Xếp hạng người chơi DotA 2 – nên hay không?
Bản cập nhật mới đây, ngay khi Dotabuff.com bắt đầu ra mắt hệ thống Dotabuff Rating (DBR) đánh giá người chơi theo các mức Bronze/Silver/Gold/Platinum dựa trên những dữ liệu thu thập được qua các trận đấu, Valve đã đưa một một lựa chọn mới vào việc Match Finding của bạn: Đồng ý với việc chia sẻ thông tin về trận đấu với một bên thứ ba hay không. Và mặc định của nó là “OFF”.
Ảnh hưởng của việc này lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta tưởng. Với mặc định “OFF”, một trang web thuộc bên thứ ba như Dotabuff sẽ không thể lấy được những thông tin của bạn, cũng có nghĩa là hệ thống DBR không thể hoạt động được. Mặc dầu việc lựa chọn “On”, tức là đồng ý public thông tin về DotA 2 của bạn vẫn còn đó, nhưng việc này cũng đã dấy lên những tranh cãi trong cộng đồng về việc: Nên hay không việc có một hệ thống đánh giá trình độ người chơi trong DotA 2 giống như những game ARTS khác?
Lời kêu gọi cộng đồng ủng hộ của dotabuff.com.
Trang web Dotabuff.com là một nguồn dữ liệu rất giá trị về DotA 2 với rất nhiều những thống kê về heroes, items cũng như thống kê chi tiết về chính bạn khi bạn đăng nhập thông qua Steam account của bạn. Những thống kê này tốt hơn rất nhiều so với một số lượng ít ỏi những thông tin mà Valve cho phép chúng ta tiếp cận in- game. Để làm rõ hơn vấn đề, xin nhắc lại rằng, khi một người chơi lựa chọn “OFF” chức năng chia sẻ dữ liệu về trận đấu, một bên thứ ba vẫn có thể lấy thông tin từ người chơi đó, nhưng dưới dạng nặc danh, những thống kê như hero nào được chơi nhiều nhất, item được mua nhiều nhất,…vẫn sẽ thực hiện được. Tuy nhiên, sẽ không thể truy cập thông tin chi tiết của một người chơi xác định trừ khi người đó cho phép.
Chức năng đánh giá những hero bạn đã chơi của DotA 2.
Việc Valve đưa ra chức năng này có lẽ không phải là tình cờ, và ngay từ đầu họ cũng đã không xây dựng hệ thống xếp hạng mặc dù giai đoạn beta đã kéo dài rất lâu, đủ để họ phát triển và hoàn thiện hệ thống này nếu muốn. Cùng với việc họ thông báo rằng các thống kê về người chơi vẫn được ghi lại, nhưng không được công bố ra bên ngoài, động thái mới đây của Valve là rất rõ ràng: họ không muốn bất kỳ một hệ thống xếp hạng người chơi nào cả.
Còn cộng đồng? Tạm thời bỏ qua vấn đề tế nhị và phức tạp về việc Dotabuff sử dụng những thông tin cá nhân của người chơi và dữ liệu của DotA 2 để kiếm tiền, chúng ta sẽ tập trung hơn vào hệ thống xếp hạng người chơi. Bạn có muốn nó hay không? Những người ủng hộ cho rằng, việc đưa vào những đánh giá về trình độ sẽ làm tăng tính cạnh tranh của trò chơi, phân biệt người chơi giỏi với người chơi kém cũng như khiến người chơi cố gắng hơn trong việc hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó, họ than phiền rằng hệ thống Match Making của DotA 2 là chưa hoàn thiện khi họ phải chơi với những đồng đội kém hơn.
