Xét học bạ – lối đi thông minh trong lúc này
Vượt qua kỳ thi THPT đầy cam go, sẽ thật tuyệt vời nếu các thí sinh đạt được số điểm “đẹp” và mọi thứ diễn ra theo đúng nguyện vọng đăng ký.
Nhưng ở một thực tế khác mà chúng ta không thể né tránh, đó là “khi kết quả thi THPT không như mong đợi thì phải làm sao?”.
Chọn xét học bạ – sinh viên chủ động trong kết quả xét tuyển – ẢNH: NGA NGUYỄN
Trên đây là điều không phụ huynh hay thí sinh (TS) nào mong muốn. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra thì không có nghĩa cơ hội vào đại học (ĐH) của bạn đã hết. Thay vì phụ thuộc vào kết quả thi THPT, tại sao TS không lựa chọn cho mình một hướng đi mới.
Xét tuyển bằng học bạ THPT chính là một trong những lựa chọn tối ưu để cánh cửa vào ĐH thêm rộng mở. Theo đó, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vẫn còn đang nhận hồ sơ xét tuyển học bạ.
Tăng cơ hội vào đại học
Có thể nói, việc chọn xét tuyển theo học bạ mang nhiều ưu điểm nổi bật hơn. Đó là giúp TS giảm áp lực thi cử, song các bạn vẫn chọn được ngành nghề phù hợp, phát huy giá trị tài năng, thỏa mãn đam mê và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, các bạn không phải băn khoăn về giá trị bằng cấp, chính sách ưu đãi, chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy… Sẽ không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các TS trúng tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia và thí sinh trúng tuyển theo học bạ THPT. Các bạn học sinh sau khi trúng tuyển và nhập học tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ được học cùng một chương trình đào tạo, cùng thời gian đào tạo, điều kiện vật chất học tập và sau khi tốt nghiệp sẽ đều nhận được bằng ĐH chính quy do Bộ GD-ĐT cấp.
Bạn Nguyễn Hồng Quang, sinh viên năm 3 Khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, chia sẻ: “Theo kinh nghiệm của mình hồi 3 năm trước, nếu như không tự tin vào kết quả THPT quốc gia, các bạn nên mạnh dạn đăng ký xét tuyển thêm phương thức xét học bạ. Điều này giúp các bạn không đánh mất đi một cơ hội vào ĐH, các bạn sẽ an tâm rằng mình sẽ đậu ĐH và quan trọng chủ động chọn được ngành học mà mình mong muốn”.
Chọn xét tuyển học bạ sinh viên chủ động trong kết quả xét tuyển
Những lưu ý khi xét tuyển học bạ
Với phương thức xét học bạ, TS cần tốt nghiệp THPT và có điểm học bạ đạt 1 trong 3 tiêu chí: Điểm trung bình cao nhất của 3 học kỳ THPT (1 học kỳ lớp 10 1 học kỳ lớp 11 1 học kỳ năm lớp 12) hoặc điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên hoặc điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6,0 trở lên. Riêng các ngành y khoa, dược học – học lực lớp 12 đạt loại giỏi hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên, ngành y học dự phòng, điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học – học lực lớp 12 đạt loại khá trở lên hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT đạt từ 6,5 điểm trở lên.
Video đang HOT
Về hình thức nộp hồ sơ, TS có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo 2 cách:
Cách 1: Nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát nhanh theo đường bưu điện đến địa chỉ: Trường ĐH Nguyễn Tất Thành – 300A Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP.HCM.
Cách 2: TS có thể đăng ký trực tiếp trên hệ thống đăng ký của nhà trường tại
http://tuyensinh.ntt.edu.vn/dang-ky-truc-tuyen/
Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:
- Phiếu đăng ký xét tuyển có đóng dấu xác nhận;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp THPT (bổ sung sau khi tốt nghiệp)
- Học bạ THPT (bản sao);
- 1 phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ người nhận;
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 300A – Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP.HCM
Điện thoại: 19002039
Hotline: 0902298300 – 0906298300 – 0912298300 – 0914298300
Website: www.ntt.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/DaiHocNguyenTatThanh
Thí sinh thi vào trường đại học top trên áp lực trước kỳ thi tốt nghiệp
Vì dịch bệnh nên việc học của các em liên tục bị gián đoạn, lại có quá nhiều thay đổi; tôi khuyên các em học sinh nên bình tĩnh vượt qua nỗi lo sợ của mình.
14h ngày 8/8, hơn 850.000 thí sinh thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông trên cả nước (trừ Đà Nẵng, một số địa phương ở Quảng Nam và thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã đến làm thủ tục dự thi tại các điểm thi.
Tại trường Trung học Phổ thông Chu Văn An - điểm thi có số lượng thí sinh dự thi đông nhất với tổng cộng 43 phòng thi, các thí sinh cùng phụ huynh đã đến từ rất sớm, nghiêm túc phối hợp, thực hiện công tác đo thân nhiệt và rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn.
