Xem xét cấp bù 2.500 tỷ đồng để VDB xử lý phần chênh lệch lãi suất và phí quản lý đến 31/12/2018
Ông Nguyễn Đức Hải – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị ĐBQH thảo luận về căn cứ pháp lý, sự cần thiết cho phép sử dụng 2.500 tỷ đồng để cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng phát triển Việt Nam theo Tờ trình của Chính phủ, cũng như mức dự kiến bố trí vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng phát triển Việt Nam.
Chính phủ đề nghị sử dụng 2.500 tỷ đồng để cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đến 31/12/2018 cho VDB.
Thưc hiên khoan 2 Điêu 7 Nghi quyêt sô 26/2016/QH14 vê kê hoach đâu tư công trung han giai đoan 2016-2020, Chinh phu đa bao cao Uy ban Thương vu Quôc hôi vê nội dung giao kế hoạch trung hạn cho Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB).
Nôi dung nay đa đươc Quôc hôi, Uy ban Thương vu Quôc hôi xem xet, cho y kiên va đê nghi Chinh phu trinh Quôc hôi tai ky hop thư 9 xem xet, quyêt đinh viêc sư dung 2.500 ty đông trong tông sô 9.015 ty đông dư kiên câp vôn điêu lê cho VDB đê thanh toan phân con thiêu câp bu chênh lêch lai suât va phi quan ly đên ngay 31/12/2018 cho VDB.
Đên nay, Thu tương Chính phủ đã ban hành quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 31/7/2019 phê duyệt “Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của Ngân hàng phát triển Việt Nam giai đoạn 2019-2021″, Chinh phu đa xac đinh chênh lêch lai suât va phi quan ly thuôc nghia vu cua ngân sach trung ương phai câp bu cho VDB.
Video đang HOT
Trình bày Báo cáo thẩm tra về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trước Quốc hội sáng nay (11/11), ông Nguyễn Đức Hải – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí với đề xuất của Chính phủ để thanh toán số vốn thuộc trách nhiệm của ngân sách Trung ương do chưa bố trí đủ để cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đến ngày 31/12/2018 của VDB theo quy định của pháp luật là cần thiết để bảo đảm thanh khoản và an toàn hoạt động của VDB.
Bên cạnh đó, theo Tờ trình của Chính phủ, trong dự toán ngân sach nha nươc (NSNN) năm 2020, Chính phủ đã bố trí 2.500 tỷ đồng cho VDB nên đề xuất của Chính phủ không làm tăng bội chi NSNN. Vì vậy, Ủy ban TCNS tán thành việc trình Quốc hội cho phép sử dụng 2.500 tỷ đồng để cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho VDB. Đồng thời, đề nghị việc thanh toán phải căn cứ vào số liệu được Kiểm toán nhà nước xác nhận.
Tuy nhiên, quá trình lấy ý kiến có ĐBQH đề nghị bố trí để thanh toán dứt điểm số tiền NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý còn thiếu đến ngày 31/12/2018 đối với VDB là 7.225,093 tỷ đồng. Cũng như một số ĐBQH cho rằng, VDB trong nhiều năm qua hoạt động chưa hiệu quả, đề nghị trước khi bố trí vốn cho VDB cần xem xét, đánh giá lại tính hiệu quả trong hoạt động và mô hình tổ chức của VDB trong bối cảnh hiện nay, bảo đảm tính hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí trong sử dụng nguồn lực đầu tư từ NSNN.
Từ những ý kiến nêu trên, Ủy ban TCNS đê nghi Quôc hôi xem xet, cho phép sử dụng 2.500 tỷ đồng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đến ngày 31/12/2018 cho VDB va đê nghi đưa nôi dung nay vao Nghi quyêt vê dư toan NSNN năm 2021.
Hạ lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có thể thúc đẩy tín dụng
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, hạ lãi suất điều hành để phù hợp với diễn biến thị trường và tác động kéo giảm các lãi suất khác. Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, động thái của NHNN sẽ thúc đẩy các TCTD cho vay nhiều hơn, trong bối cảnh tín dụng tăng chậm.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
NHNN thông báo về việc giảm lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND của các tổ chức tín dụng (TCTD) 50 điểm cơ bản xuống, xuống 0,5%/năm. Đồng thời, lãi suất tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam tại NHNN bằng VND là 0,8%/năm, giảm 20 điểm cơ bản so với thời điểm điều chỉnh gần nhất ngày 16/3.
Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ NHNN cho biết động thái này nằm trong định hướng giảm lãi suất điều hành nhằm phù hợp với diễn biến thị trường hiện nay. Việc này sẽ tác động giảm các loại lãi suất khác trên thị trường.
Theo giới chuyên gia, bên cạnh mục đích hạ mặt bằng lãi suất, hành động của NHNN cũng hướng đến việc hạ lãi suất và thúc đẩy các ngân hàng đưa vốn ra nền kinh tế. Tiến sĩ tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định tác động của dịch Covid-19 sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, việc hạ lãi suất nói trên là hành động để thúc đẩy sự hỗ trợ của TCTD đến khách hàng và đưa tiền ra thị trường.
Hạ lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc là phù hợp trong bối cảnh ngân hàng đang cho vay ra ít, trong khi lượng tiền gửi lớn. Đồng thời, việc này cũng là tín hiệu để các ngân hàng giảm lãi suất huy động về mức thấp, khi không có áp lực hút tiền gửi, hướng đến giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, ông Hiếu cũng cho rằng tác động của việc hạ lãi suất lần này không lớn do mức giảm không nhiều.
Các ngân hàng đang có thanh khoản tiền gửi lớn trong khi cho vay kém. Ảnh: Liên Hương.
Đồng quan điểm, TS. Quách Mạnh Hào chia sẻ động thái của NHNN sẽ dẫn tới 2 hệ quả. Thứ nhất là hệ thống ngân hàng sẽ nhận ít lãi hơn từ tiền gửi dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều bởi các ngân hàng có thể điều chỉnh quy mô lượng dự trữ bắt buộc. Thứ hai, lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc tiếp tục bằng không, sẽ khuyến khích ngân hàng cho vay nhiều hơn.
Ông Hào nhận định quyết định của cơ quan Nhà nước phản ánh thực tế hệ thống ngân hàng đã "huy động quá nhiều mà không cho vay được". Điều này cũng đặt các TCTD đứng trước tình huống khó khăn là "nên mở rộng tín dụng với rủi ro cao và đối diện nợ xấu trong tương lai hay là không".
Theo vị này, quyết định của NHNN cũng cho thấy cơ quan này không còn nhiều lựa chọn và đã sử dụng gần hết những công cụ đang có. Việc hạ lãi suất mang tính tâm lý hơn kinh tế. "Công cụ tiền tệ đã không còn tác dụng nữa", ông Hào viết, Chính phủ cần chính sách tác động trực tiếp tới người tiêu dùng và doanh nghiệp, các thị trường cụ thể.
Một số lãnh đạo ngân hàng cho rằng việc hạ lãi suất các khoản tiền gửi tại NHNN chỉ là động thái giảm chi cho ngân sách. Vì thực tế, bên phải trả lãi suất cho lượng tiền gửi dự trữ bắt buộc là NHNN, hay nói cách khác là tiền Ngân sách Nhà nước. Dù vậy, việc này cũng giảm phần lãi mà Kho bạc Nhà nước nhận được.
Giữa tháng 3, NHNN từng hạ lãi suất điều hành bao gồm nhiều loại lãi suất như lãi suất tái cấp vốn, , lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, trần lãi suất huy động của tổ chức tín dụng... Khi đó, chuyên gia nhận định là một trong những công cụ của NHNN để tác động đến nền kinh tế, dù nhu cầu của doanh nghiệp có thể cần nhiều yếu tố khác để tồn tại và phát triển. NHNN phải làm hết sức trong khả năng.
Hỗ trợ DN hậu Covid: Giải pháp hiện nay chỉ giải quyết tình thế Đánh giá những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đã thực thi là nỗ lực lớn của Chính phủ, song TS. TRẦN DU LỊCH, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, đề xuất cần có chương trình tái cơ cấu hỗ trợ DN trong giai đoạn hậu Covid, với nhiều giải pháp và hệ thống...