Xét tuyển sinh từ chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn: Quyết nâng tầm thương hiệu
Mùa tuyển sinh 2019, bên cạnh các phương thức xét tuyển truyền thống, việc các trường ĐH đưa ra thông báo xét tuyển từ chứng chỉ quốc tế quốc tế Cambridge International Examinations A-Level hay IELTS hay TOEFL ITP đạt với những mức điểm cao, hoặc đoạt giải quốc gia ngoại ngữ cho thấy mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc đặt ra những yêu cầu cao về ngoại ngữ.
Trong một giờ luyện nghe nói Tiếng Anh của học sinh THPT. Ảnh: TG
Định hướng chuẩn quốc tế
Việc năm 2019 ĐHQG Hà Nội mở rộng cách thức xét tuyển sinh những đối tượng đang theo học các trường phổ thông quốc tế, các chương trình tú tài quốc tế, không nằm ngoài mong muốn tuyển những thí sinh có đầu vào ngoại ngữ tốt hơn. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, cho biết: Trường có nhiều chương trình đào tạo bằng tiếng Anh theo xu hướng quốc tế hóa nên việc xét tuyển sinh từ chứng chỉ quốc tế A-level là phù hợp và bảo đảm chất lượng. Cụ thể thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học
Cambridge (Anh) có kết quả ba môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng. Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương.
PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho biết: Việc đưa ra phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 3 năm THPT lần đầu tiên được trường áp dụng hướng đến yêu cầu chuẩn chất lượng hơn đối với ngoại ngữ. Đối tượng để thực hiện xét tuyển kết hợp là học sinh các lớp chuyên Toán, Lý, Hóa, Văn và Ngoại ngữ của các trường THPT chuyên trong hệ thống giáo dục THPT toàn quốc tốt nghiệp năm 2019, có hạnh kiểm các năm học THPT đạt từ khá trở lên. Điều kiện xét tuyển được thực hiện dựa trên việc thí sinh đạt kết quả học tập bậc THPT và có chứng chỉ quốc tế về ngoại ngữ phù hợp theo quy định với từng chương trình đào tạo.
Tương tự, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng áp dụng điều kiện xét tuyển này trong phương thức xét tuyển kết hợp. Với phương thức xét tuyển kết hợp thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/6/2019) đạt IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFT ITP 550 trở lên hoặc TOEFL IBT 90 trở lên, chắc chắn cũng không nằm ngoài mong muốn nâng chuẩn chất lượng ngoại ngữ cho sinh viên. Nhiều trường đại học trên các nước, bên cạnh phương thức xét tuyển truyền thống cũng bổ sung xét tuyển sinh từ chứng chỉ ngoại ngữ cho thấy yêu cầu về chất lượng ngoại ngữ đang ngày một được đề cao.
Ảnh minh họa
Ngoại ngữ đòi hỏi chuẩn cao
Việc thêm nhiều trường đưa ra phương thức xét tuyển mới có sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chuẩn được nhiều chuyên gia coi đây là mong muốn cấp thiết và hết sức chính đáng. Thực tế hiện nay ở không ít trường đại học, chất lượng dạy và học ngoại ngữ chưa cao, trừ một số trường chuyên ngữ còn lại ở nhiều trường, nếu sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khác không ý thức trang bị ngoại ngữ cho mình thì gần như ra trường với năng lực ngoại ngữ rất kém.
Video đang HOT
Điều đó cho thấy, nếu không thay đổi trong việc đặt ra yêu cầu xét tuyển sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ thì chất lượng đầu ra của sinh viên vẫn sẽ rất kém. Trong tiến trình hội nhập ngày càng lớn, năng lực ngoại ngữ kém không chỉ là rào cản khiến chúng ta chậm bước mà còn không đáp ứng tốt công việc là hơn thế nữa là sẽ thiếu tự tin, khó nhập cuộc.
PGS.TS Lê Văn Thanh – chuyên gia ngoại ngữ Trường Đại học Mở Hà Nội, cho biết: Một thời gian dài ở các nhà trường, việc dạy và học Tiếng Anh thực sự chưa hiệu quả. Trên giảng đường phương pháp giảng dạy chủ yếu mang tính một chiều, giáo trình và tài liệu kém hấp dẫn, thiên về ngữ pháp mà yếu về năng lực nghe nói.
