Xếp hạng phổ điểm: Chạy theo thành tích hay cơ hội cải tiến chất lượng?
Ông Hà Thanh Quốc – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Quảng Nam – vừa kiến nghị Bộ GDĐT không nên xếp thứ tự điểm trung bình các môn thi bởi điều này tạo áp lực cho các sở.
Việc xếp hạng điểm thi tốt nghiệp THPT cần được nhìn nhận là số liệu cực kỳ quan trọng, hỗ trợ cho việc quản lý. Ảnh: Huyên Nguyễn
Bên cạnh ý kiến cho rằng việc này khiến địa phương phải chạy theo thành tích, một số chuyên gia nhận định đây là cơ hội để có bước cải thiện chất lượng giáo dục.
Ngại áp lực
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 nổi bật với điểm mới khi tăng cường tự chủ của các địa phương (tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương). Các cơ sở giáo dục đại học không tham gia coi thi, chấm thi; chỉ tham gia các đoàn thanh tra để thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu của kỳ thi. Tất cả khâu tổ chức kỳ thi theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. Khi có kết quả thi, bộ sẽ thực hiện đối sánh, phân tích kết quả thi với kết quả học tập bậc THPT của thí sinh.
Trước những điểm mới này, ông Hà Thanh Quốc – Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam – đánh giá cao việc bộ sử dụng dữ liệu điểm thi để đối chiếu, so sánh với kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, ông lại kiến nghị bộ không nên xếp thứ tự điểm trung bình các môn thi của các địa phương.
Video đang HOT
“Điều này gây bất cập và tạo áp lực cho các Sở GDĐT. Chúng tôi thấy đây là việc… có hại. Trong khi đó, tỉ lệ tuyển sinh tăng dần. Như vậy, kết quả xếp hạng không có tính thuyết phục” – ông Quốc nhấn mạnh.
Đề xuất này nhận được sự quan tâm của dư luận. Chia sẻ về áp lực thành tích, TS Nguyễn Văn Hoà – Chủ tịch HĐQT Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – cho rằng, áp lực cơ bản trong trường học là do lâu nay chúng ta vẫn chạy theo thành tích và điểm số.
Thực tế những năm qua, việc xếp hạng điểm thi đã nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận. Đáng chú ý, trong số 150 trường được ưu tiên xét tuyển vào Đại học Quốc gia TPHCM, có 68 trường THPT thuộc nhóm các trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong các năm 2016, 2017, 2018. Mùa tuyển sinh năm 2020, Trường Đại học FPT cũng lần đầu tiên cho ra mắt SchoolRank là công cụ tra cứu xếp hạng học sinh THPT. Khi nhập kết quả thi tốt nghiệp THPT hay điểm học bạ, học sinh có thể kiểm tra được thứ hạng của mình so với học sinh toàn quốc, đây còn là cơ sở quan trọng để Trường Đại học FPT tuyển chọn sinh viên.
Quan trọng ở cách nhìn
TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học FPT – nói rằng, về nguyên tắc, Bộ GDĐT không xếp hạng chính thức hay công nhận thành tích gì cả. Mục tiêu của việc phân tích số liệu để có thể đánh giá được tình hình học hành, giảng dạy ở các địa phương, để từ đó có những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng.
Theo vị TS, khi có số liệu đó, ngay cả Bộ GDĐT cũng phải có trách nhiệm trong phát triển giáo dục tại từng địa phương. Đây là số liệu cực ký quan trọng, hỗ trợ cho việc quản lý.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, nếu bộ không làm xếp hạng thì cũng có nhiều cá nhân, đơn vị khác cũng thực hiện việc này.
“Ví dụ, sau khi công bố điểm, báo chí cũng làm để phân tích chỗ nào trũng, chỗ nào cao. Chính đó mới là cơ sở để xem đâu là việc cần phải lưu ý. Do vậy, chúng ta cần phải chủ động làm tốt, cứ làm tốt, thực chất, công khai, minh bạch thì chúng ta sẽ có được kết quả đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi” – ông Nhạ nói.
Người đứng đầu ngành Giáo dục còn cho rằng, các vấn đề liên quan đến phổ điểm, công bố kết quả thi chỉ là những việc mang tính chất kỹ thuật. Do đó, không phải vì thế mà chúng ta lo ngại. Hãy xem đó là chỉ số để cải tiến chất lượng dạy và học ở địa phương tốt hơn.
“Thậm chí, đây cũng là chỉ số để bộ theo dõi nếu như có những tình huống bất thường. Qua đó, bộ có những chỉ đạo làm rõ thêm vấn đề” – Bộ trưởng Bộ GDĐT nhấn mạnh.
Hà Nội: Huy động 10 nghìn người tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT 2020
Để tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT 2020, Hà Nội dự kiến chuẩn bị hơn 3.300 phòng thi cùng sự tham gia của 10.000 người, trong đó có 8.700 cán bộ, giáo viên.
Thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 5/6.
Thí sinh làm thủ tục dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019.
Báo cáo về về công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Hà Nội dự kiến có 80.000 thí sinh đăng ký dự thi, tăng gần 2.000 thí sinh so với năm trước.
Theo đó, Hà Nội xác định việc tổ chức kỳ thi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, bởi vậy, hiện nay, công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi đang được tích cực triển khai, trong đó có việc thành lập Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020; xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức kì thi bảo đảm rõ người, rõ trách nhiệm.
Hà Nội cũng sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 cho tất cả cán bộ, giáo viên tham gia tổ chức kì thi, đồng thời phổ biến Quy chế tới toàn bộ thí sinh tham gia kỳ thi nhằm bảo đảm mọi thí sinh đều nắm vững các nội dung của Quy chế thi và chấp hành nghiêm túc.
Với quy mô thí sinh dự thi lớn, Hà Nội dự kiến chuẩn bị hơn 3.300 phòng thi đầy đủ cơ sở vật chất, bảo đảm tổ chức kì thi an toàn. Số cán bộ, giáo viên, nhân viên dự kiến được huy động tham gia các khâu của kì thi là hơn 10.000 người, trong đó có 8.700 người là cán bộ, giáo viên, số còn lại là nhân viên phục vụ.
UBND TP đã chỉ đạo Sở GD&ĐT yêu cầu các nhà trường tổ chức dạy học theo đúng kế hoạch, hướng dẫn học sinh ôn tập nghiêm túc, bảo đảm chất lượng. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực, Hà Nội quyết tâm tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 bảo đảm nghiêm túc, an toàn, khách quan, trung thực".
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tổ chức trong 2 ngày 9 và 10/8. Về cơ bản, kỳ thi vẫn không có thay đổi, ổn định như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Thí sinh sẽ làm 3 bài thi bắt buộc gồm: Toán (90 phút), Ngữ văn ( 120 phút), Ngoại ngữ (60 phút), một bài thi tự chọn về Khoa học tự nhiên (Sinh học, Vật lý, Hóa học, trong thời gian 50 phút) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân 50 phút).
Nâng cao trách nhiệm của địa phương trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 Chính quyền, ngành GD - ĐT các địa phương cần nâng cao trách nhiệm trong mỗi khâu của quá trình tổ chức kỳ thi để đảm bảo kỳ thi diễn ra công bằng. Theo dự thảo Quy chế Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đăng tải để nhận ý kiến góp...