Xét tuyển đại học 2020: Tổng chỉ tiêu tăng 10%
Năm 2020, theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học sẽ tăng thêm khoảng 10% so với năm 2019, khoảng trên 500.000 chỉ tiêu.
Sáng 17/6, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về rà soát công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2020.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, kỳ thi năm nay diễn ra trên tinh thần “học gì, thi nấy”, kiểm tra kiến thức toàn diện, tránh học tủ, học lệch, đảm bảo trung thực, có sự đối sánh kết quả thi THPT với học bạ.
Năm nay không tổ chức cho giảng viên đại học về tham gia coi thi tại địa phương. Mỗi phòng thi có 2 giám thị đến từ 2 trường THPT khác nhau; mỗi giáo viên coi thi không quá 1 lần/phòng thi.
Về công tác chấm thi, 2 cán bộ ở 2 tổ độc lập chấm cùng 1 bài thi… mặc dù lượng giáo viên đại học coi thi giảm nhưng vẫn đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc.
Từ kinh nghiệm những năm trước, Bộ GD&ĐT hoàn thiện thêm nhiều điểm mới trong các khâu tổ chức kỳ thi tại địa phương liên quan đến in sao đề thi, trông thi, sắp xếp phòng thi, đánh số báo danh, chấm thi…
Về việc sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 để xét tuyển đại học, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết đa phần các trường đại học vẫn sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển. Bởi đề thi vẫn bảo đảm độ phân hoá nhất định, còn lại một số trường kết hợp với xét học bạ và phương thức khác.
Video đang HOT
Toàn cảnh cuộc họp. (Ảnh: VGP)
Năm 2020, tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học sẽ tăng thêm khoảng 10% so với năm 2019, khoảng trên 500.000 chỉ tiêu. Các trường ở tốp trên có mức độ cạnh tranh cao thì số chỉ tiêu tuyển sinh chiếm chưa đến 10%. Vì vậy nếu có kết quả thi tốt thì cơ hội vào đại học của các thí sinh rất rộng mở.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, điểm mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 giao trách nhiệm cho các địa phương tổ chức thi. Tuy nhiên, Bộ trưởng vẫn có trách nhiệm chung về chỉ đạo kỳ thi, trong đó trực tiếp chỉ đạo các khâu như ra quy chế thi; đề thi; quản lý phần mềm chấm thi; thanh tra, kiểm tra; tập huấn kỳ thi…
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: VGP)
Ông Nhạ cũng khẳng định đã xây dựng “bản đồ tầm soát” các vấn đề có thể xảy ra trong kỳ thi để kỳ thi diễn ra trung thực, khoa học và công bằng, đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp phổ thông, là căn cứ tin cậy cho công tác tuyển sinh.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, trong những năm thực hiện lộ trình đổi mới kỳ thi THPT, so với trước năm 2015, kỳ thi đã có bước tiến rất dài. Bên cạnh những sai sót, kẽ hở, những điểm bất hợp lý, qua từng năm thì rõ ràng kỳ thi đã bớt căng thẳng, áp lực, học sinh bớt học lệch, học tủ. Cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học được mở rộng để học sinh có thể học đại học, học nghề theo năng lực, nguyện vọng và năng lực.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 có 2 điểm dư luận xã hội, cũng như Chính phủ, Thủ tướng đặc biệt quan tâm.
Thứ nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tổ chức theo Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 đòi hỏi kỳ thi bớt tính “đánh đố” nhưng đảm bảo sự phân hoá và độ tin cậy cho các trường đại học tham khảo để tuyển sinh.
Thứ hai là kỳ thi năm nay, phù hợp với lộ trình đổi mới thi, song song với tinh thần phòng, chống dịch bệnh, khâu tổ chức được giao cho địa phương. Khi giao cho địa phương thì tính trung thực, khách quan, công bằng phải được đảm bảo.
Vì vậy, Chính phủ và Thủ tướng sẽ có một chỉ thị cụ thể, trên tinh thần, Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm chung về kỳ thi, trực tiếp chỉ đạo các khâu thuộc trách nhiệm của Bộ, trong đó đặc biệt lưu ý tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Ở địa phương giao trách nhiệm cho UBND tỉnh; trực tiếp là chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi trên địa bàn; thực hiện đúng, nghiêm các quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Những lưu ý khi đăng ký tuyển sinh ĐH
Thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Năm nay thi và tuyển sinh có nhiều điểm mới, thí sinh cần lưu ý để không bị "vấp" dẫn đến những đáng tiếc sau này.
