Xem loài thú quý hiếm được cả thế giới cùng bảo vệ
Thời gian dài không xuất hiện, loài thú này bị cho là đã tuyệt chủng. Thế nhưng, năm 2016 chúng bỗng tái xuất trở lại ở khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế; khiến các các nhà khoa học, bảo tồn vui mừng khôn xiết.
Cầy giông sọc được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đánh giá là “có thể đã tuyệt chủng ở Trung Quốc và Việt Nam”
Cầy giông sọc có tên khoa học là Large-spotted Civet Viverra megaspila
ó là loài thú cỡ lớn trong họ cầy, có đầu lớn, mõm dài, cộng thêm dải lông bờm cao màu đen dọc sống lưng đến mút đuôi
Video đang HOT
Phần sườn bắp đùi, chân sau cầy giông sọc còn có đốm đen lớn rõ rệt, chúng có thể tách rời hoặc tạo thành dải
Cầy giông sọc là thú bản địa của vùng Đông Nam Á, được tìm thấy ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia
Tại nước ta, cầy giông sọc thỉnh thoảng xuất hiện, chúng phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và Nam Bộ
Bộ da, lông của cầy giông sọc có giá trị kinh tế cao nên bị truy lùng, săn bẫy
Tình trạng mất rừng và săn bắn đã khiến cầy giông sọc ngày càng hiếm gặp trong tự nhiên
Hiện tại, không chỉ Việt Nam mà nhiều tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới cũng đang nỗ lực bảo tồn cầy giông sọc, giúp chúng thoát cảnh tuyệt chủng.
Phát hiện thú vị về nhím echidna đẻ trứng độc đáo nhất thế giới
Các nhà nghiên cứu Đại học Curtin đã ghi lại được âm thanh của loài thú lông nhím mỏ ngắn echidna khi chúng phát ra các âm thanh khác nhau.
Đây là 1 trong những âm thanh khó nắm bắt nhất của tự nhiên.
Loài thú lông nhím echidna. (Nguồn: Wikipedia)
Lần đầu tiên các nhà khoa học Australia đã ghi lại được âm thanh của loài thú lông nhím echidna - loài thú có vú đẻ trứng độc đáo nhất thế giới.
Đây là một trong những âm thanh khó nắm bắt nhất trong tự nhiên và là bằng chứng khoa học đầu tiên về âm thanh của loài vật đặc biệt này.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Curtin của Australia đã ghi lại được âm thanh của loài thú lông nhím mỏ ngắn echidna khi chúng phát ra các âm thanh khác nhau, được miêu tả như những tiếng "thủ thỉ," "càu nhàu" và "ngáy khò khè."
Các nhà nghiên cứu tin rằng rất có thể loài thú này phát ra âm thanh khi chúng đang tìm kiếm bạn tình vì tiếng kêu chỉ xuất hiện trong mùa sinh sản.
Tiến sỹ Christine Cooper, chuyên gia nghiên cứu các loài động vật tại Công viên Quốc gia Dryandra gần thành phố Narrogin, bang Tây Australia, cho biết việc ghi lại được những âm thanh hiếm gặp trên sẽ giúp con người hiểu rõ hơn về cách các loài thú lông nhím tiếp xúc và tương tác với nhau.
Bà Cooper chia sẻ: "Ban đầu, chúng tôi bất ngờ khi lần đầu tiên được nghe thấy âm thanh của chúng, nhưng không có phương tiện nào để ghi lại. Trong lần tiếp theo, chúng tôi đã thành công trong việc ghi lại những âm thanh này và điều này thật sự rất thú vị."
Việc phát ra âm thanh dường như là hành động rất hiếm ở loài thú lông nhím echidna.
Trong hơn 20 năm nghiên cứu về nhóm Monotremes (động vật đơn huyệt - nhóm động vật có vú độc đáo đẻ trứng thay vì sinh con như những động vật có vú khác), Tiến sỹ Cooper cho biết mới chỉ được nghe âm thanh của chúng 5 lần. Để ghi lại âm thanh, nhóm nghiên cứu đã sử dụng micro cầm tay cũng như máy ảnh và micro cố định được đặt bên ngoài lối vào của cái hang mà thú lông nhím thường xuyên lui tới.
Các nhà khoa học đánh giá phát hiện mới này có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình khám phá cách thức các loài động vật hoang dã phát triển trên lục địa Australia.
Việc phát hiện loài echidna có thể giao tiếp với nhau bằng âm thanh giống như các loài động vật có vú khác cho thấy đặc điểm chung này giữa chúng có thể bắt nguồn từ một tổ tiên chung./.
Australia phát hiện mới về loài thú lông nhím mỏ ngắn đẻ trứng độc đáo nhất thế giới Lần đầu tiên các nhà khoa học Australia đã ghi lại được âm thanh của loài thú lông nhím echidna - loài thú có vú đẻ trứng độc đáo nhất thế giới. Loài thú lông nhím mỏ ngắn độc đáo của Australia. (Nguồn: ABC) Đây là 1 trong những âm thanh khó nắm bắt nhất trong tự nhiên và là bằng chứng khoa...