Bạn Thảo Chi học sinh lớp 12 của Trường Trung học Phổ thông Chu Văn An chia sẻ:
"Bố mẹ là người đồng hành cùng mình trong kỳ thi tốt nghiệp lần này. Mình rất khá lo lắng về bài thi ngày mai vì sợ sẽ mắc sai sót.
Hơn nữa, nguyện vọng thi của mình là vào được Đại học Ngoại thương nên cũng khá áp lực.
Dù đã chuẩn bị kỹ được khoảng 90% về kiến thức nhưng đối với môn Văn mình phải ôn đi ôn lại rất nhiều lần vì thường hay bị quên bài.
Nhờ có sự động viên của gia đình và đã chuẩn bị kỹ về tinh thần nên chắc có thể sẽ bù được vào 10% còn thiếu".
Một thí sinh khác đến từ trường Trung học Phổ thông Tây Hồ cho hay: "Em bắt đầu ôn thi từ tháng 7. Vì nơi gian ôn thi chưa nhiều nên em cảm thấy chưa tự tin đối với hai môn văn và tiếng Anh.
Dù hôm nay bố mẹ không đi cùng nhưng gia đình vẫn rất ủng hộ em thi vào ngành sư phạm".
Thí sinh lo lắng trước ngày thi (Ảnh: Khánh Vy)
Bạn Hoàng Chí Bảo đến từ trường quốc tế Hanoi Academy cảm thấy khá thoải mái và tự tin khi đến làm thủ tục dự thi ngày hôm nay.
"Em bắt đầu ôn thi từ khi Bộ Giáo dục công bố lịch thi. Em đã ôn kỹ và đặt nhiều kỳ vọng vào bài thi tiếng Anh vì nguyện vọng của mình là đỗ vào trường Đại học Quốc gia ngành sư phạm Tiếng Anh.
Em hy vọng ngày mai có thể đạt được 8 điểm cho bài thi mỗi môn. Bố mẹ em cũng kỳ vọng nhiều và ủng hộ em hết mình trong đợt thi lần này" Bảo chia sẻ.
Công tác chuẩn bị cho ngày thi tốt nghiệp đã sẵn sàng (Ảnh:Khánh Vy)
Hiểu được nỗi lo lắng của các thí sinh đặc biệt là đối với bài thi môn văn, thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, giáo viên Ngữ văn trường Trung học Phổ thông chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) đã đưa ra lời khuyên: "Lo lắng, cảm thấy áp lực là tâm lý thường thấy khi chuẩn bị bước vào kì thi, không chỉ môn văn mà tất cả các môn thi khác đều vậy.
Tuy nhiên đối với môn văn - môn duy nhất thi theo hình thức tự luận thì sự lo lắng càng nhiều hơn nữa. Học sinh thường lo lắng không biết cách làm bài của mình có hợp lí, có hợp gu người chấm không?
Liệu bài làm của mình có trúng phải người chấm "khó tính"... Hơn nữa, vì dịch bệnh nên việc học của các em liên tục bị gián đoạn, lại có quá nhiều thay đổi, quá nhiều bất ngờ, chất lượng học tập dĩ nhiên không thể đảm bảo như bình thường được cho nên nỗi lo lắng, hoang mang càng lớn.
Tôi khuyên các em học sinh nên bình tĩnh, tự tin, mạnh mẽ vượt qua nỗi lo sợ của mình để chinh phục kỳ thi.
Trong hoàn cảnh này, đề thi chắc chắn sẽ nhẹ nhàng, quen thuộc, không làm khó, không đánh đố.
Các em cần đọc kĩ đề, suy nghĩ kỹ lưỡng, vận dụng tốt kiến thức và phương pháp làm bài đã được trang bị để xử lý từng câu, từng dạng một cách tốt nhất.
Đối với những bạn học sinh muốn thi vào những trường top đầu thì kì thi năm nay quả là một thử thách với các em.
Vì đề thi dễ, quen thuộc, độ phân hoá chắc chắn sẽ không cao,nhiều bạn sẽ làm bài được. Do đó để có điểm cao, để vượt qua các bạn khác thì cần phải có phương pháp làm bài hợp lí dành cho từng câu.
Câu đọc hiểu trả lời ngắn gọn, trả lời thẳng vào câu hỏi, trả lời rõ ý. Câu nghị luận xã hội và câu nghị luận văn học cần đầu tư viết sâu, rộng, rõ luận điểm, sáng vấn đề".
Kỳ thi lần này, các con đã quá lo lắng, xin đừng làm con căng thẳng thêm Kỳ thi lần này diễn ra khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp khiến không chỉ thí sinh mà cả phụ huynh lo lắng. GS.TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, trao đổi về vấn đề này. Phụ huynh đưa con đi thi và mệt mỏi chờ đợi bên lề đường - Ảnh: MINH...