Xét tuyển đại học: Khối C gần như ‘biến mất’?
Năm nay, ở nhiều trường THPT tại TP.HCM, không có học sinh nào đăng ký xét tuyển khối C (văn – sử – địa) vào các trường ĐH.
Học sinh nộp hồ sơ đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH tại Trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP.HCM – ẢNH: ĐĂNG NGUYÊN
Tổ hợp xét tuyển khối C đang giảm sức hút đối với thí sinh ở các thành phố lớn trong những năm gần đây.
Không có thí sinh đăng ký
Theo ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM, năm nay trường có tất cả 273 học sinh (HS) chọn bài thi khoa học tự nhiên (KHTN), 200 HS chọn khoa học xã hội (KHXH) khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, đến khi xét tuyển ĐH thì các em chọn bài thi KHXH chỉ chọn khối D mà không có bất kỳ em nào theo khối C. Tình hình này diễn ra trong các năm gần đây. Theo ông Phú, xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài.
Môn văn nhiều năm nay rất nhiều thầy cô dạy theo văn mẫu. Chương trình học cũng theo một khuôn, không cho HS phát huy sức tưởng tượng, sự sáng tạo, quan điểm riêng… Môn sử, địa thì cũng đang học để thi là chính. HS dần mất hứng thú nên chỉ học để đối phó và không lựa chọn để xét tuyển ĐH
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM
Ông Nguyễn Vân Yên, Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương, Q.5, TP.HCM, cũng cho biết năm nay có đến 11/25 lớp 12 trong trường chọn bài thi KHXH dự thi tốt nghiệp. Khi xét tuyển các ngành ở trường ĐH, rất hiếm thí sinh chọn khối C.
Có tất cả 387 HS Trường THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM, chọn bài thi KHXH, 482 HS chọn bài thi KHTN. Tuy nhiên, theo bà Trương Thị Kim Anh, cán bộ phụ trách tuyển sinh nhà trường, rất hiếm HS chọn xét tuyển khối C vào các trường ĐH. Những năm gần đây, gần như không có HS nào lựa chọn khối C.
Sinh viên khối C đa số ở tỉnh ?
Tại các trường ĐH, thí sinh xét tuyển khối C đa số là ở các tỉnh. Thí sinh đến từ các thành phố lớn chủ yếu xét tuyển khối D.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ thông tin, trường xét tuyển 2 khối chính là C và D. Nhưng số lượng sinh viên vào học sau khi xét tuyển bằng khối D gấp đôi khối C.
Video đang HOT
“Thống kê số lượng thí sinh xét tuyển khối C trong 2 năm gần đây không chênh lệch nhiều. Năm 2018, có 10.675; năm 2019 có 10.601 thí sinh xét tuyển bằng khối C vào trường. Tuy nhiên, so với thí sinh khối D thì số lượng thí sinh khối C chỉ bằng một nửa. Thí sinh xét tuyển khối C đa số đến từ các tỉnh. Các trường ĐH mở ra nhiều tổ hợp cũng khiến thí sinh từ tổ hợp truyền thống C00 chuyển sang. Chẳng hạn, môn văn hiện nay có trong rất nhiều tổ hợp. Môn sử có trong tổ hợp D14 (văn – sử – tiếng Anh), môn địa có trong tổ hợp D15 (văn – địa – tiếng Anh)”, tiến sĩ Hạ cho biết.
Các trường THPT tư thục ở TP.HCM có nhiều HS từ các tỉnh về học nội trú nhưng số lượng HS xét tuyển khối C cũng rất ít. Cụ thể, tại Trường THPT Nhân Việt, Q.Tân Phú, TP.HCM, HS chọn tất cả 1.113 nguyện vọng xét tuyển nhưng trong đó chỉ có 99 nguyện vọng xét bằng khối C, chiếm tỷ lệ 8,9%.
Khối giáo dục thường xuyên cũng rất hiếm thí sinh chọn xét tuyển khối C. Theo ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, Q.5, TP.HCM, năm nay có gần 250 HS lớp 12 đang học tại trường. Tuy nhiên, vì đã định hướng từ trước nên những HS có học lực trung bình trở xuống đều đăng ký vào các trường CĐ, TCCN, học nghề. Còn khoảng 1/2 số HS chọn xét tuyển đa số vào các trường ngoài công lập. Thí sinh chủ yếu xét các khối A, A1, B00, D01.
Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT trong 3 năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối C để xét tuyển ĐH cũng đang có xu hướng giảm.
Học sinh không còn hứng thú với văn – sử – địa
Bà Lại Thị Thắm, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, giải thích thực tế này do cơ hội của thí sinh xét tuyển khối C ít hơn hẳn so với các khối khác. “Khi cơ hội lựa chọn ngành nghề không nhiều thì HS không chọn lựa là điều rất dễ hiểu”, bà Thắm nhận định.
