Xem xét kỷ luật, buộc thôi việc với 3 giáo viên dùng bằng giả ở Huế
Hai trong số ba giáo viên của một mầm non trên địa bàn TP.Huế dùng bằng giả vừa bị buộc thôi việc, còn lại 1 người đang xem xét kỷ luật.
Ngày 13/9, ông Nguyễn Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.Huế đã xác nhận thông tin này với PV.
Theo đó, sự việc xảy ở trường mầm non Hoa Sữa, đóng trên địa bàn thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, TP.Huế. Trước đó, nhận được phản ánh về việc một số giáo viên tại trường mầm non Hoa Sữa dùng bằng giả nhưng vẫn được tuyển dụng, phòng GĐ&ĐT TP.Huế đã khẩn trương thành lập đoàn kiểm tra. Sau khi tiến hành rà soát, xác minh đoàn đã phát hiện 3 giáo viên đang dạy tại ngôi trường này sử dụng bằng giả hệ Cao đẳng.
Trường mầm non Hoa Sữa.
Với hành vi này, hai trong số ba giáo viên này đã bị buộc thôi việc, còn lại 1 người đang xem xét kỷ luật.
Hai giáo viên đã buộc thôi việc gồm: cô Nguyễn Thị Yến N. và cô Nguyễn Thị Thùy C.. Trong đó, hiện tại cô N. đã nghỉ việc, còn cô C. do đang thời gian nghỉ chế độ thai sản nên chưa hoàn thiện thủ tục cho nghỉ.
Giáo viên bị xem xét kỷ luật là cô Đặng Thị Thu H.. Cô H. đang hưởng lương trình độ Trung cấp nhưng dùng bằng giả để hưởng lương hệ Cao đẳng.
Video đang HOT
Liên quan đến xử lý trách nhiệm để xảy ra sự việc, ông Nguyễn Thuận cho biết, việc này phía phòng Nội vụ TP.Huế tiến hành.
Trưởng phòng GD&ĐT TP.Huế cho biết thêm, sau khi phát hiện sự việc, các phòng ban liên quan sẽ tiến hành rà soát lại việc sử dụng bằng cấp trong tuyển dụng các giáo viên mầm non trên địa bàn TP. trong thời gian tới.
Lớp học "ảo" ngày càng "chất"
Dạy học trực tuyến là lựa chọn phù hợp với tình huống dịch bệnh diễn biến phức tạp. Dù còn khó khăn và nhiều điều cần phải khắc phục nhưng mỗi thầy cô đều thay đổi để thích nghi.
Dạy học linh hoạt đối với tiết học online tại Trường THPT Nghèn.
Giảm tiếp xúc với máy tính qua nhiệm vụ tại nhà
Theo cô Trần Thị Thanh Nga - Giáo viên môn Văn, Trường THPT Nghèn (huyện Can Lộc), để "điều hành" tốt một lớp học trực tuyến, giáo viên phải nắm vững một số yếu tố như: Lựa chọn phần mềm, nắm bắt đặc điểm lớp học, điều kiện người học, trình độ công nghệ thông tin của giáo viên. Trước khi lên lớp, giáo viên phải nắm rõ mục tiêu bài học, phương pháp và kỹ thuật dạy học. Sau mỗi tiết học phải tự đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học.
Để tạo sự hứng khởi cho học sinh từ bài giảng trực tiếp sang trực tuyến, giáo viên cần thực hiện tốt 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, trước khi kết nối trực tiếp: Giao nhiệm vụ trên các công cụ trực tuyến. Giai đoạn 2, giáo viên kết nối trực tiếp: Báo cáo, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ ở giai đoạn 1 và hình thành kiến thức, kỹ năng. Giai đoạn 3, sau khi kết nối trực tiếp, giáo viên phải vận dụng.
Cách thảo luận nhóm khi học online.
Với cách này, giáo viên có thể để học sinh tự thực hiện một số hoạt động tại nhà với thời gian linh hoạt, điều này sẽ giúp giảm tiếp xúc với giáo viên qua máy tính, điện thoại. Muốn vậy, thầy cô cần chọn lựa các nội dung kiến thức, năng lực của từng bài học để thiết kế (nhiệm vụ học tập nào giao về nhà trước và sau giờ học; nhiệm vụ nào để báo cáo, thảo luận trên lớp).
Theo kinh nghiệm của cô Thanh Nga, trong quá trình dạy, với nhóm bài học hình thành kiến thức mới có 2 thể loại: Bài có nội dung đơn giản được giảm tải nhiều; bài có nội dung quan trọng, không được lược bỏ nội dung, kiến thức cốt lõi liên quan đến những bài học khác của chương trình. Trong từng bài học cụ thể, giáo viên cần có cách chuyển đổi linh hoạt, không cứng nhắc trong các tiết dạy.
Với bài đơn giản sẽ cho học sinh lĩnh hội từ sách giáo khoa và các tư liệu khi giáo viên dạy trên lớp; với bài có nội dung quan trọng, thầy cô cần thiết kế nhiệm vụ học tập ở nhà và nội dung dạy kiến thức khó hơn ở trên lớp. Bên cạnh đó, nhà giáo cũng cho học sinh làm việc nhóm, thảo luận, báo cáo, hoạt động và luyện tập, vận dụng giao bài về nhà... "Khi thiết kế các nhiệm vụ học tập ở nhà cho học sinh, ngoài nguồn tư liệu sách giáo khoa, tôi sử dụng các tranh, hình, video clip trên Internet hoặc video do mình quay bằng công cụ dạy học trực tuyến", cô Thanh Nga chia sẻ bí quyết dạy online.
