Xét tuyển theo nhóm: Giải pháp chống thí sinh ‘ảo’
Để giải quyết bài toán thí sinh “ảo” trong tuyển sinh đại học năm 2017, sáng 8/5, 41 trường đại học ở khu vực miền Bắc đã họp bàn về phương án xét tuyển theo nhóm.
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, việc xét tuyển theo nhóm sẽ có lợi cho các trường và thí sinh.
Sẽ khó xác định điểm chuẩn vì thí sinh ‘ảo’
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện nay, 50% thí sinh chỉ đăng ký từ 1-3 nguyện vọng, 30% thí sinh đăng ký 4-5 nguyện vọng.
Như vậy, 80% thí sinh đăng ký từ 1-5 nguyện vọng. 18% thí sinh đăng ký từ 6 đến 10 nguyện vọng.
Cũng theo thống kê này, 98% thí sinh đăng ký từ 1-10 nguyện vọng. Chỉ 2% đăng ký từ 11-48 nguyện vọng (một thí sinh đăng ký 48 nguyện vọng).
Trong 2% này, gần 1,7% thí sinh đăng ký từ 11-15 nguyện vọng và chỉ có hơn 0,3% thí sinh đăng ký trên 15 nguyện vọng.
Theo ông Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, năm nay, khó khăn của các trường là không biết bao nhiêu thí sinh trúng tuyển vào trường mình. Bởi mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một trường, một nguyện vọng duy nhất trong khi quy chế lại không giới hạn nguyện vọng đăng ký.
Nếu các trường xét tuyển riêng lẻ sẽ rất khó xác định điểm chuẩn. Nhiệm vụ của việc xét tuyển theo nhóm là giúp các trường xác định điểm chuẩn sao cho phù hợp.
Quy chế không quy định việc các trường phải lập nhóm xét tuyển và việc tham gia nhóm là tự nguyện giữa các trường, Bộ không can thiệp.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT cũng đã dành ra thời gian 3 ngày, từ 25-28/7 để các nhóm tổ chức xét tuyển chung trước khi chạy phần mềm xét tuyển của Bộ vào 28/7.
Theo Thứ trưởng Ga, phần mềm xét tuyển chung của nhóm này sẽ chạy cơ sở dữ liệu chung của tất cả các trường trong nhóm, thậm chí, cơ sở dữ liệu của tất cả các trường trên cả nước để các trường đưa đưa ra điểm chuẩn dự kiến.
Sau khi việc xét tuyển theo nhóm đã xong, các trường gửi dữ liệu của thí sinh lên Bộ GD&ĐT để tiếp tục chạy trên phần mềm lọc ảo một lần nữa giữa 2 nhóm Nam – Bắc và các trường ngoài nhóm.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016.
Nhiều lợi ích từ xét tuyển theo nhóm
Điểm mới của mùa tuyển sinh năm nay là sự hình thành hai nhóm xét tuyển ở khu vực phía Bắc và phía Nam. Dự kiến mỗi nhóm xét tuyển có từ 40 đến 60 trường đại học, cao đẳng sư phạm cùng tham gia.
Năm nay, ĐH Bách Khoa Hà Nội tiếp tục chủ trì thành lập nhóm xét tuyển chung ở khu vực phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra). ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chủ trì các trường ĐH phía Nam nhóm xét tuyển với 50-60 trường (từ Quảng Bình trở vào).
PGS.TS Hoàng Minh Sơn – hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, đơn vị đảm nhiệm vai trò chủ trì tuyển sinh của nhóm miền Bắc – cho biết: “Việc hợp tác giữa các trường trong công tác đào tạo nói chung và tuyển sinh nói riêng là điều cần thiết.
Trong quá trình xét tuyển theo nhóm, các trường sẽ cùng nhau chia sẻ thông tin tuyển sinh để giảm tỉ lệ thí sinh ảo”.
Cách thức xét tuyển theo quy chế năm nay hoàn toàn phù hợp với phần mềm xét tuyển của nhóm GX năm ngoái do ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì. Vì thế, các trường tham gia nhóm miền Bắc sẽ tiết kiệm được chi phí và nhân lực trong công tác tuyển sinh.
