Xe thiết giáp Stryker Mỹ sẽ được lắp pháo 30mm
Xe thiết giáp Stryker thuộc Trung đoàn Kỵ binh số 2 Mỹ sẽ được lắp pháo tự động cỡ 30 mm nhằm tăng khả năng sát thương cho loại phương tiện này.
Xe thiết giáp Stryker thuộc Trung đoàn Kỵ binh số 2 Mỹ sẽ được lắp pháo tự động cỡ 30 mm nhằm tăng khả năng sát thương cho loại phương tiện này.
Đề xuất trên đã được Ủy ban Hạ viện Mỹ về Dịch vụ vũ khí, một cơ quan chịu trách nhiệm về việc đầu tư và giám sát Bộ Quốc phòng và Lực lượng vũ trang Mỹ, đưa ra trong Năm Tài chính 2016. Đây chính là một đối sách của Mỹ trong bối cảnh nước này đã rút bớt các thiết bị, vũ khí hạng nặng khỏi châu Âu.
Các quan chức Quân đội Mỹ cũng đã chính thức đồng ý đề xuất này. Theo đó, Trung đoàn Kỵ binh số 2 sẽ nhận được 81 xe thiết giáp chở quân Stryker loại bánh lốp 8×8 có trang bị pháo tự động 30 mm. Như vậy, bên cạnh loại súng máy hạng nặng 12,7 mm thì việc vũ trang thêm pháo tự động 30 mm sẽ tăng thêm khả năng sát thương đáng kể cho loại thiết bị này.
Pháo XM813 cỡ 30 mm được gắn trên Stryker.
Video đang HOT
Trước đó đã có đề xuất gắn một loại pháo cỡ 105 mm cho Stryker nhưng không được phê duyệt. Trong khi việc gắn pháo 30 mm có vẻ là một loại vũ khí có kích thước thích hợp có thể giúp Stryker có khả năng hạ gục các xe thiết giáp hạng nhẹ của đối phương, thậm chí mạnh hơn cả loại pháo 25 mm được gắn trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley.
Trung đoàn Kỵ binh số 2 Mỹ muốn các vũ khí như vậy, bởi đây là đơn vị thiết giáp duy nhất của Quân đội Mỹ vẫn còn ở lại châu Âu. Theo kế hoạch của Mỹ, chỉ có 2 lữ đoàn tác chiến của Mỹ còn đóng ở châu Âu, trong đó Trung đoàn Kỵ binh số 2 đóng tại Vilseck, Đức và Lữ đoàn Dù 173 ở Vicenza, Italy. Quân đội Mỹ cũng rút hết các lực lượng xe tăng hạng nặng khỏi châu Âu một cách vĩnh viễn.
Hiện chưa rõ loại pháo tự động 30 mm được gắn trên Stryker sẽ là loại nào. Nhưng trước đây tại Hội nghị Liên hiệp Quân đội Mỹ thường niên và triển lãm vũ khí ở Washington D.C 2014, hãng Konsberg đã trình diện loại pháo XM813 cỡ 30 mm được tích hợp trong một trạm vũ khí điều khiển từ xa tầm trung Protector được gắn trên xe thiết giáp Stryker.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Lộ thêm thông số xe thiết giáp siêu tốc Fallagh của Iran
Xe thiết giáp Fallagh chỉ có trọng lượng khoảng 4 tấn, đạt tốc độ tối đa lên tới 100-130km/h, trang bị vũ khí điều khiển từ xa.
Xe thiết giáp Fallagh chỉ có trọng lượng khoảng 4 tấn, đạt tốc độ tối đa lên tới 100-130km/h, trang bị vũ khí điều khiển từ xa.
Tạp chí Armyrecognition đưa tin, ngành công nghiệp quốc phòng của Iran vừa cho ra mắt dòng xe thiết giáp trinh sát Fallagh do nước này tự thiết kế và chế tạo.
Ưu điểm của Fallagh là có thể đạt tốc độ rất cao, lên tới 100-130km/h trên nhiều loại địa hình khác nhau với tầm hoạt động hiệu quả khoảng 400km. Mặc dù Fallagh được thiết kế dành cho các nhiệm vụ trinh sát và hổ trợ hỏa lực trên chiến trường tuy nhiên khả năng chiến đấu của nó lại khá hạn chế.
Trên nóc xe được trang bị tổ hợp vũ khí điều khiển từ xa với trang bị chính là một súng máy hạng nặng DShK 12.7mm do Liên Xô chế tạo. Bên cạnh đó, tổ hợp vũ khí của Fallagh còn được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động do Iran phát triển.
Xe trinh sát chiến đấu hạng nhẹ Fallagh của Iran, với tổ hợp vũ khí tự động được tích hợp sẵn.
Có nhiều ý kiến cho rằng, dòng xe thiết giáp Fallagh của Iran có thiết kế rất giống với mẫu xe tăng hạng nhẹ không người lái Ripsaw MS1 do Công ty Howe & Howe Technologies chế tạo dành cho Quân đội Mỹ được giới thiệu vào năm 2001.
Ripsaw MS1 là một phương tiện chiến đấu không người lái (UGV) của Quân đội Mỹ, nó có thể di chuyển với tộc độ tương đối cao ở mọi loại địa hình nhờ được trang bị một hệ thống động cơ diesel mạnh mẽ Duramax 6.6L V8 có công suất 750 mã lực cùng với đó là thiết kế khung đặc biệt của nó.
Theo một số chỉ huy của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, nước này sẽ sớm đưa vào sản xuất hàng loạt xe thiết giáp trinh sát Fallagh trong thời gian sắp tới. Được biết Fallagh chỉ là một trong những thành tựu quốc phòng của Iran trong thời gian gần đây bất chấp các lệnh cấm vận vũ khí từ Phương Tây dành cho Iran trong suốt nhiều năm qua.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Hình ảnh bay huấn luyện Su-22 tại Trung đoàn không quân 937 Sau đây là một số hình ảnh của ban bay huấn luyện Su-22 ở Trung đoàn Không quân 937 Đội ngũ thợ kỹ thuật chuẩn bị máy bay từ rất sớm. Lắp dù hãm cho máy bay. Chuyến bay khí tượng đầu tiên do cán bộ chỉ huy thực hiện từ rất sớm. Phi công lên buồng lái chuẩn bị bay. Máy bay...