Xem lại ưu tiên trong xét tuyển
Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng đã có những bước điều chỉnh nhưng cần phải tiếp tục hoàn thiện để ưu tiên đúng đối tượng và hợp lý hơn.
Gần đây, có nhiều ý kiến đề nghị xem xét lại về ưu tiên tuyển sinh, nhất là sau kỳ xét tuyển đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm 2015 vừa qua. Thay đổi cơ bản nhất trong năm 2015 là khâu thi và xét tuyển được tách biệt hoàn toàn về mặt thời gian, thí sinh đăng ký xét tuyển khi đã biết được điểm thi của mình đã dẫn đến thay đổi đáng kể cơ cấu sinh viên theo khu vực (KV) của các trường ĐH lớn ở những thành phố lớn.
Chính sách ưu tiên phải đúng đối tượng
Từ việc khoảng cách ưu tiên giữa đối tượng được ưu tiên nhiều nhất với đối tượng không được ưu tiên, tuy đã thu hẹp từ 7 điểm xuống 5 điểm và hiện là 3,5 điểm, cho đến ưu tiên KV căn cứ trên hộ khẩu thường trú chuyển thành ưu tiên KV căn cứ chủ yếu vào nơi học sinh học và thi tốt nghiệp THPT…, các tiêu chí về ưu tiên có vẻ đã ngăn chặn được nhiều trường hợp lợi dụng chính sách.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào một trường ĐH tại TP HCM. Ảnh: Người Lao Động.
Trước khi có điều chỉnh về ưu tiên KV và ưu tiên đối tượng (trước năm 2014), số thí sinh được ưu tiên chiếm tỷ lệ rất lớn. Thống kê tuyển sinh ĐH trong 2 năm 2012 và 2013 cho thấy, các đối tượng không được ưu tiên gì (học sinh phổ thông thuộc KV3) chỉ chiếm khoảng 13%-14%; trong đó ưu tiên do KV chiếm tuyệt đại đa số (82% tổng số thí sinh) và cũng trong đó, số thí sinh được ưu tiên theo KV1 dao động hằng năm lên đến khoảng 33%-39%.
Video đang HOT
Từ năm 2014, các quy định về ưu tiên được hoàn chỉnh hơn vì có căn cứ hợp lý hơn trên các văn bản pháp quy ở cấp Chính phủ (Quyết định 539 của Thủ tướng và Quyết định 447 của Ủy ban Dân tộc và các văn bản khác có liên quan). Số tỉnh được ưu tiên KV1 trên toàn tỉnh từ 21 tỉnh giảm còn 17 tỉnh.
ĐH vùng, địa phương mất ưu thế
Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh quyết định cơ cấu sinh viên của các trường ĐH – CĐ, từ đó có liên quan đến chế độ, chính sách học bổng, miễn giảm học phí, chuẩn bị ký túc xá và nhiều vấn đề khác.
Với chính sách ưu tiên như hiện nay, cơ cấu sinh viên của ĐH Quốc gia TP HCM là 25% KV3, 25% KV2, 20% KV2-NT và 30% KV1. Hơn thế nữa, chính sách ưu tiên tuyển sinh, đặc biệt là ưu tiên theo KV, có tác động rất lớn đến đào tạo nguồn nhân lực cho từng địa phương.
Đó là chưa kể việc giảm tỷ lệ thí sinh được ưu tiên theo KV1 sẽ làm “sức cạnh tranh” của các thí sinh ở những khu vực ít ưu tiên hơn trước đây nay sẽ “mạnh” hơn lên. Chính khi đó, các trường ĐH ở các vùng miền, địa phương sẽ có cơ hội tuyển được nhiều thí sinh giỏi hơn.
Với cách thi và cách xét tuyển như hiện nay (đăng ký xét tuyển sau khi biết điểm thi), thí sinh có điểm cao sẽ tìm kiếm cơ hội ở những trường lớn và những ngành hấp dẫn. Các thí sinh điểm cao lại được ưu tiên đối tượng hoặc KV (hoặc cả hai) sẽ càng tận dụng ưu thế của mình.