Video đang HOT
Ngược lại, những người phản đối hệ thống này đưa ra những hệ lụy về việc nó sẽ mang lại một cộng đồng tệ hại, chỉ chú trọng vào xếp hạng của cá nhân và chiến thắng thay vì thưởng thức trò chơi mang tính đồng đội này. Sẽ chẳng ai muốn nhìn mình bị xếp hạng thấp lè tè, bởi không ai muốn thua, nhưng cũng không muốn chỉ số của mình thấp. Nó tạo ra mâu thuẫn, dẫn đến flame – cãi nhau, chửi bới giữa các người chơi – và khi đó thì không cần phải tưởng tượng cũng biết game đấu sẽ trở nên tệ hại đến như thế nào. Đặc biệt, những người chơi support sẽ luôn bị thua thiệt bởi chơi ở vị trí này khó hơn, dễ feed và phải mua những item hỗ trợ cho cả đội thay vì đầu tư cho bản thân.
Có một chút thống kê về bản thân trong khi bạn tận hưởng niềm vui khi chơi game thì luôn rất thú vị. Nhưng khiến trò chơi bị lệ thuộc vào nó thì hậu quả là rất khó lường, bởi dù được coi là một môn e-Sport, một niềm đam mê với hàng triệu người, DotA 2 vẫn là một trò chơi. Hy vọng Valve và Icefrog sẽ tìm ra được giải pháp phù hợp cho vấn đề này.
Theo GameK
Nhìn lại những trở ngại chính và triển vọng của DOTA 2 tại Việt Nam
hát hành mua về và...chết yểu. Trong khi đầy rẫy những trò chơi có gameplay thiếu chiều sâu, đồ họa chất lượng thấp, bằng cách nào đó lại có thể tồn tại. Đây có phải là một nghịch lí?
DOTA 2, có thể nói là một siêu phẩm cả về lối chơi, đồ họa và mức độ đầu tư. Nhưng về tới Việt Nam, kẻ kế vị chính thức của DOTA sẽ phải vượt qua không ít những khó khăn để có thể chiếm lĩnh thị trường game ARTS (Action Real Time Strategy - cách gọi chính xác hơn cho các game MOBA) đang phát triển rất nóng hiện nay.
Cấu hình
Vấn đề đầu tiên cần phải nhắc tới. Mặc dù cùng hướng đến đại đa số người dùng, nhưng so với các đối thủ cạnh tranh thì DOTA 2 lại yêu cầu cấu hình cao hơn. Điều này không phải là vấn đề lớn đối với những nước phát triển nhưng ở Việt Nam, có không ít người không thể sắm được một máy tính đủ mạnh để chơi được DOTA 2. Để tận hưởng được DOTA 2 với đầy đủ cấu hình và hiệu ứng thì bạn sẽ phải đầu tư một khoản không nhỏ. Thật may là Valve đang xây dựng DOTA 2 với nhiều lựa chọn cấu hình để những cỗ PC cấu hình thấp (chứ không phải cổ lỗ) vẫn có khả năng chạy được trò chơi ở mức độ chấp nhận được.
Đẹp và cấu hình cao.
Một phần lớn người chơi ARTS nói chung và DOTA 2 hiện nay sẽ chọn chơi ở một hàng internet nào đó, nhưng hiện tại chủ yếu chỉ ở các trung tâm game lớn và được đầu tư, cấu hình máy mới đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên nếu tìm kiếm một chút, bạn sẽ có được một danh sách các cửa hàng internet phù hợp để có thể tung hoành trên đấu trường sôi động này bởi DOTA 2 đang dần trở nên phổ biến.
Nhà phát hành
Một điều rõ ràng, chưa có một nhà phát hành nào công bố về việc phát hành DOTA 2 tại Việt Nam. Điều này kéo theo nhiều vấn đề khác khi người chơi sẽ phải chơi trên phiên bản quốc tế, qua hệ thống Steam - một thứ không mấy quen thuộc và có mặt ở mọi cửa hàng internet như GG Garena.
Gần đây, có rất nhiều tin đồn về việc siêu phẩm này sẽ đến với Việt Nam một cách chính thức. Nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra, liệu nhà phát hành nào sẽ có đủ uy tín và tiềm lực để phát triển DOTA 2 tại Việt Nam mà vẫn giữ được sự hài hòa giữa lợi ích của người chơi và nhà phát hành? Mong rằng, DOTA 2 ở Việt Nam sẽ không bị biến thành một trò chơi hút máu như không ít các game khác hiện nay.
