Xem xét dạy từ xa và công nhận kết quả trong điều kiện dịch Covid-19
Văn phòng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ GD-ĐT xem xét kiến nghị của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) Việt Nam và Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người.
Ảnh minh họa
Theo đó, văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ GD-ĐT nêu rõ: Xét kiến nghị của Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ Việt Nam và Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam tại Văn bản số 07/HH-VP ngày 2-3-2020 (về việc kiến nghị khẩn cho các trường triển khai phương thức giáo dục từ xa trong mùa dịch Covid-19), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến như sau: Giao Bộ GD-ĐT xem xét và sớm có ý kiến về việc này.
Trước đó, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ và Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam đã tiếp tục có kiến nghị lần 3 gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Theo đó, sớm có quyết định chỉ thị cho Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Bộ TT-TT, Truyền hình Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương bàn bạc lên kế hoạch triển khai việc dạy học từ xa, trước hết là dạy học qua truyền hình, cho khối giáo dục phổ thông trước ngày học sinh đến trường đại trà như quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Việc kết hợp cả 2 phương thức dạy học trực tiếp và từ xa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là chỉ áp dụng đơn độc một phương thức. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ chỉ thị cho Bộ GD-ĐT công nhận kết quả học trực tuyến của các trường đã chủ động triển khai nghiêm túc trong đợt dịch Covid-19 này.
Video đang HOT
Theo sggp
Giáo viên trải lòng về sự công phu khi dạy học qua truyền hình
"Sự bỡ ngỡ dưới ánh đèn trường quay, sự xuất hiện của MC cũng làm cho tôi cảm thấy hồi hộp, chưa thực sự tự tin. Nhưng chúng tôi buộc phải vượt qua những điều đó hướng đến mục tiêu mang lại bài giảng tốt nhất cho học sinh".
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, nhiều tỉnh thành tiếp tục cho học sinh nghỉ học dù trước đó đã thông báo đi học trở lại từ 9/3.
Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT thì có 7 tỉnh thành gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng ninh, Thừa Thiên - Huế, Sơn La và Tiền Giang cho toàn bộ học sinh nghỉ đến hết 15/3. Hiện còn 24 trường ĐH chưa có kế hoạch đi học cho đến hết tháng 3.
Ngay từ đầu tháng 2, khi học sinh nghỉ học ở nhà để chủ động phòng tránh dịch bệnh, việc học trực tuyến đã được nhiều trường lựa chọn và thực hiện đến bây giờ. Để tăng thêm lựa chọn cho học sinh, hiện nay một số tỉnh đã triển khai việc dạy học qua truyền hình.
Đài Phát thành - Truyền hình Hà Nội chính thức phát sóng chương trình ôn tập dành cho học sinh lớp 9 và 12. (Ảnh chụp màn hình)
Theo chia sẻ của một số giáo viên tham gia giảng dạy qua truyền hình thì việc dạy học trên truyền hình dù thời gian chỉ kéo dài vài chục phút, không dài như dạy trực tiếp nhưng các thầy cô đã phải chuẩn bị rất kỹ càng để có một bài giảng thực sự hiệu quả.
"Để có bài giảng tốt mỗi giáo viên đã phải chuẩn bị ít nhất từ vài ngày trước và ngày nào cũng làm việc liên tục từ sáng đến tối. Bởi lẽ, giáo viên phải chuẩn bị để làm sao việc tổng hợp kiến thức cô đọng nhất, phù hợp thời lượng dạy rất ngắn chỉ vài chục phút. Nếu nói lan man, học sinh sẽ nhanh chán mà bài học không hiệu quả.
Cùng với đó, giáo viên cũng phải tư duy xem thời gian ngắn ngủi đó nên ôn tập cho học sinh vấn đề gì. Trình bày trong bài giảng ra sao, nên đưa kiến thức dưới dạng chuyên đề hay dưới cách nào?
Giáo viên cũng nên cho học sinh làm quen với một số bài tập điển hình, một số bài học để học sinh nhớ lại được kiến thức đã học và kỹ năng làm bài...
Tất cả những điều đó giáo viên đều phải tư duy làm sao nói ngắn gọn nhưng lại phải hiệu quả", cô giáo Đào Thanh Huyền - trường THCS Trần Đăng Ninh (Nam Định) cho hay.
Học tiếng anh trực tuyến trên Đài Phát thành - Truyền hình Hà Nội
Hiện nay tại Hà Nội, việc dạy học trên truyền hình dành cho học sinh lớp 9 và lớp 12 được triển khai theo hướng vừa ôn tập vừa dạy kiến thức mới.
Theo ghi nhận ban đầu, học sinh khá thích thú với mô hình mới này nhưng do đặc thù không tương tác trực tiếp với học sinh nên cũng có những học sinh vừa học vừa phân tâm, không đạt hiệu quả.
Ông Kiều Văn Minh - Trưởng Phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết: "Những giáo viên dạy học trên truyền hình Hà Nội đều là những giáo viên giỏi, được Sở GD&ĐT tuyển chọn từ các trường THCS và THPT. Chúng tôi chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên này xây dựng bài giảng trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình của Bộ GD&ĐT".
Có thể thấy để có một bài giảng trên truyền hình, giáo viên phải chuẩn bị tâm lý và giáo án kỹ càng hơn nhiều so với bài giảng trên lớp.
"Sự bỡ ngỡ dưới ánh đèn trường quay, sự xuất hiện của MC cũng làm cho tôi cảm thấy hồi hộp, chưa thực sự tự tin. Nhưng nhiệm vụ được giao nên chúng tôi buộc phải vượt qua những điều đó hướng đến mục tiêu mang lại bài giảng tốt nhất cho học sinh.
Tuy nhiên, đặc thù dạy truyền hình là giữa giáo viên và học sinh không tương tác như dạy trực tiếp nên hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào sự chủ động cũng như tính tự giác của các em. Nếu học sinh nào học đối phó thì thực sự chúng tôi cũng không kiểm soát được.
Đó là chưa kể, học trên truyền hình thầy cô khó lòng giải đáp thắc mắc một cách cặn kẽ, thấu đáo cho hàng trăm học sinh vì không có nhiều thời gian", một giáo viên dạy Hóa tại THPT Chu Văn An tham gia giảng dạy trên truyền hình cho hay.
Theo infonet
Hà Nội: Dạy học qua truyền hình cho học sinh trong mùa dịch Covid-19 Từ ngày 9/3, học sinh lớp 9 và 12 ở Hà Nội được học và ôn luyện các môn phụ vụ tuyển sinh qua kênh 1 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Từ 9h sáng, Phạm Minh Quân, học sinh lớp 9 Trường THCS Bế Văn Đàn, quận Đống Đa đã ngồi trước TV để tham gia lớp học trên truyền...