Trong quá trình dạy học online, cô Thanh Nga cũng thừa nhận: Với các hoạt động trên lớp, có những hoạt động không thể thực hiện được trong môi trường trực tuyến như thực hành, thí nghiệm. Vì thế, cô thường thay thế bằng hình thức khác như thí nghiệm ảo, tùy đối tượng, có thể chọn lọc các hình thức thảo luận nhóm, báo cáo phù hợp...
Nhà trường thao giảng online qua phòng Zoom chào mừng ngày 22/12.
Thi đua tìm phương pháp mới
Việc lựa chọn mô hình "lớp học đảo ngược" trong dạy online đang thịnh hành tại các trường THPT ở Hà Tĩnh. Ngoài những yêu cầu như khi thực hiện giờ dạy trực tiếp, giáo viên phải chuẩn bị tốt nguồn học liệu phục vụ dạy học, đó là những "thí nghiệm ảo" và thí nghiệm tự quay. Điều này cho thấy khi giáo viên biết khai thác tối đa các tính năng của phần mềm Zoom để tổ chức cho học sinh làm việc nhóm, sẽ tạo được tính hứng khởi trong quá trình học.
Cùng với đó, theo kinh nghiệm của nhiều giáo viên THPT tại Hà Tĩnh, muốn có tiết học trực tuyến hiệu quả, thầy cô cần dành thời gian chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh một cách nghiêm túc; khuyến khích, biểu dương học sinh tích cực, chủ động nắm bắt các nội dung bài học; cần đặt ra được các câu hỏi có tính thực tiễn để học sinh phát huy sự linh hoạt, sáng tạo trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề. Trong bài dạy, việc sử dụng phần mềm Patlet để thực hiện các yêu cầu trên sẽ mang lại hiệu quả cao.
Trong bài giảng, với các hoạt động mở đầu, thầy Nguyễn Quyết - Giáo viên Vật lý, Trường THPT Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thường sử dụng nhiều hình thức như trắc nghiệm, câu hỏi trải nghiệm hoặc thu nhận sản phẩm học tập tại nhà của học sinh. Thầy cũng trình chiếu một vài sản phẩm mẫu để cả lớp thảo luận, tạo tình huống học tập, dẫn dắt vào bài.
Cô Nguyễn Hồng Cẩm - Giáo viên môn Văn, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) lại áp dụng cách dạy tính năng mới, chia phòng trong MS Teams để tổ chức thảo luận, làm việc nhóm. "Cách này giúp học sinh có cơ hội làm việc nhóm với nhiều bạn trong lớp. Điều này có ý nghĩa với học sinh lớp 10 vì từ khi vào trường, các em chưa có dịp nào gặp nhau, chưa biết mặt, biết tên. Hoạt động nhóm chính là cơ hội để các em làm quen, hợp tác với nhau trong học tập", cô Cẩm cho hay.
Trong quá trình giảng dạy trực tuyến, thầy Nguyễn Quyết lại nghiêng về đề cao sản phẩm trong học tập. Học sinh có thể làm sản phẩm trên PowerPoint hoặc Word. Cá nhân hoặc tập thể sau khi trình bày, thảo luận, chữa bài xong, các em ghim sản phẩm học tập vào hộp thoại của lớp học, để làm sản phẩm học tập chung và khi cần có thể mở lại để làm tài liệu tham khảo. Đồng thời, giáo viên cũng dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong từng sản phẩm học tập. Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh chụp ảnh phần ghi chép tự học để kiểm tra tính tự giác học tập khi áp dụng mô hình này.
Ở góc độ nhà quản lý, thầy Nguyễn Văn Quang - Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Bình nhấn mạnh: "Đối với giáo viên khi soạn bài cho tiết học online cần xoáy vào các vấn đề cần lưu tâm, trình bày từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, đưa vào ví dụ minh họa để người đọc dễ tiếp thu. Khi giảng bài, giáo viên buộc học sinh phải tương tác trực tuyến, tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ở góc độ linh hoạt. Giáo viên cũng tự học hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp dạy học trực tuyến qua nhóm được lập ra. Dạy học trực tuyến là một thách thức nhưng là cơ hội để thầy cô khai thác, ứng dụng các hình thức dạy học hiện đại, sử dụng phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng yêu cầu của dạy học trong thời kỳ 4.0.
Bí thư Hoàng Bá Nam: "Đầu tư cho giáo dục đến đâu được đến đó, không vụn vặt" "Muốn thành phố Móng Cái phát triển, một trong những lĩnh vực trọng tâm nhất là chất lượng nguồn nhân lực", ông Hoàng Bá Nam- Bí thư Thành uỷ Móng Cái nhấn mạnh. Với tiềm năng, thế mạnh của khu kinh tế Cửa khẩu, thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) có những lợi thế cơ bản để phát triển sự nghiệp giáo...