Xe tập lái gây tai nạn giao thông, vô can phải trả tiền bồi thường oan ức
“Tôi không phải là người chịu trách nhiệm về vụ tai nạn nhưng nhà trường buộc tôi phải tạm ứng tiền bồi thường cho nạn nhân, đến nay đã hơn 6 năm vẫn chưa giải quyết xóa tạm ứng khiến tôi ôm nợ oan ức”, ông Út bức xúc nói.
Xe 63D-0995 gây tai nạn do lỗi của giáo viên sát hạch là cán bộ Sở GTVT Tiền Giang- Ảnh: Thanh Anh
Nợ từ trên trời rơi xuống
Cuối tháng 8.2018, ông Nguyễn Văn Út (SN 1966, ngụ KP.1, P.6, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) cho biết đã gửi đơn khiếu nại đến nhiều nơi, nhưng không ai giải quyết việc ông tự nhiên mang nợ 50 triệu đồng kéo dài hơn 6 năm qua.
Theo ông Út trình bày, ông là giáo viên dạy thực hành lấy bằng lái xe hạng C (xe tải) của phòng Đào tạo thuộc Trường trung cấp Nghề giao thông vận tải (GTVT) thuộc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang. Ông Út được nhà trường giao quản lý xe tải tập lái biển số 63D-0995 của trường để hướng dẫn học viên thực hành.
Ngày 4.1.2012, Ban giám hiệu Trường trung cấp Nghề GTVT điều động xe của ông Út tham gia cuộc thi sát hạch do Sở GTVT Tiền Giang tổ chức. Trong suốt quá trình sát hạch, theo đúng quy định ông Út có mặt trên xe nhưng chỉ được ngồi phía sau thùng xe tải cùng các học viên, ngồi trong cabin xe phía trước là 2 giám khảo chấm thi – đều là cán bộ của Sở GTVT Tiền Giang.
Trong quá trình sát hạch, khi xe 63D-0995 lưu thông trên đường tỉnh 870 đến khu vực xã Bình Đức (H.Châu Thành, Tiền Giang) thì giám khảo yêu cầu dừng xe để đổi học viên khác lên cabin điều khiển xe.
Theo lệnh của giám khảo, học viên vừa xong phần thi sát hạch đã đánh lái cho xe tấp vào lề đường bên phải, nhưng do không quan sát kính chiếu hậu nên gây ra va chạm với xe gắn máy do chị Lê Thị H. điều khiển đang lưu thông ở phần đường bên phải xe tải.
Hậu quả của vụ tai nạn làm chị H. bị thương khá nặng phải đưa vào bệnh viện cấp cứu, điều trị vết thương dài ngày. Riêng xe tải 63D-0995 bị Công an H.Châu Thành tạm giữ để điều tra, xử lý.
Sau 1 thời gian điều tra, do Ban giám hiệu trường có đề nghị Công an H.Châu Thành cho nhận xe 63D-0995 ra sớm để phục vụ chương trình giảng dạy, nên Công an H.Châu Thành buộc nhà trường phải bồi thường 90 triệu đồng là toàn bộ chi phí điều trị cho chị H. thì mới được nhận xe.
Khi đó, lãnh đạo trường lại buộc ông Út phải viết giấy tạm ứng số tiền 90 triệu đồng để thanh toán cho chị H. “Lúc đó tôi chẳng hiểu chuyện này tại sao kỳ cục như vậy, bởi tôi không phải là người chịu trách nhiệm trong vụ tai nạn này. Lý do gì nhà trường lại bắt tôi viết giấy tạm ứng tiền bồi thường? Nên tôi một mực từ chối. Nhưng ông Trần Văn Tiến, Trưởng phòng Tổ chức của trường (đã nghỉ hưu), nhiều lần o ép, hăm dọa, đập bàn đập ghế làm áp lực. Cuối cùng, vì sợ mất công ăn việc làm nên tôi phải viết giấy tạm ứng 90 triệu đồng, sau khi lãnh đạo trường hứa sẽ hoàn trả lại khoản tiền này cho tôi”, ông Út nhớ lại.
Video đang HOT
Tuy nhiên đến tháng 5.2012 ông Út chỉ được Ban giám hiệu trường cho trừ tạm ứng 40 triệu đồng sau khi cơ quan bảo hiểm chi trả cho vụ tai nạn. Còn 50 triệu đồng thì bị treo tạm ứng cho đến nay, dù ông Út đã nhiều lần khiếu nại nhưng không ai giải quyết xóa tạm ứng cho ông.
Gánh nạn, gánh nợ dùm Sở GTVT
Ông Nguyễn Văn Kính, Hiệu trưởng Trường trung cấp Nghề GTVT Tiền Giang, xác nhận vụ việc của ông Út là có thật. Ông Kính cũng nhìn nhận trách nhiệm trong vụ tai nạn thuộc về 2 cán bộ sát hạch của Sở GTVT Tiền Giang, ông Út không liên quan.
