Xét tốt nghiệp THPT: Học sinh lo ngại tình trạng nâng điểm, chạy điểm
Nhiều học sinh lớp 12 mong muốn giữ ổn định kì thi THPT quốc gia năm nay, vì lo ngại tình trạng nâng điểm, bệnh thành tích có thể xảy ra nếu xét tốt nghiệp.
Xét tốt nghiệp khó đảm bảo công bằng
Dành suốt những năm THPT để học và ôn tập theo định hướng của kỳ thi THPT quốc gia, đến giai đoạn nước rút này, mặc dù không đến trường nhưng chưa ngày nào em Nguyễn Hà Thu, trường THPT Yên Lạc 2 (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) ngừng việc học và ôn tập.
Hà Thu bày tỏ: “Em muốn thi THPT quốc gia rồi xét tuyển vào đại học. Nếu mỗi trường thi riêng em nghĩ đề thi sẽ khó, không loại trừ có cả những nội dung đã tinh giản. Ngoài ra, việc đi thi đại học sẽ vất vả hơn thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, học sinh cùng nhau thi THPT mới công bằng được, xét tốt nghiệp thì đáng lo về sự chính xác khách quan”.
Học sinh lớp 12 lo ngại nếu xét tốt nghiệp sẽ có tình trạng nâng điểm và thiếu công bằng.
Tương tự, em Nguyễn Hà Phương, trường THPT Lương Phú (huyện Phú Bình, Thái Nguyên) cho biết, nguyện vọng lớn nhất của em là Bộ GD&ĐT sẽ giữ nguyên kì thi THPT quốc gia năm nay.
“Nếu xét công nhận tốt nghiệp có thể sẽ trút được một phần gánh nặng, nhưng chắc chắn chất lượng sẽ không đảm bảo. Vì tỉ lệ đạt sẽ rất cao, chỉ thuận lợi cho những bạn không thi đại học. Còn những người có mong muốn thi đại học như em sẽ bất lợi.
Từ lớp 10 đến giờ em đều được dạy và học theo phương pháp phù hợp với kì thi THPT quốc gia ( trắc nghiệm). Nếu giờ mà huỷ, các trường đại học tự xét tuyển riêng, có khả năng quy chế và cách thức thi sẽ khác, đề cũng khó hơn rất nhiều”, Hà Phương chia sẻ.
Cũng theo Nguyễn Hà Phương, trong khi tình trạng dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, có thể coi việc bỏ kì thi là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Nhưng Phương tin rằng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi để kỳ thi THPT quốc gia diễn ra thuận lợi đúng như kế hoạch mà Bộ GD&ĐT đề ra và đúng như mong muốn của em.
Em Nguyễn Xuân Hoàng, trường THPT Đoan Hùng (huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) bày tỏ mong muốn kỳ thi THPT quốc gia năm nay vẫn được Bộ tổ chức.
Video đang HOT
“ Bởi chúng em đã chuẩn bị cả tâm lý và kiến thức cho kỳ thi quan trọng này từ rất lâu. Việc học cuốn chiếu kết hợp với ôn thi đã được thực hiện từ mùa hè trước khi bước vào năm học lớp 12, không phải đến bây giờ chúng em mới ôn thi”.
Theo Hoàng, ở thời điểm hiện tại, kì thi THPT quốc gia là cách đánh giá công bằng nhất cho học sinh cả nước với một đề thi chung, một ngày thi chung, độ cạnh tranh giành tấm vé bước vào đại học cũng ngang nhau cho tất cả các thí sinh tham dự.
Đồng quan điểm về việc nên thi THPT quốc gia, em Trịnh Thị Hà Giang (nữ sinh lớp 12 tại TP.HCM) cho rằng, thi sẽ công bằng hơn cho tất cả. “Vì nếu xét tốt nghiệp em nghĩ rằng 100% các trường trên cả nước sẽ nâng điểm cho học sinh”.
Đảm bảo công bằng cho học sinh
Các địa phương tính toán sẽ cần từ 8-11 tuần nữa để hoàn thành chương trình học, nếu đi học trước 15/6 vẫn đảm bảo kiến thức cho học sinh lớp 12 thi THPT quốc gia.
Ông Ma Thế Quyên, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạn cho rằng nên hướng tới phương án tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia sẽ tốt hơn.
“ Vì mọi thay đổi thời điểm này sẽ làm xáo trộn tâm lý học trò. Các em sẽ băn khoăn, lo lắng không biết nếu xét tốt nghiệp và trường đại học, cao đẳng chủ động tuyển sinh thì phương án như thế nào, sẽ khó khăn ra sao, trong thời gian ngắn các em có đáp ứng được yêu cầu của trường đại học để được vào học tiếp,…
Nhóm học sinh khá-giỏi ước mơ vào giảng đường đại học đã phấn đấu rất nhiều và sẽ rất tương tư nếu bỏ kỳ thi THPT quốc gia. Quyết định này, ở khía cạnh nào đó, có thể không công bằng với học sinh. Nên chỉ bất khả kháng khi dịch tiếp tục phức tạp ta mới nên không tổ chức kỳ thi này”, ông Quyên nói.
Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạn cũng nhấn mạnh, nếu trước 15/6 học sinh đi học trở lại thì nên tổ chức tiếp kỳ thi THPT quốc gia để tạo công bằng, an tâm cho người học.
Theo ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, từ ngày 2/3 học sinh THPT đã học trở lại và tạm nghỉ từ 23/3 khi tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam phức tạp hơn.
Căn cứ vào số liệu báo cáo của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, đa số các trườngg THPT sẽ cần 8-9 tuần nữa để hoàn thành chương trình giáo dục.