Trong đợt xét tuyển vào các trường ĐH (đặc biệt là vào những ngành học thu hút thí sinh và những trường ĐH lớn), thí sinh có điểm cao nhờ ưu tiên đối tượng và KV chiếm tỷ lệ rất lớn, thường là trên 90% trong tốp 100 thí sinh có điểm cao nhất của ngành xét tuyển. Điều này chắc chắn làm giảm tỷ lệ học sinh có điểm thi cao vào các trường ĐH ở các vùng miền, địa phương.
Cử nhân hưởng ưu tiên có trở về địa phương?
Một khảo sát sinh viên năm 2015 trên gần 22.000 sinh viên cả nước (trong đó có hơn 6.500 sinh viên của ĐH Quốc gia TP HCM) cho biết kỳ vọng thu nhập hằng tháng của sinh viên ĐHQG TP HCM khi mới tốt nghiệp là khoảng 14 triệu đồng/tháng (tương đương 7.400 USD/năm). Nếu so với GDP bình quân của cả nước năm 2020 (theo dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa XII) là khoảng 3.200-3.500 USD/năm hoặc nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP HCM đặt chỉ tiêu GDP ở năm 2020 là 9.800 USD/năm, có thể đoán trước được câu trả lời cho câu hỏi trên khi mà thu nhập ở các thành phố lớn cao hơn thu nhập bình quân của cả nước và cao hơn rất nhiều lần so với thu nhập bình quân của các vùng miền khó khăn.
Ưu tiên trong tuyển sinh vẫn cần thiết để đáp ứng các yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đầu vào còn liên quan rất chặt chẽ với các chính sách khác trong quá trình học tập của sinh viên như chế độ miễn giảm học phí, giải quyết nhu cầu ở ký túc xá…
Để chính sách ưu tiên này đến được đúng đối tượng, cần phải có các giải pháp kỹ thuật triển khai thực hiện chặt chẽ, nhất là phải có những điều kiện ràng buộc nghĩa vụ đối với các học sinh đã thụ hưởng chính sách ưu tiên. Khi đó, chính sách ưu tiên mới có hiệu quả và công bằng hơn.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa/Người Lao Động
Bình Thuận chấn chỉnh tình trạng "xã chỉ làm việc 1 buổi"
Vụ việc "xã chỉ làm việc 1 buổi" sẽ được tình Bình Thuận xem xét, xử lý trách nhiệm của người vi phạm và người đứng đầu.
Sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam phản ánh về tình trạng một số xã vùng cao chỉ làm việc một buổi, chiều 17/12, ông Lê Tiến Phương - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản chỉ đạo tất cả các địa phương trong tỉnh chấn chỉnh nghiêm túc tác phong, giờ giấc làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc nâng cao trách nhiệm chấn chỉnh tác phong, giờ giấc làm việc, ý thức chấp hành của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Cán bộ, công chức vi phạm thì phải xem xét, xử lý trách nhiệm của người vi phạm và người đứng đầu.
Trụ sở xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam không có người làm việc vào chiều thứ Ba ngày 8/12
Cán bộ, công chức cấp xã khi nghỉ phép, nghỉ việc riêng phải được người có thẩm quyền đồng ý và phải thông báo công khai tại trụ sở cơ quan để công dân biết khi đến giao dịch hành chính. Đối với những bộ phận mà các tổ chức và công dân thường xuyên đến liên hệ như: bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, công an, quân sự khi cán bộ, công chức nghỉ phép, đi học hoặc đi công tác... thì người đứng đầu phải phân công người trực thay để tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho tổ chức, công dân.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cũng yêu cầu ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cấp huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót ở cơ sở./.
Việt Quốc
Theo_VOV
Nhiều thanh niên gặp trở ngại khi tiếp cận dịch vụ sức khỏe tình dục Sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình là các ưu tiên của Việt Nam cho Chương trình nghị sự Phát triển bền vững sau năm 2015. Ngày 18/12, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị Công bố các định hướng ưu tiên quốc gia về Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục và Kế hoạch hóa gia đình (SKSS/SKTD/KHHGĐ),...