Xét nghiệm COVID-19: Chuyên gia kêu quá nhiều, địa phương vẫn ‘thần tốc’
Xét nghiệm tần suất như thế nào là hợp lý, giảm chi phí, hiệu quả và có thể truy vết dịch là câu hỏi đặt ra nhiều những ngày này, khi các thành phố lớn đều triển khai xét nghiệm diện rộng, liên tục, chi phí lớn.
Nhân viên y tế phường 5, quận Gò Vấp hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại nhà chiều 24-9 – Ảnh: DUYÊN PHAN
Kể từ đầu đợt dịch thứ 4 (27-4) đến nay, TP.HCM đã hoàn thành 3 đợt xét nghiệm diện rộng và đang trong giai đoạn thực hiện xét nghiệm đợt 4 đến hết ngày 30-9. Trong đó mỗi đợt đều gồm nhiều vòng.
Qua 4 đợt, ước tính TP đã lấy được tổng cộng 2 triệu mẫu xét nghiệm RT-PCR và trên 9,5 triệu mẫu test nhanh kháng nguyên. Tính đến 17-9, TP đã huy động 1.533 đội lấy mẫu để triển khai xét nghiệm diện rộng trên toàn TP.
Sáng 22-9, Bộ tư lệnh Quân khu 9 (Bộ Quốc phòng) cũng đã tăng cường 1.000 cán bộ, y bác sĩ hỗ trợ TP tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm. Số cán bộ, chiến sĩ, y bác sĩ này sẽ chia thành 250 tổ (mỗi tổ 4 người) tại 7 quận của TP.
Có nên tiếp tục xét nghiệm diện rộng?
Theo UBND TP.HCM, tỉ lệ mẫu dương tính giảm mạnh qua các đợt xét nghiệm và đợt gần nhất chỉ dưới 1%, trong khi cao điểm xấp xỉ 4%/tổng số mẫu xét nghiệm.
Để kiểm soát nguồn lây, thực hiện lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới, Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP đề nghị các địa phương triển khai lấy mẫu xét nghiệm liên tục đến ngày 30-9.
Ngày 20-9, TP cũng đã ban hành công văn về tiếp tục triển khai xét nghiệm tại địa bàn dân cư đến 30-9. Theo đó yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai xét nghiệm, tập trung ở các vùng có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao để “bóc tách” nguồn lây nhiễm.
Tại vùng đỏ, cam thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đơn cho toàn bộ người dân; lặp lại sau 2 ngày, làm liên tục 3 lần trong 7 ngày. Tại vùng vàng, xanh, cận xanh, thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đơn cho mẫu đại diện hộ gia đình; lặp lại sau 4 ngày, làm liên tục 2 lần.
Để đảm bảo nguồn lực thực hiện xét nghiệm đúng yêu cầu và tiến độ, UBND TP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế huy động 1.000 người hỗ trợ công tác xét nghiệm; phân bổ cho TP 10 triệu bộ kit xét nghiệm nhanh. Đồng thời đề nghị Bộ Quốc phòng huy động 4.000 cán bộ, chiến sĩ tham gia hỗ trợ TP trong công tác xét nghiệm.
Liệu có nên xét nghiệm diện rộng hay không? Trong báo cáo tập hợp các ý kiến chuyên gia được TP.HCM báo cáo Thủ tướng, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 quốc gia mới đây, nêu tất cả các chuyên gia thống nhất quan điểm “không nên tiếp tục xét nghiệm diện rộng truy vết”.
Video đang HOT
Lý do là virus đã thâm nhập sâu vào cộng đồng nên rất khó bóc tách hết F0 ra khỏi cộng đồng qua xét nghiệm trong một thời gian nhất định. Việc xét nghiệm đi xét nghiệm lại thì chi phí tìm được 1 F0 trong 1.000 người được làm xét nghiệm là rất tốn kém. Kinh phí và nguồn lực nên tập trung cho tiêm chủng và công tác điều trị.
Các chuyên gia này đều nhất trí nên tập trung xét nghiệm cho những người có triệu chứng, những người F1 thuộc đối tượng có nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền); xét nghiệm cho người hoạt động trong lĩnh vực thiết yếu để đảm bảo an toàn khi hoạt động (như nhân viên y tế, shipper, nhân viên sân bay, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất…).
Trong tình hình dịch bùng phát rộng trên địa bàn TP, các chuyên gia đề nghị chấp nhận kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên mà không cần phải làm lại xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR để tránh lãng phí.