Rào cản ngôn ngữ
Hệ lụy của việc không có nhà phát hành chính thức. Ngôn ngữ chính của DOTA 2 đương nhiên là Tiếng Anh, thứ ngôn ngữ mà hầu hết chúng ta đều biết một chút, nhưng chừng đó tiếc thay lại là không đủ. Tất cả mọi thứ, từ tiểu sử, lời thoại, cách thức sử dụng các tính năng đều chưa hỗ trợ Tiếng Việt khiến cho những ai mới làm quen với DOTA 2 đều gặp ít nhiều khó khăn. Cho đến ngày DOTA 2 chính thức ra mắt tại Việt Nam, đây vẫn sẽ là một điều phiền toái và khó chịu.
Một điểm rất quan trọng khác, sự khác biệt ngôn ngữ khiến một lượng lớn người chơi trong nước không thể cảm nhận được sự tinh tế trong việc thể hiện tính cách của hero, đó là một điều hết sức đáng tiếc khi Valve đã đầu tư rất nhiều vào khía cạnh này. Phải nói rằng, tương lai của một DOTA 2 hoàn toàn thuần Việt, được chuyển ngữ và lồng tiếng như ở Trung Quốc, là hết sức xa vời.
Môi trường chuyên nghiệp
DOTA Việt Nam có không ít những đội game mạnh, trong đó không thể không kể đến StarsBoba, đội game đã từng tham gia và chiến thắng tại nhiều giải đấu quốc tế. Nhưng khi DOTA đi xuống, DOTA 2 đã đến có phần muộn màng, chưa có một tên tuổi nào có thể làm được như StarsBoba đã làm với DOTA. Những đội game của chúng ta tham dự các giải đấu quốc tế đều sớm bị loại và không để lại được nhiều ấn tượng. Ở đấu trường trong nước, tình hình khá khả quan với một số giải đấu diễn ra trong năm qua, được tổ chức khá chuyên nghiệp và thu hút được nhiều đội tham dự.
Hi vọng, cùng với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của DOTA 2, một ngày nào đó chúng ta sẽ lại có được sự hồi hộp, phấn khích khi cổ vũ một đội game Việt Nam trong một giải đấu lớn, như The International chẳng hạn.
Liệu điều này có thể xảy ra với Việt Nam?
Cạnh tranh và sự chia rẽ của cộng đồng
Quả thực, Valve đã khá chậm chân khi quyết định đầu tư vào thị trường ARTS khi đến giờ này DOTA 2 vẫn đang ở trong giai đoạn beta. Và thay vì nhanh chóng phát hành DOTA 2, họ lại càng khiến người hâm mộ phải sốt ruột khi vẫn tiếp tục chăm chút từng chi tiết cho đứa con của mình. Không rõ đây có phải là một chiến thuật PR hay Valve thực sự muốn cho ra đời một sản phẩm hoàn hảo, nhưng rõ ràng những đối thủ của DOTA 2, trong đó đáng kể nhất là League of Legends với lối chơi dễ làm quen và chiến lược phát triển táo bạo đã tận dụng khoảng lặng khi DOTA đi xuống để vươn lên
Bạn sẽ chơi chứ?
Tình hình trong nước cũng không phải là ngoại lệ, nhưng nó có những điểm khác biệt, bởi DOTA vẫn còn tồn tại ở Việt Nam với một số lượng người chơi khổng lồ, và không ít trong số đó vẫn sẽ tiếp tục ở lại với những hình ảnh, âm thanh của engine Warcraft III cũ kĩ nhưng đã quá thân thuộc thêm một thời gian dài. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận rằng, DOTA đã qua rồi thời đỉnh cao, DOTA 2 chính là tương lai, và IF cùng Valve sẽ đưa DOTA 2 lên một tầm cao mới, hơn cả người anh của nó.
Theo GameK