Xem clip soi ruột tôm dưới kính hiển vi: Nhiều người sẽ sốc vì trước nay đã ăn cả “ổ” vi khuẩn vào bụng và 5 đại kỵ khi ăn tôm để tránh rước độc vào người
Ở mức phóng đại 1000 lần, có thể thấy rất nhiều vi khuẩn đang bơi lội “tưng bừng” bên trong ruột tôm, thật khó tưởng tượng kết quả sẽ ra sao nếu chúng ta tiêu thụ hết số vi khuẩn này…
Tôm là loại hải sản yêu thích của nhiều người không chỉ vì ngon miệng, mà còn vì nó chứa lượng protein cao, gấp nhiều lần so với cá, trứng và sữa. Ăn tôm đã lâu, nhưng không phải ai cũng biết cách loại bỏ phần đường chỉ đen ở thân tôm (ruột tôm), bởi bộ phận này chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn bạn tưởng.
Mới đây, tài khoản Tik Tok nổi tiếng “ Kính Hiển Vi” đã tiếp tục thực hiện đoạn clip soi ruột tôm khiến bao người phải đứng hình.
Clip soi ruột tôm dưới kính hiển vi
Theo hình ảnh phóng đại 40 lần ở kính hiển vi có thể thấy ruột tôm là nơi chứa rất nhiều chất bẩn và kim loại nặng. Ở mức phóng đại 400 lần, có thể nhận ra có sự xuất hiện của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong ruột tôm, loại vi khuẩn này có thể gây ra viêm ruột cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn từ vết thương cho người ăn. Ở mức phóng đại 1000 lần, có thể thấy rất nhiều vi khuẩn đang bơi lội tưng bừng, thật khó tưởng tượng kết quả sẽ ra sao nếu chúng ta tiêu thụ hết số vi khuẩn này…
Nói về ruột tôm, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa cho hay: “Ruột của tôm là đường chỉ đen đậm nằm ngay sát trên lưng tôm thường thấy rõ hơn ở những con tôm lớn. Tôm là động vật ăn tạp, thức ăn của chúng khá đa dạng gồm côn trùng, tảo, ấu trùng, xác động vật… như vậy, ruột là nơi chứa các chất bã thải thức ăn của hệu tiêu hóa, chứa nhiều chất bẩn, trứng ký sinh trùng và vi sinh vật có hại đối với sức khỏe của con người. Khi tôm được nấu chín, ruột tôm sẽ không gây hại nhưng lại có vị đắng, sẽ làm giảm vị ngon của thịt tôm” .
Chính vì thế, vị chuyên gia khuyên mọi người dù ăn tôm sống hay chín cũng nên làm sạch đường chỉ đen này.
Ngoài tránh ăn ruột tôm, các gia đình cũng không nên phạm phải những đại kỵ dưới đây khi thưởng thức loại hải sản ngon lành này.
5 sai lầm cần tránh khi ăn tôm kẻo rước độc vào người
1. Tránh ăn tôm chết
Tôm tươi rất giàu histidine, nhưng khi chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người. Ngoài ra, tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong dạ dày và ruột nên sau khi chết nó sẽ rất nhanh bốc mùi, hư hỏng, không thể ăn được. Tôm chết càng lâu, chất độc tích lũy trong tôm càng nhiều, cố ăn có thể xảy ra ngộ độc.
2. Không nên ăn quá nhiều tôm một lúc
Nếu ăn tôm quá nhiều, chúng ta sẽ bị thừa chất, gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy… Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mọi người chỉ nên ăn khoảng 170 gram tôm mỗi tuần.
3. Không ăn tôm sống
Các loại hải sản như cua, ốc, tôm, cá có thể nhiễm ấu trùng sán, trứng sán thể bám vào các loại rau thủy sinh. Nếu ăn những thực phẩm này mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể, nguy hiểm nhất là chui lên não.
4. Thực phẩm không được ăn cùng tôm
- Tôm ăn cùng bí ngô: Có thể gây ra bệnh kiết lỵ.
- Tôm dùng cùng nước ép: Có thể gây tiêu chảy hoặc ngộ độc.
- Ăn tôm cùng thực phẩm giàu vitamin C: Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người.
- Tôm kết hợp với đậu nành : Sẽ gây khó tiêu.
- Tôm ăn cùng cà chua số lượng lớn: Gây ra ngộ độc thực phẩm.
- Hạn chế ăn thịt gà và tôm: Có thể gây ngứa ngáy.
5. Những người không nên ăn tôm
- Người đang bị ho: Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội), nếu ăn tôm mà không bóc vỏ, bỏ càng thì vỏ tôm và càng sắc nhọn sẽ dễ mắc ở cổ vọng, gây ngứa và tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người bị dị ứng với tôm: Tôm vốn là thực phẩm giàu protein, cho nên một số người bị dị ứng với tôm sẽ nổi mẩn đỏ hoặc nổi các nốt sưng. Bạn hãy chú ý hiện tượng này để hạn chế hoặc không ăn.
- Người bị cường giáp nên ăn ít tôm: Trong tôm có chứa nhiều iốt, có thể khiến tình trạng bệnh cường giáp trở nên trầm trọng hơn.
- Người dễ bị tiêu chảy: Những người dễ bị tiêu chảy và yếu bụng thì tốt nhất nên ăn ít hải sản, trong đó có tôm để tránh xảy ra hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.