Học sinh xác định rõ ràng mục tiêu hướng nghiệp ?
Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng nếu xét ở góc độ hướng nghiệp, việc chọn lựa của các HS hiện nay là điều nên vui. HS khi lựa chọn khối C xét tuyển vào các ngành đòi hỏi yếu tố KHXH là đã xác định được mục tiêu và lĩnh vực yêu thích, phù hợp của mình. Các em sẽ theo đuổi con đường này lâu dài hơn là chọn lựa khối thi, ngành học mà không hiểu nhiều.
Như nhóm ngành sư phạm tại trường, mấy năm nay gần như HS giỏi mới xác định theo đuổi. Tuyển sinh như vậy là đi theo xu hướng phân hóa người học vào ngành, trường phù hợp. Thực tế này cho thấy ở TP.HCM công tác hướng nghiệp tốt hơn, các em tiếp cận thông tin, ngành học kỹ hơn, biết rõ mình cần tố chất gì để học.
Ông Nguyễn Vân Yên, Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương, cũng cho rằng khối C hiện nay quá ít lựa chọn đăng ký ngành học nên trong khối KHXH, HS chọn khối D nhiều hơn. Ở các thành phố lớn, nếu học khối C thì không học nhiều ngoại ngữ nên HS không lựa chọn.
Ngoài những lý do trên, ông Huỳnh Thanh Phú còn cho rằng do HS ít hứng thú với những môn học này trong trường THPT. “Môn văn nhiều năm nay rất nhiều thầy cô dạy theo văn mẫu. Chương trình học cũng theo một khuôn, không cho HS phát huy sức tưởng tượng, sự sáng tạo, quan điểm riêng… Môn sử, địa thì cũng đang học để thi là chính. HS dần mất hứng thú nên chỉ học để đối phó và không lựa chọn để xét tuyển ĐH”, ông Phú giải thích.
Dưới góc nhìn từ phía trường ĐH, tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), cho rằng ít thí sinh xét tuyển khối C không chỉ có lý do là ít ngành nghề mà còn vì ở THPT, thầy cô có tạo được sự hứng thú cho HS theo đuổi các môn học KHXH hay không.
Cha me làm gì để giúp con vượt qua áp lực mùa thi?
Đây là khoảng thời gian học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi lớp 10 và tốt nghiệp THPT năm 2020 chịu nhiều áp lực. Cha me có cách nào giúp con vượt qua áp lực mùa thi?
Thí sinh tỉnh Bình Dương tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 - LÊ THANH
Không áp đặt và quan tâm đến giờ giấc ăn, ngủ, giải trí của con
Từng có con gái thi vào lớp 10, chị Bạch Tú Uyên, nhân viên kế toán Điện lực Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), nhớ lại : "Năm 2019, con gái thi vào lớp 10. Thời điểm trước kỳ thi, mình thấy con gái lúc nào cũng có tâm trạng lo lắng vì áp lực phải vào trường tốp cao".
Chị Uyên chia sẻ kinh nghiệm: "Khi ấy mỗi ngày đi làm về là mình luôn bên con để vỗ về. Ngoài việc động viên con rằng con cứ cố gắng học hết khả năng của mình và mẹ không bao giờ trách khi chẳng may con trượt khỏi trường tốp cao nên con cứ yên tâm và thoải mái trong việc học, mình luôn quan tâm chăm lo đến giờ giấc ăn, ngủ và giải trí điều độ để con có sức khỏe thật tốt cả về mặt thể chất và tinh thần".
Phụ huynh ngồi bên ngoài trường thi để động viên tinh thần các con trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tỉnh Bình Dương - LÊ THANH
Chị Uyên cho biết cách chăm sóc cụ thể: "Ngoài thịt, cá, mình cho con ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước cam, chanh giúp cơ thể tươi mát. Và lúc nào mình cũng tạo cho con sự yên tâm là mẹ sẽ luôn bên cạnh con bất cứ khi nào con gặp khó khăn. Chẳng hạn, bài học nào con không hiểu, không làm được hay còn lăn tăn thì cứ chia sẻ với mẹ để mẹ tìm cách chỉ cho con. Nếu mẹ không biết thì sẽ nhờ thầy cô, những người am hiểu giải đáp nên con cứ yên tâm".
Nhờ không áp đặt và tạo tâm lý thoải mái cho con như thế nên kết quả con của chị đã đạt điểm cao, vào trường tốp trong huyện (Trường THPT Nguyễn Du của huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Với học sinh ở bậc THPT đang đứng trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để lấy điểm xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng thì các áp lực càng nhiều hơn. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải đặc biệt để ý và quan tâm con em mình nhiều hơn ở giai đoạn này.
"Bao giờ đến mùa thi cũng khiến học sinh dễ rơi vào trạng thái lo lắng, áp lực cả. Cho nên, mình luôn đặt mình trong tâm trạng của con trước kỳ thi để giúp con giải tỏa được áp lực", chị Nguyễn Thị Mỹ, có con học lớp 12 của Trường THPT Trưng Vương, Q.1 (TP.HCM), chia sẻ.