Do đó, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định khẳng định, tỉnh hoàn toàn có thể đáp ứng được việc kết thúc năm học trước 15/7 như khung thời gian quy định của Bộ. Học sinh lớp 12 cũng đảm bảo được cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản theo chương trình đã tinh giản và ôn tập, dự thi THPT quốc gia.
Ông Hùng cho biết thêm, thời gian qua Nam Định đã dạy học trên truyền hình và internet cho học sinh, tuy nhiên mới chỉ tổ chức ôn tập các nội dung đã dạy học trực tiếp. Nếu hết tháng 4 học sinh đi học trở lại thì tỉnh không cần dạy bài mới qua internet, trên truyền hình.
Tuy nhiên, nếu qua tháng 5 học sinh vẫn nghỉ thì Sở sẽ chỉ đạo dạy bài mới trên truyền hình. Những khu vực khó khăn, học sinh không có điều kiện học qua internet, tỉnh đã tính toán để tổ chức cho các em học tập trung theo từng nhóm 5-7 người ở trường hoặc nhà văn hoá xã để dạy và ôn tập bài mới.
“Dạy bài mới qua internet, hiệu quả sẽ không được như dạy học trực tiếp ở trường nhưng chắc chắn kiến thức cơ bản như yêu cầu của chương trình tinh giản sẽ đảm bảo được cung cấp đầy đủ”, ông Hùng nói.
Hà Cường
Đề thi tham khảo THPT 2020 phù hợp với nội dụng tinh giản và điều kiện dạy học
Đề thi minh họa là cơ sở cho khoảng 900.000 học sinh lớp 12 ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia 2020.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố công bố đề thi minh họa 9 môn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2020 theo chương trình tinh giản vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đề minh họa là cơ sở cho khoảng 900.000 học sinh lớp 12 ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia nhằm lấy kết quả xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. PV VOV đã có cuộc trao đổi với PGS TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) về nội dung này.
PGS TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT).
PV: Thưa PGS.TS Mai Văn Trinh, việc công bố đề thi tham khảo có ý nghĩa như thế nào trong thời điểm này đối với các học sinh chuẩn bị thi THPT Quốc gia năm nay?
PGS. TS Mai Văn Trinh: Chúng ta biết rằng, trong học kỳ II, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc dạy học của tất cả các nhà trường trong cả nước có một sự ảnh hưởng rất là lớn.
Để đảm bảo cho kỳ thi THPT Quốc gia tới đây được thành công, không gây khó khăn, lo lắng và áp lực không cần thiết đối với giáo viên và học sinh lớp 12. Bộ GD-ĐT thấy rằng, việc ban hành bộ đề thi tham khảo là cần thiết, đáp ứng được mong mỏi, nhu cầu và nguyện vọng của xã hội, giáo viên và học sinh trong nhà trường.
PV: Vậy đề thi tham khảo tương thích như thế nào với điều kiện dạy học và nội dung tinh giản do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thưa ông?
PGS. TS Mai Văn Trinh: Trong quy chế thi THPT quốc gia 2020 nói rất rõ, nội dung thi nằm ở trong năm học lớp 12. Tinh thần này còn được cụ thể hóa bước nữa trong điều kiện dạy học bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Chúng ta biết rằng, nội dung tinh giản chương trình đã được tinh giản nằm ở học kỳ 2 của lớp 12.
Do đó, chắc chắn là những nội dung tinh giản sẽ không nằm trong đề thi. Còn những nội dung của học kỳ 1 và những nội dung còn lại của học kỳ 2, đề nghị các nhà trường, các học sinh tập trung dạy học và ôn tập để chuẩn bị những điều kiện tốt nhất trong kỳ thi tới đây.
Thực tế, trong năm học 2019-2020, học kỳ I đã được tổ chức học một cách đầy đủ, trọn vẹn và sang học kỳ 2 có sự ảnh hưởng của Covid-19, do đó, điều kiện triển khai dạy học mặc dù có sự tinh giản nhưng vẫn có sự khác nhau ở các địa phương.
Do đó, khi xây dựng đề thi tham khảo, chúng tôi cũng hết sức tính toán để xây dựng đề thi một mặt phù hợp với nội dung đã tinh giản, nhưng mặt khác cũng phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đối với tất cả các địa phương trong cả nước để đảm bảo không làm khó, không gây sốc đối với học sinh trong cả nước.
PV: Đề thi tham khảo này gợi mở cách ôn tập cho các nhà trường, giáo viên, học sinh ra sao để đảm bảo sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới?
PGS TS Mai Văn Trinh: Đề nghị các nhà trường, các giáo viên và học sinh nghiên cứu kỹ đề thi tham khảo, từ đó xác định được những nội dung trọng tâm, những nội dung nào cần phải chú trọng nhiều hơn để bảo đảm dạy học một cách đầy đủ theo tinh thần tinh giản, tuyệt đối không cắt bỏ chương trình làm ảnh hưởng đến học sinh.
Thứ hai, từ đề thi tham khảo này gợi mở một cách tương đối chi tiết giúp định hướng cho công tác ông tập trong các nhà trường trong thời gian tới đây. Với bộ đề thi tham khảo này thì học sinh và giáo viên có điều kiện nghiên cứu kỹ định hướng dạy học và ôn tập một cách chủ động để học sinh chuẩn bị được tập thế tốt nhất cho kỳ thi tới đây.
PV: Vâng, xin cảm ơn ông!
Lê Thu
Ôn thi THPT quốc gia thế nào trong dịch Covid-19? Dù đang chờ đợi phương án chính thức kỳ thi THPT quốc gia 2020 nhưng sau khi Bộ GD-ĐT công bố hướng dẫn giảm tải và đề minh họa của kỳ thi này, giáo viên và học sinh đã có những kế hoạch học tập cụ thể. Học sinh lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) ôn tập kiến thức tại...