Xếp hạng giảng viên
Dự thảo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập vừa được Bộ GD-ĐT công bố xin ý kiến rộng rãi.
Theo chức danh nghề nghiệp, viên chức làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 hạng với các cấp độ từ cao xuống thấp.
Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I gọi là giảng viên hạng I; Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II gọi là giảng viên hạng II; Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III gọi là giảng viên hạng III.
Giảng viên hạng I: Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên hạng I theo chương trình của Bộ GD&ĐT quy định.
Sử dụng thành thạo 1 trong 6 ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn (đạt trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên).
Đối với giảng viên ngoại ngữ thì năng lực ngoại ngữ thứ hai phải đạt trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng thông dụng và sử dụng thành thạo ít nhất 1 phần mềm máy tính chuyên ngành phục vụ hoạt động chuyên môn.
Chủ trì biên soạn ít nhất 2 giáo trình môn học được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo hoặc 1 sách chuyên khảo; công bố ít nhất 15 bài báo, báo cáo khoa học thuộc chuyên ngành tại các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước…
Giảng viên hạng II: Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên hạng II theo chương trình của Bộ GD&ĐT quy định.
Có thể sử dụng 1 trong 6 ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật trong trao đổi chuyên môn, tra cứu tài liệu (đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên).
Video đang HOT
Đối với giảng viên ngoại ngữ thì năng lực ngoại ngữ thứ hai phải đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng; có thâm niên ở chức danh giảng viên hạng III (hoặc tương đương) ít nhất là 5 năm đối với giảng viên có bằng thạc sĩ, 3 năm đối với giảng viên có bằng tiến sĩ (không tính thời gian đi học nâng cao trình độ).
Chủ trì thực hiện ít nhất 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc 1 đề tài cấp bộ hoặc cấp nhà nước đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.
Hướng dẫn ít nhất 5 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc hướng phụ ít nhất 1 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
Chủ biên ít nhất 1 giáo trình môn học hoặc tham gia biên soạn ít nhất 2 giáo trình được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo. Có ít nhất 6 bài báo, báo cáo khoa học tại hội nghị quốc gia hay quốc tế…
Giảng viên hạng III: Có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên hạng III theo chương trình của Bộ GD&ĐT quy định.
Sử dụng được 1 ngoại ngữ để đọc tài liệu chuyên môn và giao tiếp thông thường (đạt trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên).
Đối với giảng viên ngoại ngữ thì năng lực ngoại ngữ thứ hai phải đạt trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng. Biên soạn giáo án, tập hợp tài liệu tham khảo liên quan của bộ môn, chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm.
Tham gia nghiên cứu khoa học với các tập thể giảng viên, sinh viên; đề tài khóa luận tốt nghiệp được đánh giá cao về mặt khoa học…
Theo Giáo dục & Thời đại
Đào tạo phải theo nhu cầu của thị trường
Nhận xét chung của các đại biểu Quốc hội xung quanh phần trả lời của Bộ trưởng Bộ GDĐT tại phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 11/6: Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu thực tế và đào tạo phải gắn với nhu cầu của thị trường để tránh lãng phí.
*Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang):
Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết
Bộ GD ĐT có nhiều chương trình, đề án cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo nhưng thực tế vừa qua cho thấy sinh viên tốt nghiệp ra trường kiến thức không được tốt và kỹ năng thực hiện hạn chế. Điều này cho thấy kiến thức đào tạo vừa qua chưa đáp ứng thực tế, yêu cầu phát triển đất nước. Có những ngành rất cần thì số lượng ít, nhiều ngành thừa và việc học theo phong trào. Điều này cho thấy, vấn đề đào tạo chưa gắn kết với nhu cầu của doanh nghiệp.
Bộ GD ĐT cần có giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng ngành giáo dục phát triển đất nước. Như hiện nay, số liệu công bố có tới hơn 72.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, trên đại học tốt nghiệp không có việc làm. Do đó, Bộ GD ĐT có kế hoạch cụ thể đối với từng ngành nghề, gắn với nhu cầu từng lĩnh vực, doanh nghiệp. Chứ tình trạng học theo phong trào, tốt nghiệp lại làm trái ngành hoặc không có việc làm rất lãng phí. Trong khi một số ngành chuyên sâu, đất nước cần lại không có.
Bộ GD ĐT phải lấy chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định và giải quyết song hành giữa giáo dục đào tạo với việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất. Điều này gắn với chất lượng nguồn nhân lực để khi tốt nghiệp sinh viên có việc làm.
*Đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng):
Đại biểu Thân Đức Nam
Bộ GD ĐT cần quan tâm đến các ngành nghề đào tạo mà đất nước có nhu cầu, đồng thời thấy những bất cập trong đào tạo chưa gắn với nhu cầu thị trường. Qua phiên chất vấn này, Bộ trưởng Bộ GD ĐT thấy được điều đó để sớm khắc phục để sắp tới làm tốt hơn.
Sau kỳ họp này, Bộ GD ĐT sớm đưa ra nhiều biện pháp khắc phục, giải pháp để cung cầu giữa đào tạo và thị trường lao động cho hợp lý, đúng với tiêu chuẩn đã đề ra để sinh viên ra trường có chất lượng. Sinh viên khi ra trường tìm đúng ngành nghề mình đào tạo, không phải tìm việc không đúng lĩnh vực đã học. Đây là điều tôi mong muốn và sẽ nhìn thấy sự chuyển biến của lĩnh vực giáo dục đào tạo vào kỳ họp thứ 8 vào cuối năm nay.
*Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình):
Đại biểu Bùi Văn Xuyền
Tôi quan tâm tới vấn đề đổi mới giáo dục đại học hiện nay để đáp ứng thực tiễn. Ngành giáo dục đào tạo của chúng ta thời gian cũng đạt nhiều thành tựu nhưng cũng bộc lộ nhiều bất cập. Trong đó nổi lên là chất lượng đào tạo gắn với thị trường lao động, đặc biệt là kỹ năng của người học sau khi ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Một trong những đổi mới mang tính đột phá của giáo dục đào tạo là phải gắn nhu cầu của doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Chúng ta không thể đào tạo theo kế hoạch từ trên xuống và áp đặt từ bên ngoài vào.
Do đó, việc đào tạo dứt khoát phải theo nhu cầu của thị trường. Thực tế con số sinh viên ra trường nhưng thất nghiệp nhiều như vừa qua là sự lãng phí, chất lượng đào tạo chưa cao và có sự lỏng lẻo trong việc mở quá nhiều trường đại học không đáp ứng chất lượng đào tạo. Do đó, Nhà nước chỉ hỗ trợ cơ sở đào tạo trên cơ sở của thị trường, chứ không thể bao cấp như hiện nay. Sắp tới đối với các cơ sở đào tạo, chúng ta phải cải cách cơ chế tài chính. Nhà nước chỉ hỗ trợ ngành nghề đào tạo mà Nhà nước cần nhưng ít người học, còn lĩnh vực ngành nghề khác sẽ theo phương thức xã hội hóa. Có như vậy mới tác động đổi mới giáo dục đào tạo bậc đại học hiện nay.
Theo baotintuc.vn
Bộ GD-ĐT không quan liêu khi ban hành văn bản Bộ GD-ĐT đã đưa ra lý giải về việc bổ sung ưu tiên cộng điểm cho đối tượng con của người hoạt động cách mạng trước Cách mạng Tháng 8/1945. Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư bổ sung vào Quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Theo đó, con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 được cộng điểm ưu...