Xét kỷ luật hơn 6.500 sinh viên không đóng bảo hiểm y tế
Lãnh đạo ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP HCM) vừa thông báo xem xét kỷ luật khoảng 6.600 sinh viên không đóng bảo hiểm y tế.
Ngày 9/3, TS Nguyễn Khắc Cảnh – Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP HCM) cho biết từ đợt thu cuối cùng hôm 26/2, đến nay, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP HCM) vẫn còn khoảng 6.000 sinh viên chưa đóng bảo hiểm y tế sau bốn đợt thu tập trung từ tháng 11/2015. Tỷ lệ này chiếm hơn 50% tổng số sinh viên toàn trường.
Sắp tới, nhà trường thu bổ sung từ ngày 21/3 đến 26/3. Sau đợt này, hội đồng kỷ luật nhà trường sẽ quyết định hình thức kỷ luật cảnh cáo hoặc trừ điểm rèn luyện học kỳ 2 năm học 2015-2016 đối với sinh viên không đóng bảo hiểm y tế.
Sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP HCM. Ảnh: Hoàng Bình.
Video đang HOT
Bạn Lê Thị Trúc My (sinh viên năm thứ ba, khoa Ngữ văn) cho rằng, dù quy định của Luật bảo hiểm bắt buộc sinh viên phải đóng tiền bảo hiểm y tế, nhưng nhà trường có thể cân đối, xử lý hài hòa việc này, chứ đưa ra hình thức kỷ luật khiến sinh viên không hài lòng.
Đồng tình với Trúc My, nhiều sinh viên chưa đóng bảo hiểm y tế bày tỏ bức xúc trên các trang mạng xã hội về quyết định của Ban giám hiệu ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP HCM).
Anh Nguyễn Văn Toàn, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP HCM) cho rằng luật quy định học sinh, sinh viên bắt buộc đóng bảo hiểm y tế. Các trường có thể kỷ luật, trừ điểm phần không thực hiện đúng pháp luật trong thang đánh giá của phiếu chấm điểm rèn luyện cuối kỳ của sinh viên. Sắp tới, nhà trường sẽ xem xét kỷ luật khoảng 600 sinh viên chưa đóng bảo hiểm y tế và không nộp đơn nêu lý do cụ thể để xin không tham gia bảo hiểm y tế.
Trước đó, ĐH Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM) cũng ra thông báo kỷ luật với hình thức cảnh cáo với 568 sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế năm học 2015 – 2016.
Trao đổi với chúng tôi, nhiều lãnh đạo các trường không trực thuộc ĐH Quốc gia TP HCM như ĐH Văn hóa TP HCM, ĐH Nông lâm TP HCM, ĐH Công nghệ TP HCM, ĐH Hồng Bàng… đều cho biết chưa áp dụng kỷ luật sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế. Nhà trường chỉ vẫn vận động, tuyên truyền sinh viên tham gia bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi của mình.
TS Phan Ngọc Anh, Hiệu trưởng ĐH Văn hóa TP HCM thông tin hàng năm tỷ lệ trường đóng học phí cũng thấp. Nhà trường giao cho Phòng Công tác Sinh viên vận động, tuyên truyền sinh viên đóng bảo hiểm y tế, chứ chưa đưa ra hình thức kỷ luật.
Phía Bảo hiểm Xã hội TP HCM khẳng định, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế ngày 13/6/2014 của Quốc hội và các văn bản liên quan của Bộ GD&ĐT, UBND TP HCM, sinh viên nằm trong diện bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế.
Trước đó, theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội TP HCM, năm học 2014 – 2015, toàn thành phố có hơn 1,5 triệu học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ khoảng 86%.
Nhiều trường, số học sinh và sinh viên tham gia bảo hiểm y tế thấp tập trung ở các khối trường trung cấp, cao đẳng và đại học ngoài công lập.
Theo Zing
Lạm thu, một hiệu trưởng bị cảnh cáo
Hiệu trưởng Trường tiểu học 5 thị trấn Sông Đốc (Cà Mau) chỉ đạo thu nhiều khoản phí vượt quy định hoặc chi sai mà không được công khai, minh bạch trước cha mẹ học sinh.
Ngày 1/3, Đảng ủy thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời, Cà Mau) cho biết, vừa triển khai quyết định cảnh cáo về mặt đảng đối với ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Hiệu trưởng Trường tiểu học 5 thị trấn Sông Đốc và kiến nghị chính quyền tiếp tục quyết định kỷ luật tương xứng do lạm thu trong trường học, gây bức xúc trong cha mẹ học sinh.
Phụ huynh nghèo vã mồ hôi lo tiền đóng học cho con. Tranh minh họa: Văn Dũng.
Ông Tuấn chỉ đạo thu nhiều khoản phí vượt quy định hoặc chi sai mà không được công khai, minh bạch trước cha mẹ học sinh vào đầu năm học mới 2015-2016.
Ngoài việc bị kỷ luật, ông Nguyễn Mạnh Tuấn phải hoàn trả cho cha mẹ học sinh hơn 140 triệu đồng. Trong thời gian bị phát hiện, ông Nguyễn Mạnh Tuấn không được tái bổ nhiệm lại dù đã hết thời hạn.
Theo Nguyên Hương/Tiền Phong
Mượn bằng cấp ba để làm giáo viên suốt 20 năm Không có bằng cấp ba, bà Thủy mượn bằng của người khác rồi sửa họ tên thành Ngũ Thị Tiến để thi vào ngành sư phạm và làm giáo viên suốt 20 năm qua. Ngày 1/2, ông Phạm Văn Hóa, Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ (Nghệ An) cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với...