Thêm nữa, sinh viên ta cũng hạn chế về giao tiếp còn rụt rè trong việc rèn luyện tiếng, trong khi đó ngoại ngữ muốn giỏi thì phải thường xuyên giao tiếp. Thật đáng mừng là thời gian qua cũng có những trường đại học đổi mới cách dạy và học, hài hòa hơn trong phương pháp dạy. Thêm nữa, sinh viên cũng ý thức hơn với việc học, tự tạo cơ hội giao tiếp với người nước ngoài nên khả năng ngoại ngữ tăng lên nhiều, chỉ tiếc rằng số này chưa phổ biến và cũng chỉ có ở các đô thị lớn có đông du khách nước ngoài.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học ngoại ngữ như sinh viên chịu ảnh hưởng bởi phương pháp dạy và học truyền thống thiếu môi trường giao tiếp, hoặc các bạn chưa ý thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ. Chính vì thế, mùa tuyển sinh 2019, việc có thêm trường thêm phương thức xét tuyển sinh từ chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đã cho thấy đây là một trong những yêu cầu nâng cao chất lượng.
Nhận định của nhiều chuyên gia tuyển sinh, xu hướng yêu cầu chuẩn ngoại ngữ quốc tế sẽ ngày càng cao, đòi hỏi mặt bằng chung về chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường đại học sẽ khắt khe hơn; chuẩn đầu ra ngoại ngữ sẽ không còn là hình thức mà sẽ là quy định bắt buộc để sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Lấy chứng chỉ quốc tế đầu vào, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ xem ra cũng là cách nâng chuẩn chất lượng của các trường.
Dĩ Hạ
Theo giaoducthoidai
Tuyển sinh lớp 6, lớp 10 tại Hà Nội năm 2019: nhiều đổi mới
Theo phê duyệt của UBND TP Hà Nội, kì tuyển sinh cho năm học 2019-2020 sẽ có nhiều điểm mới được áp dụng.
Thí sinh tham dự kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2018-2019 - Ảnh: NAM TRẦN
Đặc biệt, sau nhiều năm bỏ thi, sử dụng phương thức xét tuyển qua hồ sơ, Trường Hà Nội - Amsterdam quay lại tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển.
Tuyển sinh lớp 10: thi 4 môn
Học sinh sẽ dự một kì thi chung với bốn môn thi: toán, văn (nhân hệ số 2), ngoại ngữ và một môn thứ tư được chọn ngẫu nhiên gồm vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, GDCD.
Các bài thi môn toán, ngữ văn là tự luận, thời gian 120 phút; môn ngoại ngữ thi kết hợp trắc nghiệm với tự luận trong 60 phút. Bài thi thứ tư áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan với nhiều mã đề.
Đề thi ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GD-ĐT, chủ yếu nằm trong lớp 9.
Đề thi môn toán và văn đảm bảo bốn cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn ngoại ngữ và môn thứ tư chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu vận dụng cấp độ thấp.
Theo quy định, các trường chỉ xét tuyển đối với học sinh đăng ký nguyện vọng vào trường và có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm quy chế đến mức hủy kết quả bài thi, không bài nào bị điểm 0.
Kì thi năm nay cũng sẽ áp dụng việc không cộng điểm khuyến khích cho các thành tích học sinh đạt được từ kì thi văn hóa, khoa học kỹ thuật, chứng chỉ nghề..., không tính điểm rèn luyện và học tập của học sinh ở bậc THCS.
Tiếp tục tuyển sinh trực tuyến, trường ngoài công lập được tuyển sinh sớm
Việc tuyển sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6) năm nay tại Hà Nội tiếp tục thực hiện đăng ký tuyển sinh theo hình thức trực tuyến, giúp người dân không xếp hàng trắng đêm, chờ chực mua đơn, nộp hồ sơ như trước.
Mỗi học sinh cuối cấp sẽ được cấp một mã số để đăng ký trực tuyến vào một trường đúng tuyến quy định. Thời gian tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp từ ngày 13 đến hết ngày 18-7.
Thời gian tổ chức tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến được phân theo từng cấp học. Cụ thể, tuyển sinh vào lớp 1 từ ngày 1 đến hết ngày 3-7, lớp 6 từ ngày 7 đến hết ngày 9-7. Phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã có trách nhiệm giao chỉ tiêu cho từng trường trên địa bàn.