Đồng thời, hỗ trợ được đội ngũ kỹ thuật của nhóm cũng như chủ động hơn trong việc xác định điểm chuẩn dự kiến và danh sách thí sinh trúng tuyển trước khi trình Bộ GD&ĐT.
Các trường ĐH tham gia nhóm miền Bắc trên tinh thần tự nguyện, có sự cam kết bằng văn bản.
Các trường trong nhóm sử dụng dữ liệu đăng ký xét tuyển và kết quả thi THPT quốc gia năm 2017 do Bộ GD&ĐT cung cấp để thực hiện xét tuyển đợt 1 cho các trường trong nhóm.
Nhóm xét tuyển cũng không can thiệp vào việc xét tuyển của mỗi trường trong nhóm. Các trường tự chọn điểm chuẩn và điều chỉnh thông số tuyển sinh chọn phù hợp với từng ngành nghề.
Nhóm xét tuyển chung chỉ cung cấp thông tin để giúp các trường xác định điểm chuẩn phù hợp nhất.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nhận định, việc xét tuyển theo nhóm sẽ có lợi cho các trường và thí sinh.
Với việc xét tuyển như vậy, các trường có thể yên tâm rằng khi một thí sinh trúng tuyển thì thí sinh đó chỉ có thể vào trường mình hoặc bỏ không học chứ không trúng tuyển 2 nơi khác nhau – ông Ga khẳng định.
Theo Huyên Nguyễn / Lao Động
Hà Nội dự kiến huy động trên 4.000 cán bộ trông thi THPT quốc gia
Dự kiến thành phố sẽ huy động trên 4.250 cán bộ, giảng viên các trường đại học, học viện tham gia trông thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2017.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết để đảm bảo kỳ thi THPT quốc gia năm nay diễn ra an toàn nghiêm túc, ngành giáo dục thủ đô phối hợp với 12 trường đại học và học viện cùng tham gia tổ chức kỳ thi.
Dự kiến, thành phố sẽ huy động trên 4.250 cán bộ, giảng viên các trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Công nghệ giao thông vận tải, Đại học Y Hà Nội, Đại học Thủ đô Hà Nội; Đại học dân lập Phương Đông; Đại học Lâm nghiệp; Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện Hậu Cần; Học viện Báo chí và tuyên truyền coi thi cùng với giáo viên các trường THPT.
Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội có số cán bộ giảng viên điều động coi thi nhiều nhất, 1.200 người, tiếp đến là Đại học Bách khoa Hà Nội 800 người.
Các cán bộ, giảng viên ở trường đại học được huy động tới điểm thi sẽ làm phó trưởng điểm thi, thư ký điểm thi, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và thanh tra.
Điểm mới của năm nay là việc tổ chức thi THPT quốc gia không do các trường đại học chủ trì mà do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức ngay tại các trường THPT, trung học cơ sở. Các cán bộ, giảng viên ở trường đại học được huy động tới điểm thi sẽ làm phó trưởng điểm thi, thư ký điểm thi, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và thanh tra.
Ông Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - cho biết: "Các trường đại học nên bố trí cán bộ Phó khoa hoặc tổ trưởng bộ môn làm phó điểm trưởng. Cán bộ coi thi và giám sát trong quy chế quyền năng lại rất mạnh. Mỗi một cán bộ coi thi bố trí giám sát không quá 7 phòng thi.
Trong khu vực này, cán bộ giám sát coi thi như thanh tra giám sát cán bộ coi thi trong phòng thi, thí sinh đi ra ngoài phòng thi, và có quyền lập biên bản nếu có vi phạm quy chế và có quyền đề xuất kiến nghị với chủ tịch hội đồng nếu như đình chỉ giám thị coi thi, cho nên trách nhiệm của cán bộ coi thi yêu cầu phải là những người có phẩm chất đạo đức và được đánh giá là người có năng lực và hiểu về quy chế thi".
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, thành phố Hà Nội có khoảng 73.000 thí sinh đăng ký dự thi, với gần 120 điểm thi.
Theo Thu Hiền / VOV
Chương trình giáo dục mới thiếu tính khả thi TS Lê Vinh Quốc - nguyên phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP.HCM - nhận định Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể còn có một số nhược điểm nên thiếu tính khả thi. Nếu so sánh với bản dự thảo tháng 8/2015 thì Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT lần này (tháng...