Tuy nhiên việc nhà trường yêu cầu ông Út viết giấy tạm ứng 90 triệu đồng để bồi thường cho nạn nhân là bất khả kháng đối với nhà trường.
Đơn khiếu nại của ông Út- Ảnh: Thanh Anh
“Việc nhà trường yêu cầu ông Út tạm ứng tiền bồi thường mà không để 2 cán bộ sát hạch của Sở GTVT bồi thường có nguyên nhân rất… tế nhị. Sau khi tai nạn xảy ra và công an yêu cầu bồi thường thì Giám đốc Sở GTVT thời điểm đó là ông Nguyễn Văn Hùng (nay đã nghỉ hưu) yêu cầu nhà trường tạm thời chi trả khoản này, Sở sẽ… tính sau, nên tôi buộc lòng phải đồng ý, vì trường là đơn vị trực thuộc Sở.
Do chiếc xe gây tai nạn thuộc sự quản lý của ông Út nên chúng tôi mới đề nghị ông này tạm ứng tiền bồi thường cho nạn nhân để công an cho lấy xe ra sớm đưa vào giảng dạy, ông Út cũng có thêm thu nhập”, ông Kính nhớ lại.
Lúc Sở GTVT xin kinh phí để hoàn trả cho trường, thì Sở Tài chính Tiền Giang không đồng ý vì… không có khoản chi nào cho việc này.
Thậm chí, khi Sở GTVT Tiền Giang đề nghị trích 50 triệu đồng từ nguồn quỹ sát hạch của trường thu nộp vào ngân sách mỗi năm để xóa tạm ứng cho ông Út thì Sở Tài chính vẫn không chấp thuận vì cho rằng chi như vậy là sai nguyên tắc tài chính.
“Nhiều năm nay gần như lần nào họp giao ban với Sở GTVT tôi cũng nêu chuyện này, nhưng lãnh đạo Sở lần nào cũng lắc đầu nói không được vì Sở Tài chính không chấp thuận.
Nói thật, mỗi năm nhà trường nộp mấy tỉ đồng từ quỹ sát hạch vào ngân sách, vậy mà xin chi ra có 50 triệu đồng giải quyết hậu quả vụ tai nạn cũng không được, khiến Ban Giám hiệu nhà trường hết sức đau đầu”, ông Kính than thở.
Đi đường thẳng không xong, Ban giám hiệu buộc lòng phải “tìm đường tắt” để giải quyết món nợ 50 triệu đồng của ông Út. Hiệu trưởng Kính cho biết, sau khi gõ cửa nhiều nơi nhưng không có giải pháp nào khả thi để xóa tạm ứng của ông Út, bản thân ông Kính đã nghĩ ra cách yêu cầu ông Út xin hóa đơn tiếp khách của bạn bè, anh em quen biết để giải quyết từ từ khoản nợ bị treo này.
“Hầu như lần họp nào tôi cũng đề nghị với ông Út chỉ còn giải pháp này mới có thể xóa hết số tiền tạm ứng. Tuy nhiên ông Út không hợp tác với nhà trường, không chịu xin hóa đơn, nên cho đến nay số tiền 50 triệu đồng vẫn còn nguyên”, ông Kính cho biết.
Về phía ông Út thì cho rằng ông không có nguồn nào để xin hóa đơn tiếp khách, bản thân ông từng là cán bộ công an, nhận thấy việc xin hóa đơn để xóa nợ tạm ứng là không đúng, nên không làm.
“Hơn 6 năm qua tôi luôn trong tâm trạng bất an, bức xúc vì tự nhiên phải gánh món nợ từ trên trời rơi xuống. Nếu bây giờ các cơ quan hữu trách kiểm tra, yêu cầu phải thu hồi khoản tạm ứng của tôi, thì tôi lấy đâu ra 50 triệu đồng để trả món nợ oan ức này?”, ông Út ngán ngẩm nói.
Còn ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang, lại khẳng định từ khi ông về giữ chức Giám đốc Sở đến nay, Ban giám hiệu Trường trung cấp Nghề GTVT chưa có văn bản nào đề nghị lãnh đạo Sở giải quyết vụ tiền nợ tạm ứng của ông Út. Theo ông Bon, nếu phía trường có văn bản yêu cầu thì lãnh đạo Sở sẽ xem xét, tính toán để giải quyết dứt điểm vụ việc.
