Xem xét kỹ việc học hàng loạt ngoại ngữ

Theo dõi VGT trên

Bộ GD&ĐT đưa cùng lúc quá nhiều ngoại ngữ vào chương trình phổ thông sẽ thêm gánh nặng, trong khi việc đào tạo tiếng Anh vẫn chưa hiệu quả.

Bộ GD&ĐT cho biết sẽ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung Quốc hệ 10 năm trở thành ngoại ngữ thứ nhất, bắt đầu từ lớp 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Ngoài ra, các ngoại ngữ thứ hai mà Bộ GD&ĐT dự kiến đưa vào trường học bao gồm tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Đức. Những nội dung này tạo nên nhiều ý kiến trái chiều.

Không thể đại trà

TS Nguyễn Thị Hằng, phụ trách Khoa tiếng Nga của ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết hiện nhu cầu về tiếng Nga vẫn còn rất nhiều nhưng trình độ nhân sự chúng ta chưa đáp ứng được.

Giảng viên này cho rằng phụ huynh lo lắng việc đào tạo đại trà tiếng Nga, tiếng Trung cho con mình cũng có lý vì hiện nay, nhìn bề nổi thì thấy nhu cầu không nhiều. Tuy nhiên, nếu được đào tạo, hướng đi đúng đắn từ nhỏ, lớn lên các em sẽ có sự đam mê, chắc chắn người học sẽ có việc, đặc biệt trong lĩnh vực thủy hải sản, du lịch hiện nước ta rất cần nhân lực giỏi tiếng Nga.

“Chủ trương là vậy nhưng việc thực thi như thế nào cần xem xét kỹ lưỡng. Nơi nào có nhu cầu, có điều kiện thì mới áp dụng chứ không phải đại trà được”, bà Hằng nêu quan điểm.

Theo TS Châu A Phí, Phó trưởng Khoa tiếng Trung ĐH Sư phạm TP.HCM, ngoại ngữ thường được lựa chọn theo sự phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, phụ huynh quan tâm việc học ngoại ngữ có ứng dụng được hay không, đi làm được hay không, có nhiều môi trường làm việc hay không là hoàn toàn chính đáng.

Ông Phí cho rằng muốn có những nhân lực tiếng Trung nói riêng và các ngoại ngữ khác nói chung thực sự tốt, phải có sự đào tạo từ cấp dưới đi lên. Nếu có nền vững chắc từ dưới đi lên sẽ có những chuyên gia dịch thuật, chuyên viên dịch cao cấp giỏi. Lên ĐH mới chọn ngoại ngữ để đào tạo thì sinh viên ra trường vẫn đi làm được nhưng đạt mức xuất sắc thì khoảng cách còn xa.

“Muốn có những nhân tài giỏi ở các loại ngoại ngữ, phải ươm mầm từ cấp thấp. Tuy nhiên, cần chuẩn hóa đội ngũ giảng viên vì nếu không chuẩn, không tốt sẽ đào tạo “hư cả một thế hệ”, phí phạm tiền của. Ngoài ra, cần chú trọng các yếu tố khác như giáo trình, cơ sở vật chất…”, ông Châu A Phí nhấn mạnh.

Xem xét kỹ việc học hàng loạt ngoại ngữ - Hình 1

Học sinh tại TP HCM trong giờ học tiếng Anh. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.

Học sinh khó kham nổi

Video đang HOT

GS.TS.NGND Bùi Khánh Thế, nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, cho biết trong bối cảnh xã hội hiện nay, sinh viên, trí thức nước ta trước hết phải học tiếng mẹ đẻ thật tốt, sau đó chọn ngoại ngữ nào cần thiết nhất cho hoạt động khoa học, phục vụ đất nước hiện nay làm ngoại ngữ chính.

“Ngày xưa, tôi có học tiếng Nga nhưng đó là giai đoạn sau năm 1954, lúc bấy giờ ngôn ngữ này rất cần cho xã hội. Tuy nhiên, tình hình xã hội hiện nay đã thay đổi, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ có tính chất toàn cầu, công cụ giao tiếp”, GS Thế nói.

Theo GS Thế, học sinh hiện nay được học quá nhiều môn, các em không có thời gian để học quá nhiều ngoại ngữ. Nếu đưa cả tiếng Nga, tiếng Trung, cả học sinh phổ thông cũng như sinh viên sẽ không kham nổi.

