http://trungcapytehanoi.com
Theo TNO
Sau năm 2015 sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa
Các môn học sẽ được gom lại, không chạy theo khối lượng tri thức mà tập trung vào khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết công việc hàng ngày. Chương trình học cũng sẽ nhất quán từ lớp 1 đến lớp 12, tránh trùng lặp như hiện nay.
Song song với việc xây dựng Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo..., Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu để đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015. Ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Tổ chức cán bộ (Bộ GD&ĐT), thường trực ban soạn thảo đề án cho biết, so với chương trình và sách giáo khoa hiện hành, định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015 có hàng loạt điểm mới.
Một thay đổi quan trọng là ban soạn thảo sẽ cập nhật xu thế quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông. Đó là cách xây dựng mở, đa dạng hóa sách giáo khoa, tài liệu dạy học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) nhằm đổi mới phương pháp và cải thiện hiệu quả dạy học.
Chương trình hiện hành tiếp cận theo hướng nội dung, chạy theo khối lượng kiến thức, đảm bảo 3 phương diện kiến thức, kỹ năng và thái độ nhưng vẫn là những yêu cầu rời rạc. Còn chương trình mới sẽ theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học; không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, động cơ... vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
Theo dự thảo, sách giáo khoa sau năm 2015 sẽ rất đa dạng.
Nội dung, cấu trúc của chương trình giáo dục đổi mới sẽ ưu tiên những kiến thức cơ bản, hiện đại nhưng gắn bó, thiết thực với những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, tránh hàn lâm, kinh viện, ưu tiên thực hành, vận dụng, tránh lý thuyết suông, tăng cường hứng thú, hạn chế quá tải.
"Điều này sẽ tránh được tình trạng học sinh biết rất nhiều nhưng không vận dụng được bao nhiêu hay biết những điều rất cao siêu, nhưng không làm được những việc rất thiết thực đơn giản trong cuộc sống thường nhật", ông Nhị nói.
Mục tiêu giáo dục mới tiếp tục những định hướng đúng đắn nhưng sẽ điều chỉnh, khắc phục hạn chế "nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người", đảm bảo phát triển toàn diện và phát huy tối đa tiềm năng của mỗi học sinh. Chương trình tăng cường lồng ghép kỹ năng sống, đạo đức nhằm giúp học sinh phát triển hài hòa con người cá nhân và con người xã hội, coi trọng giáo dục phẩm chất và năng lực của người học.
Chương trình hiện hành được cắt khúc, tách rời ra 3 cấp, sự trùng lặp xuất hiện khá nhiều trong một môn học cũng như giữa các môn học, dù năm 2006 đã được đổi mới. "Vừa thừa, vừa thiếu là một hạn chế lớn của chương trình hiện hành", thường trực ban soạn thảo đề án đổi mới toàn diện giáo dục nói và khẳng định, chương trình mới sẽ được thiết kế thành một hệ thống xuyên suốt và nhất quán từ lớp 1 đến lớp 12 để thấy được sự phát triển rõ từ thấp đến cao, bổ sung những nội dung mới do cuộc sống yêu cầu, bớt trùng lặp, góp phần hạn chế quá tải.
Chương trình mới chủ trương tất cả học chung một mặt bằng tri thức (không phân ban), giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1- lớp 9) đủ trang bị nền tảng học vấn phổ thông để học sinh có thể học tiếp lên bậc cao hơn hoặc đi vào học nghề, lao động. Một số môn học như Lý, Hóa, Sinh được tích hợp thành môn Khoa học, các môn Sử, Địa, Giáo dục Đạo đức và công dân tích hợp thành môn Khoa học xã hội.
Yêu cầu phân hóa sâu được thực hiện ở trung học phổ thông bằng việc học ít các môn bắt buộc, dành nhiều thời gian cho học sinh tự chọn các môn học, các chủ đề chuyên sâu (nâng cao) gắn với nghề nghiệp, cần cho định hướng nghề nghiệp.
"Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 sẽ gặp không ít khó khăn như đội ngũ xây dựng và phát triển chương trình, sách giáo khoa yếu, điều kiện vật chất có nhiều khó khăn, nhiều giáo viên không đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới, chất lượng và trình độ quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế...", ông Nhị lo ngại.
Trước đó, trao đổi với VnExpress, nhiều chuyên gia giáo dục đã đề xuất ý kiến về việc đổi mới chương trình sách giáo khoa. PGS Văn Như Cương cho rằng chương trình hiện hành nặng ở chỗ kiến thức thì nhiều mà thời lượng thì ít. Theo đó, nên cắt khoảng 1/3 chương trình hiện có, bỏ bớt các bài, các chương không cần thiết.
Còn GS Nguyễn Lân Dũng thì cho rằng, Bộ GD&ĐT nên dựa vào các Hội khoa học chuyên ngành, cung cấp các tài liệu sách giáo khoa ở những nước phát triển, nước có điều kiện gần với Việt Nam để biên soạn sách giáo khoa. Như vậy vừa đảm bảo không quá chênh lệch so với các nước, vừa phù hợp với trình độ học sinh và sách dùng được lâu năm.
Ông Dũng kiến nghị, việc in sách giáo khoa nên để cho từng nhóm tác giả và từng nhà xuất bản làm. Còn việc lựa chọn bộ sách nào để giảng dạy, để học là tùy thầy cô và học sinh.
Theo VNE
Bộ GD đang mang tiếng 'xin - cho' Trước thực tế nhiều trường cao đẳng, trung cấp sau một vài năm thành lập lại "nhấp nhổm" muốn được nâng cấp, Bộ trưởng GD - ĐT Phạm Vũ Luận đã thẳng thắn phản đối tư tưởng này. Sáng 11/9, Bộ GD - ĐT đã tổ chức hội nghịtổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg và chương trình hành động...