Thanh Anh
Theo motthegioi
Chủ tịch HĐND TPHCM kể chuyện bị tiếp viên xe buýt "quát nạt"
Trong một lần đi xe buýt, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị tiếp viên đến trạm thì dừng lại cho bà xuống. Ngay lập tức, tiếp viên gắt gỏng: "Bà đứng dậy đi, sao cứ ngồi nói hoài". Bà Quyết Tâm cho rằng cách giao tiếp như thế sẽ làm nản lòng hành khách.
Ngày 17/10, lãnh đạo TPHCM gặp gỡ, đối thoại với hơn 130 cán bộ hội, hội viên phụ nữ, đang làm việc trên nhiều lĩnh vực trên địa bàn thành phố.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm kể chuyện đi xe buýt
Tại đây, chị Nguyễn Ngọc Long - Chi Hội trưởng phụ nữ khu phố 2 (phường 7, quận 3) - cho biết phụ nữ rất e ngại đi xe buýt vì phương tiện công cộng này hiện nay rất bất tiện.
"Nhà chờ xe buýt buổi tối không có đèn, phải nhờ vào đèn đường. Nhiều trạm không có biển báo, vạch kẻ. Trên xe buýt thì dễ bị móc túi, bị sàm sỡ. Tôi thích và ủng hộ đi xe buýt nhưng lòng vẫn lo lắng", chị Long chia sẻ.
Chị Long thắc mắc tại sao đơn vị chức năng không phối hợp với các doanh nghiệp gắn camera, pano quảng cáo chiếu sáng? Đồng thời, đặt vấn đề đến lãnh đạo Sở Giao thông vận tải TP về các giải pháp chống nạn sàm sỡ, quấy rối phụ nữ, trẻ em trên xe buýt.
Ông Hà Lê Ân - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng (thuộc Sở GTVT) - cho biết thời gian qua đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ, đặc biệt là với sinh viên, học sinh, phụ nữ, trẻ em.
TPHCM đã thay mới hơn 500 xe buýt cũ trong tổng số hơn 3.000 xe buýt đang hoạt động. Trên xe có gắn hệ thống camera, hệ thống cảnh báo nạn móc túi, quấy rối...
Trung tâm khuyến cáo các chị em khi bị đe doạ trấn lột, quấy rối thì thông báo ngay để trung tâm yêu cầu công an can thiệp. Bộ phận điều hành đã kết nối với công an khi phát hiện ra những trường hợp móc túi.
"Tuy nhiên, không thể nào tránh được hết các sai sót. Hành khách phải chờ lâu hoặc có vấn đề gì thì phản ánh kịp thời cho chúng tôi tại điện thoại đường dây nóng", ông Ân nói.
Vẫn chưa hài lòng với phần trả lời của ông Ân, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm yêu cầu Trung tâm nên chủ động thống kê những tuyến nào đông khách để tăng chuyến, đừng thụ động chờ dân báo. Bên cạnh đó, phải thường xuyên nhắc nhở thái độ phục vụ của đội ngũ lái xe, tiếp viên.
"Tôi từng đi xe buýt. Có lần tôi đề nghị tiếp viên đến trạm thì dừng lại cho tôi xuống. Tiếp viên gắt gỏng: "Bà đứng dậy đi, sao cứ ngồi nói hoài". Người lớn tuổi như tôi chưa đến trạm mà bắt đứng rất dễ ngã. Cách giao tiếp của tiếp viên như vậy dễ gây nản lòng hành khách", Bà Tâm kể.
Trong khi đó, Phó Bí thư Thành uỷ TPHCM Võ Thị Dung cho biết khi bà đi xe buýt thì thấy tài xế dừng trả khách rồi vội vã phóng đi rất nhanh, gây mất an toàn cho hành khách, nhất là phụ nữ và trẻ em.
Theo bà Quyết Tâm, HĐND TPHCM cũng có chính sách, nghị quyết về phát triển xe buýt nhưng chưa đủ và chưa giải quyết được gốc vấn đề quấy rối phụ nữ, trẻ em trên xe buýt.
Bà Quyết Tâm cho biết HĐND TPHCM sẽ có các chương trình làm việc với các đơn vị, sở ngành về vấn đề bạo hành với phụ nữ và trẻ em. Qua đó, xem xét lại các chủ trương, chính sách để đưa ra các nghị quyết, chuyên đề về phụ nữ, trẻ em.
Quốc Anh
Theo Dantri
Đắk Nông: Làm rõ "quan lộ thần tốc" của con gái nguyên Bí thư huyện Chỉ sau 6 năm ra trường, con gái nguyên Bí thư Huyện ủy Tuy Đức (Đắk Nông) đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng ở huyện Tuy Đức và hiện nay là Huyện ủy viên, Bí thư Huyện đoàn. Ngày 6.7, ông Nguyễn Ngọc Long - Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức - cho biết, Bí thư Huyện ủy K'Bốt đã chỉ...