Xét nghiệm cho người dân tại phường Tam Bình, TP Thủ Đức – Ảnh: XUÂN MAI
Chuyên gia: Xét nghiệm rộng quá lãng phí
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online , một chuyên gia cũng cho rằng mỗi đợt xét nghiệm chỉ là một lát cắt của tình hình dịch thực tế. Ngay sau khi xét nghiệm, người có kết quả xét nghiệm âm tính lại tiếp tục di chuyển, sinh hoạt trong cộng đồng và vẫn có nguy cơ lây bệnh.
Chuyên gia này cũng cho rằng quốc gia chống dịch khá tốt là Trung Quốc cũng đang xét nghiệm nhiều, nhưng số mắc của họ hiện đang ở mức thấp, việc xét nghiệm rộng rãi có ý nghĩa truy vết (giống Việt Nam thời điểm 2020), trong khi chúng ta hiện nay dịch đã xâm nhập vào cộng đồng.
Chi phí xét nghiệm cũng là một vấn đề rất được quan tâm. Một tập đoàn vừa hỗ trợ TP.HCM 1 triệu bộ kit xét nghiệm và triển khai xét nghiệm 2 triệu mẫu cho biết tổng chi phí khoản hỗ trợ này là 200 tỉ đồng. Với xét nghiệm PCR, chi phí mỗi mẫu mà bảo hiểm y tế đang chi trả là khoảng 740.000 đồng.
Nếu tính chi phí xét nghiệm từ 8 đến 16-9 tại Hà Nội với 4,12 triệu mẫu xét nghiệm, gồm trên 2,96 triệu mẫu xét nghiệm bằng RT-PCR (kể cả là xét nghiệm gộp 10 mẫu/1 xét nghiệm), gần 1,29 triệu mẫu thực hiện bằng test nhanh, kết quả phát hiện được 21 mẫu dương tính (tất cả đều ở khu vực nguy cơ).
Chi phí xét nghiệm lên đến nhiều trăm tỉ đồng, số ca dương tính phát hiện được/tổng số xét nghiệm lại ít ỏi, không ghi nhận ca mắc tại vùng xanh. Điều này cho thấy nếu tiếp tục xét nghiệm tại vùng xanh chỉ nên xét nghiệm đánh giá nguy cơ, không phải thực hiện ở diện rộng, tần suất dày như vừa qua.
Hôm 19-9, Bộ Y tế đã có hướng dẫn xét nghiệm mới, đề nghị đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam), địa phương phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để phát hiện F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Các đơn vị có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm RT-PCR.
Các địa bàn còn lại thực hiện xét nghiệm 5-7 ngày/lần, gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề.
Tại Đà Nẵng, trong đợt dịch bùng phát hồi tháng 7-2020 đã xét nghiệm gộp 30, với các vùng xanh trong tình hình hiện nay có nên xét nghiệm gộp 30 như Đà Nẵng và giảm tần suất xét nghiệm (hướng dẫn là 5-7 ngày/lần, vẫn còn rất dày).
Đánh giá theo bộ tiêu chí của Bộ Y tế, đến 21-9 TP.HCM có 14.034 tổ dân phố (58%) đạt bình thường mới – vùng xanh, số còn lại là vàng, đỏ, cam: 6.098 tổ dân phố (25%) mức nguy cơ, có 1.962 tổ dân phố (8%) mức nguy cơ cao, vẫn còn 3.091 tổ dân phố (13%) ở mức nguy cơ rất cao (vùng đỏ).
Bình Dương có 52 xã/phường bình thường mới và 6 xã/phường có nguy cơ, 21 xã/phường có nguy cơ cao, 12 xã/phường có nguy cơ rất cao. Đồng Nai có 104 xã/phường bình thường mới, 22 xã/phường có nguy cơ, 23 xã/phường có nguy cơ cao và có 21 xã/phường có nguy cơ rất cao.
Long An có 10 đơn vị vùng xanh; mức nguy cơ (vùng vàng) có 3 đơn vị (huyện Cần Giuộc, huyện Đức Hòa, TP Tân An); nguy cơ cao (vùng cam): có 2 đơn vị (huyện Bến Lức và thị xã Kiến Tường) và 0 đơn vị vùng đỏ. Tại Hà Nội, số khu vực vùng xanh cũng rất cao.
Nếu xếp hạng theo vùng đúng theo hướng dẫn này để xét nghiệm và xem xét giảm tần suất tại vùng xanh, chi phí xét nghiệm sẽ giảm và người dân cũng giảm thời gian, sự phiền hà khi phải đi lấy mẫu xét nghiệm liên tục, thậm chí có nơi nhân viên y tế đã xét nghiệm tại bệnh viện rồi, về tổ dân phố lại xét nghiệm lần nữa.