“Mỗi giai đoạn lịch sử có một nhu cầu về ngoại ngữ khác nhau. Đất nước vẫn có nhu cầu nhất định về nhân lực biết các ngoại ngữ ngoài tiếng Anh nhưng chỉ nên tập trung đào tạo thật tốt một đội ngũ nhất định, không nên đưa vào dạy học đại trà. Tôi nghĩ hiện giờ Bộ GD&ĐT nên tập trung đào tạo thật tốt tiếng Anh”, GS Thế đề nghị.

Một chuyên gia khác cũng cho biết học tiếng Trung, tiếng Nga không phải là không tốt nhưng chỉ nên là ngoại ngữ 2. Nếu lấy 2 thứ tiếng này làm ngoại ngữ thứ nhất thì học sinh sẽ phải học thêm tiếng Anh, như thế lại chất thêm gánh nặng cho trẻ em.

Phát biểu trên trang cá nhân, GS.TS Trần Đình Sử cũng nêu quan điểm tiếng Anh là ngôn ngữ có tính ứng dụng quốc tế, giúp người Việt có thể đi lao động nhiều nước, đọc được các văn bản văn học, khoa học có giá trị nhất.

“Hiện tiếng Anh gắn với các nước tiên tiến về công nghiệp, dịch vụ, y tế, giáo dục. Còn tiếng Trung chỉ đơn thuần là ngôn ngữ của một nước lớn. Tôi đề nghị chủ trương này phải đem thảo luận ở Quốc hội, sau đó mới thi hành vì dạy ngoại ngữ là một vấn đề quốc sách”, ông Sử viết.

Quá tham vọng, ôm đồm!

Việc đưa hàng loạt ngoại ngữ vào trường học của Bộ GD&ĐT ngay lập tức đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của các chuyên gia cũng như phụ huynh học sinh.

Một chuyên gia của ĐH Quốc gia Hà Nội băn khoăn nguồn lực giáo viên hiện có đáp ứng đủ cho việc triển khai nhiều ngoại ngữ cùng lúc?

“Trên thực tế, nhiều địa phương triển khai dạy tiếng Anh còn nhiều bất cập do thiếu giáo viên hoặc giáo viên còn chưa đạt chuẩn. Mở ra nhiều ngoại ngữ chắc chắn sẽ gây khó khăn cho việc tìm kiếm đội ngũ giáo viên khi nhiều trường từ lâu đã bỏ tiếng Nga và giáo viên lại phải chuyển sang học tiếng Anh để hợp xu thế”, chuyên gia này nói.

Giám đốc một trung tâm tiếng Anh đóng tại quận Ba Đình, Hà Nội cũng cho rằng đội ngũ giáo viên tiếng Anh dù đã được đào tạo nhiều nhưng vẫn chưa đạt chuẩn. Trong khi đó, giáo viên tiếng Nhật, tiếng Trung không nhiều, nếu không muốn nói là rất thiếu. Việc giảng dạy các ngoại ngữ này “không chuẩn” sẽ ảnh hưởng nhiều đến học sinh tiểu học.

Một chuyên gia phân tích để đưa tiếng Trung, tiếng Nga vào giảng dạy chương trình chính thức, cần phải có đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản. Liệu ngành giáo dục có thể làm tốt việc này khi giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn hiện vẫn còn rất “khan hiếm”?

“Tôi thấy Bộ GD&ĐT quá tham vọng và ôm đồm. Liệu khi đưa ra kế hoạch này, Bộ GD&ĐT đã tính toán kỹ đến việc đào tạo giáo viên, giáo trình – sách giáo khoa để triển khai đến các trường ngay trong năm học tới?”, chuyên gia này đặt vấn đề.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, cũng thừa nhận Đề án Ngoại ngữ 2020 đã đặt ra mục tiêu quá cao, chưa tính được tính khả thi, việc đưa tiếng Anh ở nước ta từ nền tảng thấp trong giáo dục (kết quả thi phổ thông rất kém) thành ngôn ngữ thứ 2 sẽ gian truân và đòi hỏi thời gian dài.

Theo ông Hùng, một xã hội hiện đại cần phát triển nhiều thứ tiếng, tiếng Anh đứng ở vị trí ngôn ngữ thứ hai, nghĩa là cao nhất, chỉ sau tiếng mẹ đẻ. Chuyên gia này cũng nhấn mạnh mỗi học sinh không phải bắt buộc học 3-4 thứ tiếng trong nhà trường mà chỉ bắt buộc tiếng Anh, còn các thứ tiếng khác là tự chọn, ai muốn học gì thì học thêm. Đó là mối quan hệ giữa “tạo điều kiện và nhu cầu xã hội”. Như vậy, không phải nhà trường nào cũng phải dạy nhiều ngoại ngữ cùng một lúc.