Thí sinh cần lưu ý để tránh "sai một ly, đi một dặm" khi đăng ký xét tuyển ĐH Ảnh: Như Ý
Nhóm ngành y dược: chú ý điểm chuẩn và học phí
Nhóm ngành y dược được đánh giá là một trong những nhóm ngành có điểm chuẩn cao nhất hiện nay. Năm 2019, điểm chuẩn vào trường ĐH Y Hà Nội cao nhất là ngành Y đa khoa 26,75 điểm. Ngành Y đa khoa cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường ĐH Y dược TPHCM năm 2019 với 26,7 điểm. Những trường đào tạo y dược khác có điểm chuẩn đều ở mức từ 23 điểm trở lên.
Những năm trước, kỳ thi THPT quốc gia có hai mục đích: xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH nên đề thi có sự phân hóa. Năm nay, như khẳng định của Bộ GD&ĐT, đề thi chỉ phục vụ mục đích thi tốt nghiệp. Hơn nữa, do ảnh hưởng của dịch COVID -19 nên phải tinh giản chương trình. Theo các giáo viên dạy môn Sinh dự đoán điểm trúng tuyển của ngành Y đa khoa thuộc ĐH Y Hà Nội sẽ rất cao.
Có 3 lý do để các thầy cô đưa ra nhận định trên: Mức độ khó của đề tham khảo mà Bộ GD&ĐT đã công bố; trường ĐH Y Hà Nội dành tới 25% chỉ tiêu để tuyển thẳng. Ngoài ra, chính sách cộng điểm dành cho các đối tượng thí sinh đã tham gia kì thi học sinh giỏi Quốc gia: Giải nhất cộng 5 điểm, giải nhì 4 điểm, giải ba 3 điểm, giải khuyến khích 2 điểm và tham gia thi học sinh giỏi Quốc gia không có giải được 1 điểm. Vì vậy, nếu chỉ xét riêng 400 chỉ tiêu Y đa khoa thì đã có 100 chỉ tiêu cho tuyển thẳng và các chỉ tiêu còn lại có các thí sinh được cộng điểm ưu tiên khủng như trên.
Một điểm nữa thí sinh cần chú ý đó là học phí. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đưa ra chính sách học phí mới với 2 ngành cao nhất là Răng Hàm Mặt 70.000.000đ/năm và ngành Y học 68.000.000đ/năm cho năm học 2020-2021. Khoa Y dược, ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đào tạo chất lượng cao nên học phí lên đến 88 triệu đồng/năm.
Khối trường An ninh quốc phòng: lưu ý quy định riêng
Theo quy định của Bộ Quốc phòng, các trường quân đội chỉ xét tuyển những thí sinh đăng ký nguyện vọng 1, nguyện vọng cao nhất và có qua sơ tuyển. Tuy nhiên, qua các mùa tuyển sinh, sai sót thí sinh thường mắc là có tham gia sơ tuyển nhưng không đăng ký nguyện vọng 1. Hoặc có đăng ký nguyện vọng 1 nhưng không qua sơ tuyển. Đối với trường hợp có qua sơ tuyển nhưng đăng ký chưa chuẩn, thí sinh vẫn còn cơ hội để tham gia xét tuyển vào trường quân sự vì có một lần điều chỉnh nguyện vọng khi có điểm thi. Nhưng với những thí sinh chưa qua sơ tuyển thì không có cơ hội để tham gia xét tuyển vào hệ quân sự của các trường này.
Một điểm mới đối với công tác xét tuyển năm nay ở khối ngành quân sự rất có lợi cho thí sinh, đó là cho phép thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (nguyện vọng 1) theo 2 nhóm trường. Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, nếu muốn thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Với các trường thuộc Bộ Công an, thí sinh cũng chỉ được đăng ký nguyện vọng 1 và có qua sơ tuyển. Tuy nhiên, năm nay, điểm xét tuyển vào khối trường công an gồm 70% điểm thi tốt nghiệp THPT và 30% là kết quả học bạ. Khác với tất cả các khối trường ĐH khác, khối trường công an không tuyển thẳng đối với học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia mà chỉ cộng điểm khuyến khích.
Các tổ hợp không thông dụng có rất ít thí sinh chọn lựa Tại các mùa tuyển sinh trước, nhiều trường đã tạo ra các tổ hợp xét tuyển không theo truyền thống. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT nhận định, các tổ hợp ít thông dụng hầu như không được các trường tốt và thí sinh tốt lựa chọn nên đã không phát huy hiệu quả tuyển sinh như mong muốn. (Ảnh minh hoạ: THUỶ NGUYÊN) Theo...