- Bệnh nhân gút bị bệnh gút, tăng axit uric máu và viêm khớp: Những người này không nên ăn tôm vì dễ gây lắng đọng tinh thể axit uric trong khớp làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Sự thật rùng mình khi soi hộp xốp đựng đồ ăn dưới kính hiển vi: Chuyên gia cảnh báo dùng nhiều coi chừng gây vô sinh, dậy thì sớm và ung thư
Hộp xốp tuy nhỏ gọn, tiện lợi nhưng lại có thể gây nên những tác hại không nhỏ đến sức khỏe người dùng.
Hộp xốp là một trong những vật dụng phổ biến nhất trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi sáng nếu bạn mua vài ngàn xôi nếp, xôi ngô... người bán hàng chắc chắn sẽ dùng một chiếc hộp xốp nhỏ, gói xôi rồi trao cho bạn. Mỗi khi bạn thèm ăn đồ ăn vỉa hè như bánh bao, xúc xích... thì còn gì tiện lợi và nhẹ gọn hơn một chiếc hộp xốp. Hộp xốp tiện ích như vậy nhưng sự thật là chúng đáng sợ hơn bạn tưởng.
Sự thật về độ an toàn của hộp xốp dưới kính hiển vi
Để giải đáp thắc mắc của nhiều người về nguyên liệu tạo ra hộp xốp, mới đây tài khoản "Kính Hiển Vi" với 2 triệu follow trên Tiktok đã thực hiện màn soi hộp xốp dưới kính hiển vi. Kết quả khiến cả người thực hiện lẫn khán giả phải rùng mình.
Ở mức phóng đại 40 lần, chúng ta có thể trông thấy các hợp chất của siren tồn tại trong hộp xốp. Ở mức phóng đại 100 và 400 lần, có thể trông thấy rất nhiều mảnh xốp và mảnh vụn xốp. Những thứ này, khi nhiễm vào thức ăn và đi vào dạ dày, được cơ thể tiêu hóa thì chắc chắn sẽ gây độc.
Sau khi quan sát thành phần của hộp xốp dưới kính hiển vi, người quay kết luận rằng: Hộp xốp sử dụng một lần được sản xuất bởi nhựa Polystyrene giãn nở, có chứa siren, chì và một số kim loại nặng khác. Mà theo các chuyên gia y tế, khi cho đồ ăn nóng, dầu mỡ, hoặc những thức ăn có tính chua vào hộp xốp, các chất độc này sẽ thoát ra ngoài, sẽ bám vào vào thức ăn. Nếu sử dụng trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc, nhẹ thì gây mất thị lực, suy giảm trí nhớ, nặng thì gây ung thư hoặc tử vong.
Hình ảnh soi hộp xốp dưới kính hiển vi.
Phân tích rõ hơn về rủi ro sức khỏe mà hộp xốp đem lại, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Hầu hết các sản phẩm nhựa, đặc biệt là hộp xốp thường có chứa BPA - một chất đã được Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) khẳng định có thể làm tổn thương não, gây viêm gan, rối loạn nội tiết, gây vô sinh và ung thư. Ngoài ra, do việc sử dụng hộp xốp không đúng cách trong quá trình chứa đựng, bảo quản thực phẩm nên cũng có thể tạo nên các chất độc hại.
Theo PGS Thịnh, nguyên tắc hộp xốp chỉ được dùng một lần, việc sử dụng mang ý nghĩa tạm thời, không được dùng trong thời gian dài vì càng tiếp xúc với thực phẩm lâu sẽ càng tăng nguy cơ phơi nhiễm chất độc hại.
Hầu hết các sản phẩm nhựa, đặc biệt là hộp xốp thường có chứa BPA - một chất đã được IARC khẳng định có thể làm tổn thương não, gây viêm gan, rối loạn nội tiết...
Ngoài ra, dùng hộp xốp để đựng đồ nóng, để quay trong lò vi sóng cũng rất nguy hiểm. PGS.TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên khoa Hóa học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay: Hộp xốp ở nhiệt độ 70-80 độ C, có thể hòa tan chất dioctin phatalat, monostyren... vào thực phẩm. Chất này có thể gây dậy thì sớm ở trẻ, gây tổn hại đến gan...
Nếu bắt buộc phải dùng hộp xốp thì cần lưu ý điều gì để bảo vệ sức khỏe?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay, tốt nhất mọi người nên từ bỏ thói quen dùng hộp nhựa, hộp xốp không an toàn, không rõ nguồn gốc. Nếu bất đắc dĩ phải sử dụng, thì nên nhớ một số lưu ý:
- Chỉ đựng những đồ nguội, lạnh và mang tính tạm thời, không để kéo dài theo ngày.
- Không đựng thức ăn nóng hoặc dùng loại hộp này để quay trong lò vi sóng mà nên thay bằng những loại hộp sử dụng nhựa đặc, có tính chịu nhiệt cao.
- Những loại thực phẩm tính chua như cà muối, dưa muối, canh cải muối nên đựng trong các loại hũ thủy tinh, gốm sứ thay vì hộp xốp đựng thực phẩm.
- Chỉ sử dụng hộp xốp một lần, sau đó nên được thu lại và không được dùng để tái chế lại dùng trong công nghệ thực phẩm nói chung.
Soi quả sung dưới kính hiển vi: Sự thật có thể khiến bạn "rùng mình" và 4 nhóm người không nên ăn sung kẻo làm tổn thương sức khỏe Khi zoom kỹ vào phần ruột của quả sung thì ôi thôi, người soi chỉ có thể thốt lên rằng: Có cả một thế giới sinh vật bên trong quả sung! Quả sung gắn bó thân thuộc với nhiều người dân ở vùng quê Việt Nam. Sung chấm muối là món ăn vặt dân dã, sung nộm chua ngọt rất đưa cơm, sung...