Xét tuyển kết hợp của trường ĐH Kinh tế quốc dân có phải là tuyển thẳng?
Xét tuyển kết hợp của trường ĐH Kinh tế quốc dân là phương thức kết hợp giữa xét hồ sơ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Vậy, đây có phải là xét tuyển thẳng như quy định của Bộ GD&ĐT?
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Bùi Quốc Triệu, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân khi khẳng định: Xét tuyển kết hợp (XTKH) không phải là tuyển thẳng, cách hiểu như vậy là không chính xác. Tuyển thẳng là diện được quy định theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. XTKH là phương thức xét tuyển kết hợp giữa xét hồ sơ và điểm thi tốt nghiệp THPT.
Về nguyên tắc là xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Những năm qua do số lượng hồ sơ dự tuyển XTKH luôn thấp hơn chỉ tiêu phân bổ khá lớn, nên gần như các thí sinh nộp hồ sơ đều trúng tuyển 100% (có thể chỉ trúng nguyện vọng 2,3…).
Năm nay do mở rộng phạm vi, đối tượng xét tuyển nên tỷ lệ đó có thể sẽ giảm, nói cách khác, xác suất trúng tuyển diện XTKH sẽ thấp hơn so với các năm trước đây.
PGS.TS Bùi Quốc Triệu, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân
Ông nói cụ thể hơn về vấn đề này, vì nhiều thí sinh vẫn nghĩ là đủ điều kiện nộp hồ sơ, ví dụ Ielts 5.5, tổng điểm thi 02 môn đạt 14 điểm là chắc chắn đỗ.
Điều đó không đúng, vì chỉ tiêu dành cho XTKH năm nay cao nhất là 40% tương ứng với 2320 chỉ tiêu, nếu chia thành 02 nhóm: nhóm 1 gồm đối tượng 1,2,3 chiếm 20%; nhóm 2 gồm đối tượng 4 và 5 chiếm 20%.
Video đang HOT
Tương ứng mỗi nhóm sẽ là 1160 chỉ tiêu, giả sử nhóm 1 có 1500 hồ sơ đạt yêu cầu thì cao nhất chỉ có 1160 thí sinh trúng tuyển, số còn lại sẽ bị trượt.
Nói cách khác, cần hiểu đúng “ Ielts 5.5, tổng điểm thi 02 môn đạt 14 điểm” chỉ là đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển chứ không phải là đủ điều kiện trúng tuyển, tương tự như “Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào” trong đề án tuyển sinh của các Trường quy định.
Như vậy đã rõ ràng về việc XTKH không phải là tuyển thẳng, tuy nhiên thông báo của Trường vẫn chưa được chi tiết khiến thí sinh hiểu nhầm?
Hiện nay do Bộ GD&ĐT chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư 09/2020 về quy chế tuyển sinh, nên Đề án tuyển sinh của Trường chưa thể hoàn thiện.
Sau khi có văn bản hướng dẫn, Đề án sẽ hoàn thiện và công bố, khi đó các chi tiết về thời gian, cách thức, … của phương án tuyển sinh sẽ rõ ràng, cụ thể như các năm trước.
Ông có chia sẻ gì với thí sinh ?
Lời khuyên với thí sinh là các em chú ý giữ gìn sức khỏe, yên tâm học tập, ôn tập để thi đạt kết quả tốt nhất; tìm hiểu kỹ ngành nghề, phương thức tuyển sinh, đăng ký đúng nguyện vọng và có cách thức đăng ký phù hợp để có thể trúng tuyển các nguyện vọng.
ĐH Kinh tế quốc dân công bố 3 phương thức tuyển sinh: Ai được tuyển thẳng?
Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Kinh tế quốc dân đã họp và thống nhất phương án tuyển sinh năm 2020.
Theo đó, trường ĐH Kinh tế Quốc dân quyết định giữ ổn định tuyển sinh như năm 2019 để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Năm nay trường vẫn sử dụng 3 phương thức tuyển sinh là tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp và xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020.
Trong các phương thức này, thí sinh đặc biệt lưu ý phương thức xét tuyển kết hợp.
Phương thức này, trường xét tuyển 5 đối tượng, cụ thể như sau:
Đối tượng 1 : Thí sinh đã tham gia vòng thi tuần cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" trên Đài truyền hình Việt Nam và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của Trường đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trở lên (dự kiến 18 điểm gồm điểm ưu tiên).
Đối tượng 2: Thí sinh có Chứng chỉ quốc tế SAT từ 1200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của Trường đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trở lên (dự kiến 18 điểm gồm điểm ưu tiên).
Đối tượng 3 : Thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 500 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 trở lên và có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của 2 môn (Toán và 1 môn bất kỳ trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên gồm điểm ưu tiên.
Đối tượng 4 : Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (hoặc có giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia) các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh và có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của 2 môn (Toán và 1 môn bất kỳ trừ môn thí sinh đạt giải /nếu thí sinh đạt giải môn Toán thì thay bằng môn khác môn Toán) đạt từ 14 điểm trở lên gồm điểm ưu tiên.
Đối tượng 5: Thí sinh là học sinh giỏi 5 học kỳ 3 năm THPT các lớp hệ chuyên thuộc trường chuyên của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương hoặc của các trường đại học và có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của 2 môn (Toán và 1 môn bất kỳ) đạt từ 14 điểm trở lên gồm điểm ưu tiên.
Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, xét tuyển kết hợp không phải là tuyển thẳng.
Tuyển thẳng là diện được quy định theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Xét tuyển kết hợp là phương thức xét tuyển kết hợp giữa xét hồ sơ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Về nguyên tắc là xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Những năm qua do số lượng hồ sơ dự tuyển xét tuyển kết hợp luôn thấp hơn chỉ tiêu phân bổ khá lớn, nên gần như các thí sinh nộp hồ sơ đều trúng tuyển 100% (có thể chỉ trúng nguyện vọng 2,3...). Năm nay do mở rộng phạm vi, đối tượng xét tuyển nên tỷ lệ đó có thể sẽ giảm, nói cách khác, xác suất trúng tuyển diện xét tuyển kết hợp sẽ thấp hơn so với các năm trước đây.
Do đó, những mức điểm thông báo ở trên chỉ là đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển chứ không phải là đủ điều kiện trúng tuyển, tương tự như "Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào" trong đề án tuyển sinh của các Trường quy định.
Đại học Giao thông Vận tải bổ sung hai phương thức xét tuyển Năm 2020, ngoài sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, Đại học Giao thông Vận tải cũng tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp để tuyển 5.700 sinh viên. So với phương án tuyển sinh dự kiến được Đại học Giao thông Vận tải công bố vào tháng 1, đề án chính thức ngày 9/5 không có quá nhiều khác...