Theo một giảng viên sư phạm, để đào tạo ra một lứa giáo viên giảng dạy tiếng Nga hay tiếng Trung cần ít nhất từ 4-5 năm nên sẽ khó khăn nếu vội vàng áp dụng. Do đó, Bộ GD&ĐT tốt nhất nên tập trung đào tạo tiếng Anh cho học sinh thật tốt ở giai đoạn này.

Ngoài tiếng Anh mang tính chất phổ biến như một công cụ giao tiếp quốc tế, các ngoại ngữ khác như tiếng Nga, tiếng Trung hay tiếng Hàn, tiếng Nhật chỉ nên coi là ngoại ngữ thứ hai tự chọn, không bắt buộc.

Theo Lê Thoa – Yến Anh / Người lao động

Bộ GD&ĐT trả lời về dạy tiếng Nga, Trung Quốc từ lớp 3

Tối 22/9, Bộ GD&ĐT có văn bản giải đáp thắc mắc của dư luận liên quan dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc trong trường phổ thông.

Mới đây, thông tin từ hội nghị trực tuyến về Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GD&ĐT tổ chức cho biết lộ trình: Đưa tiếng Nga, tiếng Trung Quốc giảng dạy hệ 10 năm từ năm 2017.

Vấn đề này nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng thời đại hội nhập cần giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp nên dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc trong trường phổ thông là lạc hậu.

Ý kiến khác chia sẻ học sinh hiện phải học quá nhiều ngoại ngữ, Bộ GD&ĐT nên chú tâm nâng cao trình độ tiếng Anh.

Về kế hoạch thí điểm chương trình giảng dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc hệ 10 năm của ngoại ngữ thứ nhất, Bộ GD&ĐT cho biết ngoại ngữ thứ nhất là bắt buộc.

Theo Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006, học sinh được lựa chọn một trong bốn ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ thứ nhất.

Năm 2011, Bộ trưởng GD&ĐT ban hành Quyết định số 2051/QĐ-BGDĐT ngày 18/5/2011 về việc tiếng Nhật được bổ sung dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai, tùy nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Ngoại ngữ thứ hai là tự chọn. Tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy đáp ứng nhu cầu của học sinh. Căn cứ ngoại ngữ thứ nhất, học sinh có thể chọn một trong năm ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ thứ hai.

Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã trình Bộ trưởng GD&ĐT kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, trong đó có hoạt động xây dựng môn học tiếng Nga, tiếng Trung Quốc theo chương trình mới - hệ 10 năm như đã xây dựng đối với tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật.

Việc xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo người học khi hoàn thành chương trình tiểu học, THCS, THPT đạt được các chuẩn đầu ra quy định theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được ban hành.

Tóm lại, Bộ GD&ĐT khẳng định hiện tại, 3 thứ tiếng là ngoại ngữ một gồm tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật. Theo lộ trình, sắp tới, tiếng Trung Quốc và tiếng Nga được thêm vào nhóm một theo quyết định được ban hành năm 2006.

Tuy nhiên, việc lựa chọn ngoại ngữ nào là thứ nhất tùy thuộc điều kiện, nhu cầu của địa phương chứ Bộ không quy định cứng.

Bộ GD&ĐT trả lời về dạy tiếng Nga, Trung Quốc từ lớp 3 - Hình 1

Học sinh tại Hà Nội học tiếng Anh của "thần đồng" Đỗ Nhật Nam. Ảnh minh họa: Hoàng Anh.

Trước đó, trao đổi với Zing.vn, đại diện Ban đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 cho biết tiếng Nga, tiếng Trung Quốc đã và đang được dạy và học như ngoại ngữ thứ nhất nhiều năm nay ở cấp THCS và THPT theo chương trình 7 năm (từ lớp 6 đến lớp 12).

Ví dụ, tiếng Trung Quốc được dạy ở các tỉnh thành: Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM.

Ngoại ngữ thứ hai là tự chọn, trong đó tiếng Hàn và tiếng Đức đã được cấp phép.

Ban đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 khẳng định không có chuyện vì dạy tiếng Trung Quốc hay tiếng Nga, giáo viên và học sinh sẽ "chối bỏ" hay sẽ có những "phản ứng gây khó khăn".