TP.HCM có trên 2,3 triệu hộ dân
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), toàn TP hiện có 2.310.875 hộ dân, trong đó 396.166 hộ dân thuộc vùng đỏ, 175.721 hộ dân thuộc vùng cam. Tiến độ xét nghiệm vòng 5 của vùng đỏ và vùng cam là 68,5% với tỉ lệ dương tính 1,1%; vòng 6 là 22,5% với tỉ lệ dương tính 1,1%; vòng 7 là 98% với tỉ lệ dương tính 0,4%.
Khánh Hòa vẫn giữ tỉ lệ và tần suất xét nghiệm COVID-19
Theo chỉ đạo khẩn của UBND tỉnh Khánh Hòa, kể từ 0h ngày 24-9, các doanh nghiệp, nhà máy, công trình xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh được hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng quy định tại văn bản hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh từ ngày 7-9-2021.
Theo đó các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà thầu xây dựng công trình (bao gồm cả nhà ở tư nhân) đều phải test nhanh COVID-19 cho tối thiểu 20% công nhân viên.
Còn các siêu thị, cửa hàng, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; hộ kinh doanh buôn bán; chợ truyền thống; cảng cá phải test nhanh COVID-19 cho tối thiểu 50% người làm việc, buôn bán; người thường xuyên ra vào chợ, cảng cá.
Việc test nhanh tất cả các trường hợp kể trên là theo mẫu gộp (3-5 người/mẫu). Tần suất xét nghiệm bắt buộc thực hiện 3 ngày/lần đối với người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Những người đã tiêm 1 mũi vắc xin hoặc tiêm đủ 2 mũi nhưng chưa đủ 14 ngày thì phải xét nghiệm 5 ngày/lần. Những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 và đủ 14 ngày thì vẫn phải xét nghiệm 10 ngày/lần.
Tất cả doanh nghiệp, nhà thầu, hộ kinh doanh phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 theo các tỉ lệ, tần suất kể trên đều phải “chịu trách nhiệm tổ chức và chi trả chi phí cho việc test nhanh kháng nguyên” đó.
Chỉ có siêu thị, cửa hàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hộ kinh doanh nếu không tự test nhanh COVID-19 được thì mới được nhân viên y tế cấp xã hỗ trợ test nhanh lần đầu và hướng dẫn; còn chợ truyền thống, cảng cá thì được đơn vị trực thuộc Sở Y tế thực hiện việc test nhanh.
Tất cả các đơn vị, cơ sở, hộ kinh doanh vừa nêu đều phải tự lo chi phí xét nghiệm.
Theo nhiều chủ cơ sở kinh doanh, dịch vụ, hộ buôn bán… việc xét nghiệm COVID-19 theo tỉ lệ, tần suất và giá xét nghiệm hiện nay là một gánh nặng không nhỏ cho người dân, nhất là sau thời gian dài bị phong tỏa, ngừng sản xuất, kinh doanh.
Hiện mức thu tiền xét nghiệm COVID-19 đã được UBND tỉnh Khánh Hòa chấp thuận, áp dụng thu từ tháng 7-2021 là 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm RT-PCR; còn test nhanh 238.000 đồng/mẫu.
Nếu các xét nghiệm đã nêu là mẫu gộp (3-5 người/mẫu) thì khi dương tính COVID-19 phải tiếp tục làm các xét nghiệm mẫu đơn và các doanh nghiệp, người kinh doanh phải trả tiền xét nghiệm mẫu đơn đó.
Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên người về từ TP.HCM
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 tại TP.HCM đang có những diễn biến phức tạp và chưa thể kiểm soát.
Ngày 6/7, Sở Y tế Hà Nội đã gửi công văn yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện lấy mẫu xét nghiệm đánh giá nguy cơ tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Cụ thể, người dân trên các chuyến bay từ TP.HCM về Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ được lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên từ ngày 6/7 bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc mẫu gộp xét nghiệm rRT-PCR.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân. Ảnh minh họa: Quỳnh Danh .
Sở Y tế Hà Nội giao Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội là đầu mối, phối hợp Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn và Mê Linh triển khai xét nghiệm và tổng hợp kết quả.
Kết quả các mẫu xét nghiệm này phải được báo cáo lại cho Sở Y tế Hà Nội vào 17h hàng ngày.
Ngoài ra, Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn và Mê Linh sẽ tiếp tục cử 5 cán bộ/đơn vị luân phiên phối hợp với CDC Hà Nội trong quá trình xét nghiệm.
'Không loại trừ có F0 trong biển người chen chân xét nghiệm Covid-19' "Với tình trạng biển người chen chân lấy giấy xét nghiệm Covid-19 tại chợ Bình Điền, người âm tính có thể chuyển thành dương tính", bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ. Ngày 5/7, khoảng 14.000-15.000 tiểu thương tại chợ đầu mối Bình Điền tập trung chen lấn để lấy mẫu giấy đăng ký. Tình trạng này diễn ra sau khi ban quản...