Một điểm mới khác là Sở GD-ĐT cho phép các trường mầm non, tiểu học, THCS ngoài công lập được tổ chức tuyển sinh ngay sau khi kết thúc năm học 2018-2019. Thời gian tổ chức tuyển sinh có thể bắt đầu từ ngày 26-5 đến 12-7. Trong khi thời gian tổ chức tuyển sinh vào các trường công lập bắt đầu từ ngày 1-7-2019.
Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam tuyển sinh lớp 6 bằng phương thức thi
Năm nay, Hà Nội tiếp tục triển khai thí điểm đào tạo chương trình song bằng THCS Việt Nam và chứng chỉ IGCSE Cambridge tại bảy trường THCS công lập.
Học sinh phải trải qua bài kiểm tra, đánh giá năng lực. Điểm được tính là tổng điểm các bài kiểm tra, quy đổi về thang điểm 10. Theo đó, học sinh thực hiện hai bài kiểm tra gồm môn tiếng Anh (phần viết 45 phút và phần nghe 30 phút) và toán bằng tiếng Anh (60 phút).
Năm học 2019-2020, việc tuyển sinh vào hệ THCS của Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam cũng có những điểm mới. Cụ thể, các học sinh sẽ phải thi hai vòng kết hợp xét tuyển và kiểm tra, đánh giá năng lực.
Ở vòng 1 sẽ xét tuyển những học sinh có đủ điều kiện dự tuyển, có hồ sơ hợp lệ. Vòng 2 sẽ kiểm tra, đánh giá năng lực những học sinh đã qua xét tuyển vòng 1 bằng ba bài kiểm tra, đánh giá năng lực các môn toán, tiếng Việt và tiếng Anh, thời lượng mỗi môn 45 phút. Hình thức kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Những trường được phép tuyển sinh theo phương án riêng
Riêng các trường THCS được UBND TP Hà Nội công nhận là trường chất lượng cao, tuyển sinh vào lớp 6 không theo tuyến và có số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu được lựa chọn một trong hai phương thức: xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực.
Điểm tuyển sinh là tổng của điểm xét tuyển và điểm kiểm tra, đánh giá năng lực (tính hệ số 2). Các trường trong diện này căn cứ vào tình hình thực tế, xây dựng phương án tuyển sinh trình UBND quận, huyện, thị xã.
Các trường tổ chức tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực được lựa chọn thời gian kiểm tra, đánh giá năng lực hợp lý, song phải bảo đảm thời gian hoàn thành chậm nhất vào ngày 10-6.
Dự kiến ngày 2, 3-6 thi vào lớp 10
Thời gian thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội dự kiến là ngày 2 và 3-6. Khoảng 60-62% số học sinh được tuyển vào trường THPT công lập, 20% vào cấp III tư thục, 10% vào học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX, số còn lại tham gia học nghề.
Năm học 2019-2020, toàn thành phố có 101.460 học sinh tốt nghiệp THCS, giảm 4.000 học sinh so với năm trước. Thí sinh (đã vượt qua vòng sơ tuyển) sẽ thi thêm các môn chuyên theo yêu cầu của nhà trường, môn chuyên tính điểm hệ số 2.
Thí sinh đăng ký vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài A-Level cũng tham gia kỳ thi vào lớp 10 chung, sau đó thi toán, vật lý, hóa học bằng tiếng Anh và thi tiếng Anh ở vòng 2.
Theo quy định, khoảng 200 thí sinh có điểm số cao nhất vòng 2 sẽ được chọn vào vòng phỏng vấn. Các trường công lập tự chủ tài chính và trường THPT ngoài công lập được xét tuyển học sinh vào lớp 10 căn cứ vào điểm thi kì thi tuyển sinh chung của thành phố hoặc kết quả học bạ.
Theo tuoitre
Năm 2019: ĐH Trà Vinh tuyển sinh 83 ngành bậc đại học và sau đại học Ngày 3-1, lãnh đạo Trường Đại học Trà Vinh cho biết đã được Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh trên toàn quốc, theo kế hoạch năm 2019 tuyển sinh 83 ngành bậc đại học và sau đại học (trong đó, 30 ngành bậc sau đại học, 53 ngành bậc đại học). Đại học Trà Vinh liên kết với nhiều doanh nghiệp nhằm tạo...