Ban đề án cho biết thông tin tiếng Trung Quốc và tiếng Nga sẽ trở thành ngoại ngữ thứ nhất theo chương trình 10 năm từ năm học 2017 là kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, chưa được Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt.

Nếu được phê duyệt, Ban đề án sẽ phối hợp các trường đại học, chuyên gia xây dựng chương trình từ năm học 2017-2018. Thời gian và quy mô triển khai sẽ dựa trên cơ sở điều kiện dạy học của địa phương, trường học, nhu cầu và nguyện vọng của người học. Nếu triển khai, quy mô ban đầu cũng sẽ nhỏ từ 2 tới 5 lớp mỗi ngoại ngữ.

Lý giải về băn khoăn Đề án đưa nhiều ngoại ngữ vào trường học, trong khi tiếng Anh được cho là dạy chưa tốt, đại diện Ban đề án phân tích: Chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh nói riêng hay ngoại ngữ nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc dạy một ngoại ngữ này ít ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của việc dạy ngoại ngữ khác.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấmĐóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm
18:26:06 22/12/2024
Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?
20:48:05 22/12/2024
Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"
23:27:59 22/12/2024
Nhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặng
21:17:42 22/12/2024
Huỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ ngườiHuỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ người
20:29:22 22/12/2024
Cô gái phát hiện ung thư giai đoạn cuối trước ngày dạm ngõ 1 tháng, mẹ chồng tương lai lén làm 1 việc gây tranh cãiCô gái phát hiện ung thư giai đoạn cuối trước ngày dạm ngõ 1 tháng, mẹ chồng tương lai lén làm 1 việc gây tranh cãi
18:20:48 22/12/2024
Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dụcNữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục
18:35:59 22/12/2024
Park Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờPark Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờ
21:10:23 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Sao việt

23:22:15 22/12/2024
Bên cạnh những ý kiến đánh giá khá khách quan, không ít người đã mang ngoại hình của Quỳnh Nga ra mổ xẻ và chê bai một cách đau lòng.
Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Sao thể thao

23:17:52 22/12/2024
Jude Bellingham vừa được được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới vinh danh là tiền vệ kiến thiết xuất sắc nhất trong năm 2024.
Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Hậu trường phim

23:06:46 22/12/2024
Có thể khẳng định, Lý Nhược Đồng dường như đã thoát khỏi nanh vuốt của thời gian và vẫn trẻ trung xinh đẹp như hồi đôi mươi.
Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Phim việt

22:12:50 22/12/2024
Kể từ khi công bố dự án, phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối nhận được sự quan tâm của khán giả bởi đây là dự án hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

Nhạc việt

21:41:20 22/12/2024
Là 1 bản nhạc sôi động với tiết tấu dồn dập gây nghiện, ai nấy cũng phải nhún nhảy nên cũng không khó hiểu khi fan nghe mãi Walk vẫn chưa chán.
Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Tv show

21:25:29 22/12/2024
Mỹ Linh gây bất ngờ với động tác uốn dẻo, nhảy hùng hục vũ đạo mạnh không hề thua kém các đàn em. Nữ diva còn khiến khán giả sốc óc khi nhào lộn, ke đầu ngay trong dancebreak của màn trình diễn.
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ

Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ

Thế giới

21:14:33 22/12/2024
Sự sụp đổ của chính quyền Assad và chiến thắng của phe đối lập Syria được coi là lời cảnh tỉnh cho những người ra quyết định của Israel.
Tuyên bố dậy sóng của sao nữ 9X sau 4 tháng kết hôn với doanh nhân trên sân khấu SBS Drama Awards

Tuyên bố dậy sóng của sao nữ 9X sau 4 tháng kết hôn với doanh nhân trên sân khấu SBS Drama Awards

Sao châu á

20:35:35 22/12/2024
Màn xuất hiện của nữ diễn viên này tại SBS Drama Awards 2024 đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Hàn Quốc.
Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Netizen

19:01:53 22/12/2024
Nhưng gần đây, một người mẹ có một hành động khá đặc biệt khi phát hiện đôi tất của con gái bị rách vài lỗ. Cô đã kiên nhẫn và tỉ mỉ sửa lại đôi tất với những miếng vá rất đẹp,
Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Sáng tạo

17:32:39 22/12/2024
Nằm lòng 12 mẹo này, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều! Khi mới mua quần áo hoặc chăn ga mới, việc bị phai màu trong lần giặt đầu tiên là điều dễ xảy ra, nhất là với các chất liệu vải như denim.