Chị Mỹ nói: "Ngoài việc thường xuyên động viên, khích lệ để con có động lực học tập, mình cũng tập trung lo về dinh dưỡng sao cho đủ chất, nhắc nhở con ăn uống, ngủ nghỉ điều độ và siêng tập luyện thể thao . Sở dĩ mình theo dõi sát con như thế là để cháu có sức khỏe và tinh thần sảng khoái trong học tập và thi cử".
Thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 - LÊ THANH
Không nên đưa hình mẫu tiêu biểu để làm thước cho con em mình
Theo thạc sĩ ngành công tác xã hội Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Tương Lai (TP.HCM), trước kỳ thi, tâm lý chung của các em hồi hộp, lo lắng . "Cha mẹ cần làm công tác tư tưởng với các em một cách chân tình, cảm thông, tôn trọng chứ đừng hù dọa kiểu như con mà thi rớt sẽ bị phạt hoặc thi rớt chỉ có đi lượm bọc... Cha mẹ nên cùng trẻ lên lịch hoạt động ôn tập chi tiết và cùng trẻ giám sát việc thực hiện kế hoạch. Cuối cùng cha mẹ cũng nên cho trẻ biết sau khi con đã cố gắng hết sức mà rủi may điểm thi không đạt như mong muốn thì cha mẹ vẫn tin tưởng con". Thạc sĩ Minh Hải, chia sẻ.
Theo thạc sĩ Minh Hải, chúng ta đều biết nếu trẻ có học lực tốt cùng với tinh thần thoải mái mái thì làm bài mới tốt. "Đã có nhiều trường hợp học lực của trẻ rất tốt nhưng do áp lực của gia đình làm trẻ căng thắng dẫn đến kết quả thi không được như ý", thạc sĩ Minh Hải nói.
Đối với các học sinh lớp 12, thạc sĩ Minh Hải khuyên: "Cha mẹ chú ý để các em vào đời bằng nhiều cách: đủ điểm vào đại học là tốt, nếu không đủ điểm vào đại học thì học nghề cũng thành công như thường".
Trong giai đoạn trước kỳ thi, thạc sĩ Minh Hải cho rằng: "Cha mẹ cần đồng cảm với con bằng cách chăm sóc, yêu thương, trò chuyện để trẻ cảm nhận được sự yêu thương thì trở ngại nào các em cũng vượt qua".
Mẹ sát cánh cũng con để động viên tinh thần trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 - LÊ THANH
Theo chuyên viên tâm lý, thạc sĩ giáo dục học Chế Dạ Thảo, giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, đối với vấn đề học tập của con cái thì bố mẹ cần giữ vai trò đồng hành suốt trong quá trình học tập của con chứ không phải đợi đến mùa thi.
Tuy nhiên trong mùa thi năm 2020, đặc biệt là chúng ta mới trải qua mùa dịch Covid-19 nên đã có sự xáo trộn, thay đổi trong hình thức thi, đánh giá, xét tuyển cũng như thời gian và cấu trúc bài thi. Vì vậy, học sinh càng cần sự quan tâm của phụ huynh.
Phụ huynh cần tạo tâm lý cho con em mình có tinh thần thoải mái trước mùa thi - LÊ THANH
Thạc sĩ giáo dục học Chế Dạ Thảo khuyên các phụ huynh: "Chúng ta có thể làm được 3 điều để giúp cho kỳ thi của học sinh trở nên thành công và suôn sẻ hơn. Đầu tiên, cần hỗ trợ về mặt thể chất cho các con, bao gồm về chế độ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, chất lượng giấc ngủ cũng như quá trình sinh hoạt hàng ngày. Đảm bảo về năng lương, chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi hợp lý cũng như hướng con em mình đến những vấn đề giải trí, thể thao lành mạnh. Kế đến, phụ huynh cần hỗ trợ cho con em mình về mặt thông tin chính xác. Tiếp theo là hỗ trợ cho con em mình về mặt tin thần. Phụ huynh tuyệt đối không được so sánh giữa con em mình với những bạn bè đồng trang lứa hoặc một hình mẫu tiêu biểu nào đó để làm thước đo. Điều này vô tình sẽ tạo áp lực rất lớn cho thí sinh trước kỳ thi".
TPHCM: Không ít thí sinh đăng ký 19-20 nguyện vọng xét tuyển Đại học Hôm nay là ngày cuối học sinh lớp 12 hoàn tất nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ năm 2020. Tại TPHCM, đa phần thí sinh đăng ký từ 5-7 nguyện vọng xét tuyển. Bên cạnh đó, không hiếm trường hợp thí sinh ở TPHCM đăng ký từ 15- 20 nguyện vọng xét tuyển ĐH....